Ngày lễ Thất Tịch nên làm gì, không nên làm gì?
Nội Dung Chính
Ngày lễ Thất Tịch nên làm gì, không nên làm gì?
Ngày lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch là ngày tình nhân ở các nước Đông Á. Trong ngày Thất Tịch nên ăn đậu đỏ, thăm chùa chiền, không nên làm đám cưới, xây nhà.
Lễ Thất Tịch đang đến gần, nhà nhà đều tươm tất chuẩn bị cho một ngày lễ trọn vẹn như ý.. Nhưng bạn đã biết rõ những điều nên làm và nên tránh trong ngày lễ Thất Tịch chưa? Nếu chưa, không sao cả! Bách Hóa XANH sẽ chia sẻ cho bạn ngay sau đây.
1Ngày lễ Thất Tịch vào ngày nào?
Ngày mùng 7 tháng 7 hằng năm được gọi là ngày lễ Thất Tịch, người phương Đông xem đây như là ngày lễ tình yêu bởi sự tích của Ngưu Lang và Chức Nữ đã được truyền tụng từ xa xưa. Dù sự tích bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng người dân Đông Nam Á lại rất quen thuộc và coi trọng như một phong tục không thể thiếu hằng năm. Hãy xem thực chất ngày lễ Thất Tịch là gì và có nên kiêng cữ gì vào ngày này không nhé!
Ngày lễ Thất Tịch có ý nghĩa gì?
Truyền thuyết ra đời của ngày lễ Thất Tịch là một câu chuyện tình từ rất lâu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, nàng rơi vào lưới tình với chàng trai phàm thế Ngưu Lang. Hai người sống với nhau ngọt ngào suốt quãng thời gian dài.
Sau khi có với nhau 2 người con, một ngày nọ Chức Nữ phải trở về thiên giới theo lệnh của mẹ. Ngưu Lang vì không thể chịu đựng được nỗi nhớ khi chia xa nên đã đuổi theo vợ đến tận sông Thiên Hà – ranh giới trời đất. Chàng đợi mãi đợi mãi nhưng chẳng thấy nàng quay trở về, cuối cùng biến thành sao Ngưu Lang túc trực mãi bên sông Thiên Hà ngày nào. Sự chờ đợi của chàng đã chạm đến lòng thương xót của Vương Mẫu Nương Nương, vì thế hàng năm Người đã đồng ý cho Ngưu Lang và Chức Nữ đoàn tụ vào ngày 7/7 âm lịch.
Dân ta gọi ngày này là ngày Lễ Thất Tịch với quan niệm những ai yêu nhau thật lòng sẽ gặp được nhau dẫu khó khăn thế nào. Ngoài ra, lễ Thất Tịch còn được mệnh danh là ngày lễ tình nhân của châu Á vì đến ngày này, các đôi nam nữ có tình ý sẽ tỏ tình với nhau, vợ chồng thì tặng quà như lời yêu thương đến đối phương.
2Ngày lễ Thất Tịch nên làm gì?
Ăn chè đậu đỏ cầu nhân duyên
Ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch tượng trưng cho đường nhân duyên thuận lợi. Vì thế mà các bạn trẻ thường nấu chè đậu đỏ để mong có được nửa kia ưng ý.
Tham khảo thêm: Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ – FA thoát ế, có đôi có cặp bên nhau trọn kiếp
Thăm chùa, khấn Phật cầu an lành
Đi chùa cầu phúc là một thói quen vào ngày lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7. Người dân quan niệm rằng vào ngày đoàn tụ của Ngưu Lang và Chức Nữ cùng nhau đi chùa sẽ tạo nên điềm lành cho cả gia đình.
Tham khảo thêm: Tại sao Thất Tịch lại có mưa? Thất Tịch không mưa thì sao?
Thả đèn lồng
Thả đèn lồng cùng người thương cũng là việc không thể thiếu vào ngày này. Những chiếc đèn lồng đại diện cho những ước mong của các đôi trai gái cho một tổ ấm lâu dài.
Tặng quà cho những người thân, đặc biệt là chồng/vợ mình
Tặng quà để thể hiện lời yêu thương đến với đối phương sẽ là lời tỏ tình rõ nhất trong tình yêu. Vào ngày này, các đôi nam nữ sẽ tặng quà cho nhau, hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ đối phương thích nhằm mong tương lai an lành.
3Ngày lễ Thất Tịch không nên làm gì?
Tránh dạm hỏi, tổ chức lễ cưới vào ngày này
Dù được hội ngộ mỗi năm một lần nhưng Ngưu Lang và Chức Nữ phải chịu chia cách các ngày còn lại trong năm. Chính vì thế mà cưới hỏi vào ngày này như một điềm báo cho sự chia xa, ly biệt.
Không xây nhà, trùng tu tổ ấm
Ngày lễ Thất Tịch thường rơi vào mùa mưa, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hay trùng tu lại nhà cửa. Tránh thi công vào ngày này để tránh những xui xẻo không đáng có xảy đến.
Lễ Thất Tịch là dịp lễ truyền thống đáng lưu giữ của người dân phương Đông. Vào ngày này, ta có dịp để trao yêu thương với người mà ta thầm thương trộm nhớ. Rất nhiều người đã “thoát ế” được nhờ sốt sắng giữ kiêng giữ lành vào ngày đặc biệt này. Lễ Thất Tịch sắp đến rồi, chúc bạn một dịp lễ đầy may mắn và an vui!
Mua đậu đỏ tại Bách hoá XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH