Ngày Thất tịch: Những điều nên làm và kiêng kỵ để gặp may mắn
Ngày Thất tịch: Những điều nên làm và kiêng kỵ để gặp may mắn
Ngày 7 tháng 7 âm lịch là ngày lễ Thất tịch, còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch
Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.
Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.
Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) được gặp nhau một lần.
Thất tịch là ngày tốt hay ngày xấu?
Ngày 7 tháng 7 âm lịch năm nay là ngày Kỷ Sửu, tháng Mậu Thân, năm Nhâm Dần. Theo xem ngày tốt xấu, đây vừa là ngày Sát chủ vừa là ngày Tam Nương.
Theo quan niệm dân gian, ngày 7 tháng 7 là ngày Sát chủ vì thuộc Bách Kỵ, trăm sự đều kỵ, không làm việc trọng đại, vớt tất cả các tuổi. Ngày Tam nương là ngày xấu, kỵ khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa, cất nhà.
Những điều nên làm trong ngày Thất tịch
Đi lễ chùa cầu bình an, cầu duyên: Ngày nay, đặc biệt là giới trẻ, có thói quen đi lễ chùa cầu bình an trong tháng 7 âm lịch. Với ngày Thất tịch, các cặp đôi có thể cầu nguyện cho tình cảm bền chặt, cuộc sống an yên. Người độc thân có thể cầu duyên, mong sớm gặp được nửa kia.
Ăn chè đậu đỏ: Không biết từ bao giờ, chè đậu đỏ đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Thất tịch. Nhiều người cho rằng nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày Lễ Thất tịch thì các cặp đôi đang yêu sẽ thêm gắn bó, bền chặt. Còn những ai chưa có người yêu thì sẽ may mắn hơn trong việc tìm một nửa phù hợp với mình. Ngoài chè đậu đỏ, chúng ta cũng có thể ăn bánh Xảo quả.
Làm việc thiện: Trong quan niệm dân gian, ngày 7/7 âm lịch nói riêng, tháng 7 âm lịch nói chung là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt. Để gặp may mắn, bình an trong thời gian này, mọi người nên làm nhiều việc thiện, tích đức để may mắn, bình an đến với gia đình.
Những điều tuyệt đối kiêng kỵ trong ngày Thất tịch
Làm đám cưới: Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ được đoàn tụ sau 1 năm xa cách. Thế nhưng chưa được đoàn tụ bao lâu thì lại phải xa cách và mang theo nhiều nỗi buồn, thương nhớ. Chính vì thế, nhiều người quan niệm ngày này không may mắn và không nên tổ chức đám cưới.
Xây dựng, sửa chữa nhà cửa: Bên cạnh lý do tâm linh, một lý do có thể lý giải cho sự kiêng kỵ này là ngày 7 tháng 7 âm lịch Việt Nam thường có mưa, gây khó khăn cho việc xây dựng và sửa chữa nhà cửa.
Kỵ chia tay vào ngày Thất tịch: Dân gian cho rằng ngày 7/7 âm lịch là ngày cực âm, tháng cực âm. Chia tay vào ngày Thất tịch thì lương lai không hạnh phúc, không được Ngưu Lang Chức Nữ chúc phúc, đường tình duyên càng thêm lận đận.
Kiêng kỵ mặc quần áo có vết rách: Tương truyền, công việc của Chức Nữ là dệt vải. Nếu như quần áo có vết rách nghĩa là chuyện tình cảm xuất hiện điều thiết sót, có thể xảy ra rạn nứt, khó hàn gắn.
Kỵ la mắng, dịch chuyển giường trẻ con: Theo quan niệm dân gian, mỗi em bé đều có các Sàng Mụ (hay gọi là bà Mụ) bảo vệ. La mắng trẻ chính là chọc giận họ, làm giảm phước lành của bé. Người ta cũng kiêng dịch chuyển giường của trẻ nhỏ vào ngày 7/7 âm lịch vì cho rằng nó làm kinh động đến các bà Mụ, khiến phước lành của trẻ bị suy giảm.