Ngày Tết ở Nhật – người Nhật đón năm mới thế nào?

Ở Nhật, ngày Tết có thể nói là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Cũng giống ngày Tết ở Việt Nam, vào dịp lễ này, quán xá cửa hàng cửa hiệu ở Nhật đóng cửa, mọi người đi làm xa thường về quê để trải qua một kì nghỉ với gia đình, họ hàng và bạn bè. 

EETO600900 13EETO600900 13

Tại Thần điện Tsuruoka Hachimangu, tỉnh Kanagawa. Ảnh: Ề tồ

EETO 2021 12 31T023138.493EETO 2021 12 31T023138.493

Tại Thần điện Tsuruoka Hachimangu, tỉnh Kanagawa.

Ảnh: Ề tồ

Lịch sử ngày Tết ở Nhật

Trước năm 1873 (năm Meiji 6), cũng giống như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, Nhật Bản đón Tết theo lịch Âm, hiện nay gọi là “Kyusho-gatsu” 旧正月 (Tết cũ). Bắt đầu từ năm 1873, Nhật Bản đổi ngày ăn Tết giống với các nước Châu Âu, tức là theo lịch Dương (1/1), gọi là “Oshou-gatsu” お正月.

Xem thêm các bài viết về ngày Tết ở Nhật tại đây.

Trước Tết ở Nhật

1. Gửi thiệp chúc mừng năm mới Nengajyo (年賀状)

Khoảng từ ngày 15/12 đến 25/12, người Nhật sẽ chuẩn bị thiệp chúc mừng năm mới, được gọi là “Nengajyo” (年賀状) gửi đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Để thiệp chúc mừng đến đúng ngày 1/1 của năm mới (có dấu bưu điện đóng ngày 1/1), người ta thường tính toán thời gian gửi cho hợp lý. Ngoài mua thiệp bán sẵn có thiết kế biểu tượng may mắn hay con giáp của năm mới, người Nhật cũng ưa chuộng việc thiết kế tấm thiệp có phong cách riêng với ảnh gia đình, con cái hay thú cưng kèm lời chúc để gửi đến mọi người.

EETO 2021 12 28T171217.504EETO 2021 12 28T171217.504

Thiệp chúc mừng năm mới Nengajyo.

EETO 2022 01 05T233941.024EETO 2022 01 05T233941.024

Thiệp chúc mừng hình chú hổ đại diện cho năm 2022. Ảnh: Ề tồ

2. Biếu quà Tết Oseibo (お歳暮)

Đối với những người có mối quan hệ khăng khít hơn hoặc những người đã giúp đỡ mình nhiều trong năm vừa qua (bố mẹ gia đình hai bên, sếp hoặc tiền bối trong công ty, đối tác công việc, giáo viên dạy mình,…) người Nhật thường gửi biếu quà “Oseibo” (お歳暮). Quà Oseibo đa dạng không giới hạn thể loại như: đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo hoa quả địa phương mình đang sống, phiếu mua hàng,…

EETO 2021 12 28T172638.605EETO 2021 12 28T172638.605

Gửi quà Tết Oseibo đến những người giúp đỡ mình trong năm vừa qua

3. Tiệc cuối năm Bounenkai (忘年会)

Từ đầu tháng 12, các công ty đã “rục rịch” tổ chức tiệc cuối năm “Bounenkai” (忘年会). Đây là dịp các thành viên trong công ty có cơ hội “giãi bày” sau một năm làm việc vất vả.

EETO 2021 12 28T172658.768EETO 2021 12 28T172658.768

Tiệc cuối năm.

4. Tổng vệ sinh ở nhà và công ty Osoji (大掃除)

Theo tục lệ truyền thống, để chào đón các vị Thần năm mới đến nhà, nhà cửa phải được dọn dẹp thật gọn gàng, sạch sẽ. Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu tổng vệ sinh vào ngày 13/12 – hay còn được gọi là ngày “Susuharai” 煤払い. Dạo gần đây nhiều gia đình bận rộn nên để đến những ngày gần cuối năm mới bắt đầu dọn dẹp. Tuy nhiên, tại các Thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13/12 hàng năm. 

Các công ty ở Nhật cũng tổ chức tổng vệ sinh vào những ngày cuối năm. Công ty của Melogin và Takku thì dọn dẹp vào buổi chiều ngày 28/12 – ngày làm việc cuối cùng của năm.

5. Trang trí nhà cửa

  Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, mọi người sẽ tiến hành trang trí nhà cửa, thường diễn ra vào ngày 28 hoặc ngày 30/12. Do ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, nghĩa là “hai lần nỗi đau”, cùng với đó sẽ rất vội vàng nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với Giao thừa, cho nên người Nhật thường tránh hai ngày 29 và 31.

・Kado Matsu (門松)

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, người Nhật sẽ trang trí cửa ra vào bằng 2 bộ “Kado Matsu” (門松) đặt ở mỗi bên cửa. Mỗi bộ Kado Matsu bao gồm 1 cành thông và 3 ống tre vát chéo có độ dài khác nhau. Cành thông tượng trưng cho sự trường thọ, còn ống tre là biểu tượng của sự thịnh vượng.

EETO600900 4EETO600900 4

Kado Matsu – một cành thông và ba ống tre, vật trang trí phổ biến vào ngày Tết ở Nhật Bản

・Kagami mochi (鏡餅)

Từ đầu tháng 12, trong siêu thị và các hàng tiện lợi đã bày bán đủ loại bánh dày “Kagamimochi” – một món ăn dùng để thờ cúng không thể thiếu vào ngày Tết ở Nhật Bản.

Đĩa bánh dày là nơi các vị thần trú lại khi đến thăm nhà, nên người Nhật thường đặt nó ở nơi trang trọng nhất.

EETO 2021 12 28T173711.752EETO 2021 12 28T173711.752

Bánh dầy Kagamimochi dùng để cúng thần linh trong dịp Tết

Đĩa bánh dày Kagamimochi có hai chiếc bánh dày hình trong cùng một quả quýt đặt ở bên trên. Hình tròn của bánh dày tượng trưng cho sự hòa hợp trong gia đình và độ dẻo của bánh thể hiện cho sự trường thọ. Quả quýt đặt trên đỉnh được gọi là Daidai (代々), biểu tượng cho sự tiếp nối của các thế hệ trong gia đình.

Ngày 11/1 hàng năm được gọi là ngày 鏡開き- ngày mở và ăn bánh kagamimochi.

・Shimenawa (しめ縄) 

Ngoài Kado Matsu, “Shimenawa” là một vật trang trí không thể thiếu vào ngày Tết ở Nhật Bản. Shimenawa được làm bằng những sợi rơm bện lại với nhau, sau đó trang trí thêm cành thông (hoặc lá dương xỉ) tượng trưng cho sự may mắn mở mang, một quả cam (hoặc quýt) biểu tượng của sự tiếp nối, cùng với các loại bùa may mắn và đồ trang trí khác.

EETO 2021 12 28T224827.468EETO 2021 12 28T224827.468

Vòng rơm Shimenawa.

Ảnh: sưu tầm

EETO 2022 01 05T233238.139EETO 2022 01 05T233238.139

Ở một cửa hàng bán hoa và shimenawa dùng trang trí ngày Tết. Ảnh: Ề tồ

Người Nhật treo shimenawa ngay cửa nhà hay cổng đền chùa, nhằm thể hiện đây là ranh giới với nơi linh thiêng và có tác dụng không cho linh hồn ma quỷ xâm phạm.

EETO600900 6EETO600900 6

Nghệ nhân hướng dẫn làm vòng rơm Shimenawa tại buổi giao lưu ở thị trấn Tamaki, tỉnh Mie.

Ảnh: Ề tồ

Ngày cuối cùng của năm và thời điểm Giao thừa

Ngày 1/1 ở Nhật được gọi là “Gantan” 元旦 – ngày bắt đầu năm mới. Khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến 3/1 được gọi là “San ga Nichi” (三が日) – ngày nghỉ Tết của nhiều công ty và cửa hàng.

Tùy vào từng địa phương mà thời gian Tết – còn được gọi là “Matsu no Uchi” (松の内) được kéo dài khác nhau. Tết ở những vùng gần Tokyo thường kéo dài đến ngày 7/1 (kết thúc bởi ngày Thất thảo “Nanakusa no Hi” 七草の日 ).  Còn những vùng gần Osaka kéo dài đến ngày 15/1 (còn gọi là ngày Tiểu tết “Koshougatsu” 小正月).

Vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi, những vật trang trí vào ngày Tết sẽ được tháo xuống.

1. Quây quần bên gia đình và ăn lẩu 

Cũng giống Việt Nam hay nhiều nước khác, ở Nhật Bản, ngày cuối cùng của năm là khoảng thời gian gia đình sum họp, mọi người quây quần bên mâm cơm Tết, cùng ăn uống, trò chuyện về những điều đã trải qua trong năm cũ và chúc nhau những điều tốt đẹp sẽ tới trong năm mới. 

Món ăn được yêu thích vào ngày này là lẩu sukiyaki, lẩu shabu-shabu, lẩu cua hoặc sushi.

EETO 2021 12 28T230935.449EETO 2021 12 28T230935.449

Lẩu thịt bò sukiyaki chấm trứng sống là một trong những món ăn được yêu thích nhất vào những ngày gia đình quây quần bên nhau

2. Xem chương trình Kohaku Uta Gassen (紅白歌合戦)

Ở Việt Nam, sau bữa cơm tối trước giao thừa, việc mọi người háo hức nhất chính là đợi đồng hồ chỉ 20:00 để bắt đầu theo dõi chương trình “Táo Quân”

Còn ở Nhật, vào đêm giao thừa cũng có một chương trình truyền hình được người dân mong đợi nhất, đó là “Kohaku Uta Gassen” – chương trình ca nhạc trực tiếp mừng năm mới! 

EETO 2021 12 28T232335.597EETO 2021 12 28T232335.597

Kouhaku Uta Gassen – chương trình được yêu thích nhất vào đêm giao thừa tại Nhật Bản

Ảnh: www2.nhk.or.jp

Bắt đầu vào năm 1951 bởi đài truyền hình NHK, Kohaku Uta Gassen là chương trình có thâm niên và được yêu thích nhất vào đêm giao thừa. Chương trình chia thành 2 đội nghệ sĩ thi đấu với nhau: đôi đỏ (đội các nữ ca sĩ) và đội trắng (đội các nam ca sĩ). Các nghệ sĩ sẽ lần lượt biểu diễn lại các ca khúc hit của năm.

3. Ăn mì soba trường thọ Toshikoshi Soba (年越し蕎麦)

Trước thời khắc chuyển giao sang năm mới, người Nhật sẽ ăn mì soba – hay gọi là mì trường thọ Toshikoshi Soba (年越し蕎麦). Sợi mì soba vừa dài tượng trưng cho sự trường thọ; vừa mảnh và dễ cắt nên được quan niệm là sẽ cắt bỏ sạch sẽ những điều vất vả và không may mắn năm nay, đón chào năm mới thật nhiều niềm vui. Theo truyền thống, mọi người sẽ ăn mì soba thật khéo để không đứt mất sợi mì. 

  Nhiều gia đình vừa ăn mì soba vừa xem chương trình ca nhạc “Kohaku Uta Gassen” trên tivi. Nhiều người thì rục rịch chuẩn bị ra chùa và chọn ăn mì tại các cửa hàng mì soba.

Đọc thêm:

Tại sao người Nhật ăn mì Soba vào đêm Giao thừa?

Công thức mì soba ngon chuẩn kiểu Nhật

EETO 2022 01 06T002643.237EETO 2022 01 06T002643.237

Một tiệm Soba được trang hoàng “đậm màu không khí Tết” ngay gần nhà Ề tồ.

Ảnh: Ề tồ

EETO 2021 12 31T024203.896EETO 2021 12 31T024203.896

Mì Soba ăn kèm tôm và rau củ chiên Tempura. Ảnh: Ề tồ

EETO 2021 12 28T233530.592EETO 2021 12 28T233530.592

Mì Soba được ăn trước thời khắc giao thừa

4. 108 hồi chuông Joya no Kane (除夜の鐘)

Vào khoảnh khắc đánh dấu bước chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở Việt Nam hay các nước sẽ tổ chức bắn pháo hoa. Còn Nhật Bản thì có sự khác biệt. Thay vì bắn pháo hoa như nhiều nước khác thì ở Nhật sẽ diễn ra việc cử hành rung 108 tiếng chuông tại các đền chùa. 107 hồi chuông sẽ được đánh trong năm cũ, và 1 hồi chuông cuối cùng sẽ đánh vào năm mới. Tục lệ này người Nhật gọi là Joya no Kane (除夜の鐘). Theo Phật giáo, việc rung 108 hồi chuông sẽ giúp cho con người rũ bỏ mọi ham muốn trần tục và thanh lọc tâm hồn để trở nên thanh khiết bước vào năm mới. 

Ở Tokyo, tàu sẽ chạy suốt đêm giao thừa để phục vụ cho những hoạt động của mọi người vào dịp Tết.

EETO 2021 12 29T001046.937EETO 2021 12 29T001046.937

Chùa Sensoji- ngôi chùa cổ nhất ở Tokyo.

Ảnh: sưu tầm

Nếu muốn tìm hiểu những hoạt động sau Tết của người Nhật, Ề tồ mời bài tiếp tục đồng hành với chúng mình qua bài viết tiếp theo: 

Ngày Tết ở Nhật – người Nhật làm gì sau thời khắc Giao thừa?

Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang – thịnh vượng!

 

Arigatou~

Từ Ề tồ

Xem thêm

Ăn cháo thất thảo vào ngày Nanakusa no Hi ở Nhật

Nhật ký đón Tết ở Nhật Bản của Ề tồ

Ngày Đông chí ở Nhật – người Nhật ăn gì?

Chúng mình đã có những Giáng sinh rất vui!

FUKUOKA: Cửa ngõ dẫn vào Kyushu

Mục lục