Ngành vật lý học ra làm gì? Bật mí cơ hội việc làm ngành Vật lý học

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển, để có thể tối ưu, gia tăng giá trị sản phẩm thì phải nhắc đến công lao lớn của khoa học và kỹ thuật. Không phải đơn giản mà một chiếc điện thoại Iphone XS Max ra đời, giá trị của nó là sự đúc kết không nhỏ của khoa học và công nghệ cao. Nhu cầu về sự hiện đại trong đời sống tăng cao, dẫn đến nhu cầu lực lượng trong ngành vật lý phát triển. Tuy nhiên cụ thể thì “ngành vật lý ra làm gì?” Hãy cùng Timviec365.vn lý giải cụ thể cho câu hỏi này.

1. Sinh viên Ngành vật lý được cung cấp kiến thức gì? 

 Sinh viên Ngành vật lý được cung cấp kiến thức gì?  Sinh viên Ngành vật lý được cung cấp kiến thức gì?

Trong chương trình học cấp 3 chúng ta vẫn phải học những môn trong tổ hợp tự nhiên đặc biệt là vật lý. Có nhiều lý giải cho tên gọi này như vật trong vật chất, lý trong lý thuyết. Và được hiểu nôm na rằng đây là môn học để lý giải cho sự hình thành của vật chất, là một bộ môn nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và “sự tương tác” của vật chất, từ đó tìm ra câu trả lời cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Môn học này giúp cho con người nhìn thế giới vật chất một cách rõ ràng hơn. 

Tuy nhiên, đấy là dựa trên cơ sở lý thuyết của vật lý cấp trung học phổ thông. Càng học lên cao, Vật lý không chỉ đơn giản là vật chất thông thường mà nó còn là bộ môn nghiên cứu về không gian và thời gian. 

Bước chân vào ngành vật lý học hay còn có tên là Physics. Đây là bộ môn nghiên cứu bản chất “vật chất là gì?”, “phương thức vận động của vật chất là gì?”, không gian, thời gian, về năng lượng và lực. Đối tượng nghiên cứu chính của Vật lý học từ thang vi mô (cấu tạo nên vật chất) cho tới tầng vĩ mô (thiên hà, vũ trụ) liên quan đến vật chất, năng lượng, không gian và thời gian. 

Tại Việt Nam có rất nhiều các trường đại học giảng dạy về bộ môn Vật lý học. Chương trình đào tạo của ngành Vật lý học giúp cho sinh viên hiểu biết, nắm được nền tảng của khoa học tự nhiên và cả khoa học xã hội. Chưa kể là các kiến thức chuyên ngành về Vật lý lý thuyết, Vật lý hạt nhân, Vật lý địa cầu, vật lý điện tử, vật lý chất rắn, Vật lý ứng dụng, Vật lý tin học. Để từ đó có thể vận dụng, áp dụng cho khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội của nước nhà đáp ứng đời sống hiện đại, nhu cầu hiện đại hóa của đất nước. 

2. Ngành vật lý học ra trường ra làm gì? Cơ hội, tiềm năng nào dành cho Ngành vật lý học  

Sự phát triển của khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao không thể thiếu sự đóng góp của ngành khoa học Vật lý. Không phải tự nhiên mà chúng ta có thể liên lạc với nhau chỉ bằng một chiếc điện thoại nhỏ bé hay không phải vô cớ mà loài người có thể đặt chân lên mặt trăng. Ngành vật lý là một bộ môn nghiên cứu quan trọng thế nhưng hiện nay ngành học này có nguy cơ trở nên “thất sủng”? “Ngành vật lý học ra làm gì?” Hãy cùng tôi tìm hiểu những cơ hội, vị trí làm việc và nơi mà các sinh viên ngành Vật lý học có thể tham gia sau khi ra trường. 

2.1. Cơ hội, tiềm năng phát triển nào đang mở ra cho ngành Vật lý 

Cơ hội, tiềm năng phát triển nào đang mở ra cho ngành Vật lý Cơ hội, tiềm năng phát triển nào đang mở ra cho ngành Vật lý 

Có rất nhiều học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh lo lắng rằng ngành Vật lý học ra trường không kiếm được việc làm, nhu cầu tuyển dụng hạn chế… khiến cho tâm lý học sinh sinh viên bị lung lay và chìm đắm trong sự mông lung trong vấn đề chọn ngành chọn nghề. 

Tham gia ngành vật lý học, học sinh còn có cơ hội lựa chọn các chuyên ngành riêng của mình như 

  • Chuyên ngành vật lý

  • Chuyên ngành khoa học vật liệu

  • Chuyên ngành công nghệ hạt nhân

  • Chuyên ngành vật lý điện tử

  • Chuyên ngành vật lý chất rắn…. 

Mỗi chuyên ngành sẽ mở ra cho các em những cơ hội, tiềm năng phát triển khác nhau. Lấy một ví dụ về chuyên ngành khoa học vật liệu. Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhà nước đang chú trọng vào khoa học và công nghệ nano, nhiều chính sách đã chỉ ra rằng đây là một ngành khoa học mũi nhọn của đất nước để có thể đẩy mạnh sự phát triển của khoa học vật liệu mới. 

Ngành Vật lý học và các chuyên ngành đi theo chú trọng là công việc nghiên cứu khoa học. Tại nhiều viện nghiên cứu ví dụ như Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm chiếu xạ TPHCM, trung tâm kỹ thuật hạt nhân TPHCM… đang rất cần bổ sung nguồn lực trẻ, có chuyên môn và trình độ để nối tiếp những nghiên cứu khoa học còn lỗi thời, lạc hậu. 

Không những vậy, với mục tiêu xây dựng nhà máy điện nguyên tử mà chính phủ, nhà nước đã đề ra, yêu cầu rất nhiều lao động có chuyên môn, có tay nghề cao thì trong tương lai không xa chuyên ngành Vật lý hạt nhân sẽ rất phát triển. 

Không dừng lại ở đó, đối với ngành Vật lý học, các sinh viên có thể được đào tạo tiếp bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Mặc dù có thể nói đây là ngành “kén” người học nhưng lại là ngành dễ có cơ hội làm việc và có tiềm năng phát triển không nhỏ. 

Để có thể lý giải cụ thể hơn về vấn đề “Ngành vật lý học ra trường làm gì?” thì những thông tin sau đây sẽ lý giải rõ hơn cho ngành học này. 

2.2. Ngành vật lý đảm nhận những vị trí làm việc gì? 

Ngành vật lý đảm nhận những vị trí làm việc gì? Ngành vật lý đảm nhận những vị trí làm việc gì? 

Cơ hội việc làm lớn nhưng không dành cho những người lười và không có sự cố gắng. “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” không khó để nhìn ra cơ hội việc làm, vị trí làm việc trong tương lai của ngành học này. Sinh viên ngành Vật lý học sau khi nắm được những kiến thức chuyên ngành có thể vận dụng vào những công việc sau: 

  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý trong các đơn vị thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông, thiết kế về điện tử… Ví dụ như công ty VNPT Đà Nẵng, Quảng Nam… , Công ty mang điện thoại Viettel, Vinaphone, Mobifone… 

  • Chuyên viên tư vấn khách hàng ở các công ty điện tử 

  • Giảng dạy học phần Vật lý học, chuyên ngành tại các trường đại học trên cả nước 

  • Nghiên cứu khoa học tại các viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học như Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm chiếu xạ TPHCM, trung tâm kỹ thuật hạt nhân TPHCM…

2.3. Ngành vật lý làm việc ở đâu? 

Đây là ngành học rất “kén” người học, tỷ lệ chọi không cao bởi nhận thức về ngành vật lý học trong tư tưởng của học sinh và phụ huynh còn hạn chế và chưa hiểu rõ. Thế nhưng thực tế cho thấy, ngày nay ngành Vật lý học đã có nhiều sự lựa chọn cho các vị trí công việc và nơi làm việc. Nhiều trường đại học mở thêm ngành Vật lý học đế có thể đáp ứng được nhu cầu lao động cho đất nước.

Ngành vật lý làm việc ở đâu? Ngành vật lý làm việc ở đâu? 

Cụ thể từng chuyên ngành, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm tại các lĩnh vực, đơn vị làm việc sau: 

  • Chuyên ngành vật lý lý thuyết: Hoạt động trong các công ty, viện nghiên cứu, giảng dạy trong các trường THPT, đại học có liên quan đến điện tử, tin học, viễn thông…

  • Chuyên ngành khoa học vật liệu: Hoạt động trong các doanh nghiệp lớn về công nghệ cao, các viện nghiên cứu, tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước… Thậm chí còn có thể hoạt động nghiên cứu tại các nước như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu 

  • Chuyên ngành Công nghệ hạt nhân: Tham gia vào các dự án, công ty thuộc ngành năng lượng hạt nhân, các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, y học xạ trị, địa chất thủy văn… 

  • Chuyên ngành vật lý chất rắn: Hoạt động tại các công ty máy tính, các công ty cung cấp về các thiết bị đo lường, các nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử như Cassette, tivi,… 

  • Chuyên ngành vật lý điện tử: Hoạt động tại các công ty có nhu cầu sản xuất, bảo hành các thiết bị điện tử vi tính,… 

  • Chuyên ngành vật lý ứng dụng: Hoạt động trong các cơ quan xí nghiệp chế tại vật liệu, các cơ sở xi mạ chân không, các trung tâm nghiên cứu, phân tích… 

Ngành vật lý học hướng đến công việc hoạt động nghiên cứu, dựa theo chuyên môn và vị trí công tác được đảm nhận. Mức lương cho sinh viên mới ra trường ngành Vật giá học đang được giao động từ 5 – 8 triệu. Sau một vài năm đúc kết được kinh nghiệm thì sinh viên ngành Vật lý học có thể nhận được mức lương trên 9 triệu. 

3. Tuyển sinh ngành Vật lý học

Nắm bắt được câu trả lời về “Ngành vật lý ra làm gì” thì không thể không nhắc tới những điều kiện cơ bản để có thể tham gia ngành học này. 

Tuyển sinh ngành Vật lý học Tuyển sinh ngành Vật lý học

3.1. Các trường đào tạo ngành vật lý 

Trải dài trên 3 miền của tổ quốc, đều có các trường đại học đào tạo ngành Vật lý học để có thể đáp ứng được nhu cầu về lao động cho tương lai. Cụ thể là các trường như:

Miền Bắc 

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội 

  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 

Miền Trung 

  • Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng 

  • Đại học Quy Nhơn 

  • Đại học Quảng Nam 

  • Đại học Khoa Đà Lạt 

  • Đại học Phú Yên 

  • Đại học Khoa học – Đại học Huế 

Miền Nam 

  • Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 

  • Đại học Thủ Dầu Một 

  • Đại học Sư phạm TP.HCM 

3.2. Khối thi liên quan đến ngành vật lý

  • A00 – Toán –  Vật lý – Hóa học

  • A01 – Toán – Vật lý – Tiếng Anh 

  • C01 – Ngữ văn – Toán học – Vật lý 

  • D01 – Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

Mã ngành vật lý học: 7440102

3.3. Điểm chuẩn và phương thức xét tuyển ngành vật lý 

Tùy từng đơn vị tuyển sinh sẽ có phương thức xét tuyển khác nhau. Cụ thể đối với hình thức xét tuyển điểm THPT Quốc gia thì điểm chuẩn của ngành Vật lý học thấp nhất sẽ lấy 14 điểm và thậm chí sẽ cao tới 21 điểm. 

4. Học ngành Vật lý đừng bỏ quên các kỹ năng này 

Học ngành Vật lý đừng bỏ quên các kỹ năng này Học ngành Vật lý đừng bỏ quên các kỹ năng này 

Xác định hướng đi cho minh, các sĩ tử không nên bỏ qua các kỹ năng quan trọng này để có thể sinh tồn trong môi trường học tập, nghiên cứu ngành Vật lý học 

  • Có thiên hướng với môn vật lý, có khả năng về toán học: Ngành Vật lý học có sự tương quan chặt chẽ với môn toán học. Nếu không có sự yêu thích hay có khả năng về toán học thì ngành học này sẽ trở nên nhàm chán và trong tương lai, cơ hội việc làm sẽ không mở ra cho bạn 

  • Tư duy phân tích, giải quyết tiếp cận vấn đề một cách logic

  • Ham học hỏi, tìm tòi nâng cao kiến thức và chịu được áp lực công việc: Ngành Vật lý học đa phần sẽ thường làm việc trong các viện nghiên cứu và đảm nhận công việc nghiên cứu khoa học. Chính vì điều này mà yếu tốt này cực kỳ quan trọng trong nghiệp vụ tương lai của bạn. 

  • Cẩn thận, tỉ mỉ, cần cù: “Không sợ khó, chỉ sợ lòng không bền” Sẽ không có kết quả nghiên cứu nào được tạo đối với những người không có ý chí cố gắng tiến thủ. 

Qua những thông tin mà Timviec365.vn chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức cơ bản về Ngành vật lý học, có câu trả lời về “ngành vật lý học ra làm gì”. Từ đó lựa chọn công việc phù hợp với bản thân mình, tránh trường hợp sai ngành sai nghề. 

Chia sẻ: