Ngành kỹ thuật vật liệu là gì? Những điều bạn nên biết

Đánh giá

Kỹ thuật vật liệu là một ngành học khá mới mẻ với nhiều bạn. Vì thế nếu bạn chưa có nhiều thông tin về nó, hãy cùng vatlieunhaxanh.com chúng tôi khám phá bài viết dưới đây nhé.

Ngành kỹ thuật vật liệu là gì?

Ngành kỹ thuật vật liệu còn được gọi với cái tên khác là công nghệ vật liệu. Đây là một ngành học thiên về nghiên cứu để tìm ra các phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu với mục đích tạo ra được những loại vật liệu mới có nhiều ưu điểm hơn như độ bền cao, trọng lượng nhẹ, có tính tiện dụng… Từ đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.

Ngoài các kiến thức cơ bản, sinh viên vào những năm cuối sẽ được tiếp cận chuyên sâu hơn về từng nhóm vật liệu chính như: Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng, vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh…. Qua đó hình thành nên tư duy về các mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.

Sau khi học xong ngành kỹ thuật vật liệu, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát từ đó dễ dàng đưa ra lựa chọn, cách ứng dụng sao cho hợp lý. Đồng thời biết cách kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng nhằm tăng tính hiệu quả cho công trình thi công.

Vai trò của ngành kỹ thuật vật liệu:

Ngành kỹ thuật vật liệu đóng vai trò tác động lên cấu trúc vật liệu nhằm tăng cường những tính chất mong muốn. Chẳng hạn, một dây chuyền máy móc nặng nề, cồng kềnh, khó vận hành, người làm kỹ thuật vật liệu sẽ nghiên cứu, chế tạo sao cho nó trở nên gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo hoạt động theo yêu cầu.

Dĩ nhiên để làm được điều này, người kỹ sư vật liệu phải có sự hiểu biết rất rõ về kết cấu nguyên tử, tính chất cơ học, vật lý của từng chủng loại vật liệu, thì mới có thể tác động và biến nó thành những vật liệu theo ý muốn.

Xem thêm:

Học kỹ thuật vật liệu làm gì khi ra trường?

  • Kỹ sư chế tạo, nghiên cứu, vận hành, làm việc trong các công ty công nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật vật liệu, vật liệu điện – điện tử…

  • Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc viện nghiên cứu liên quan đến ngành vật liệu.

  • Trở thành quản lý giám sát, người kiểm soát chất lượng vật liệu ở các dự án xây dựng.

  • Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, cán bộ công tác ở cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.

  • Kỹ sư giám sát vận hành ở các công ty luyện kim, đúc, nhiệt luyện kim loại…

  • Kỹ sư chế tạo thiết bị công nghiệp tại các công ty sản xuất.

  • Giám đốc kinh doanh, tư vấn liên quan đến vật liệu cho các công ty sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.

Các môn học chuyên ngành kỹ thuật vật liệu:

  • Nhập môn KH&KT vật liệu

  • Kỹ thuật điện

  • Sự hình thành tổ chức tế vi vật liệu

  • Nhiệt động học vật liệu

  • Hóa học chất rắn

  • Phương pháp tính toán vật liệu

  • Các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu

  • Tính chất quang, điện, từ của vật liệu

  • Các quá trình trong kỹ thuật vật liệu

  • Hành vi cơ nhiệt của vật liệu

  • Cơ sở và cốt lõi ngành chung cho từng định hướng

  • Kỹ thuật môi trường trong công nghiệp

  • Vật liệu kỹ thuật

  • Thiết kế chi tiết máy

  • Công nghệ tạo hình vật liệu

  • Luyện kim vật lý

  • Vật liệu tiên tiến và cấu trúc nano

  • Vật liệu nano

  • Công nghệ vật liệu cấu trúc nano

  • Mô hình hóa và mô phỏng vật liệu

  • Công nghệ vật liệu tiên tiến

  • Tính năng vật liệu trong các môi trường đặc biệt

  • Định hướng Vật liệu Polyme

  • Hóa hữu cơ

  • Hóa lý

  • Hóa phân tích

  • Thí nghiệm hóa phân tích

  • Hóa lý polyme cơ sở

  • Hóa học polyme cơ sở

  • Định hướng Vật liệu điện tử và quang tử

  • Tính chất điện tử của vật liệu

  • Vật liệu điện tử và linh kiện

  • Vật liệu hữu cơ và sinh học

  • Vật liệu cho năng lượng

  • Nhập môn công nghệ chế tạo bán dẫn

  • Các phương pháp khảo sát vật liệu và linh kiện bán dẫn

  • Thực tập chế tạo và khảo sát vật liệu và linh kiện bán dẫn

Ngoài ra ngành kỹ thuật vật liệu còn có các môn định hướng ứng dụng gồm:

  • Mô đun 1: Vật liệu kim loại

  • Mô đun 1.1: Kỹ thuật gang thép

Luyện thép

Luyện gang lò cao

Tinh luyện và đúc phôi thép

Luyện kim phi cốc

Xử lý & tái chế chất thải trong luyện kim

  • Mô đun 1.1.2: Cơ học vật liệu và Cán kim loại

Lý thuyết cán

Công nghệ cán

Thiết bị cán

Tự động hóa quá trình cán

Thiết kế xưởng cán

  • Mô đun 1.1.3: Vật liệu và Công nghệ đúc

Công nghệ nấu luyện hợp kim

Công nghệ Đúc

Hợp kim đúc đặc biệt

Các phương pháp đúc đặc biệt

  • Mô đun 1.1.4: Vật liệu kim loại màu và Compozit

Cơ sở lý thuyết luyện kim màu

Luyện kim loại màu nặng

Luyện kim loại màu nhẹ

Luyện kim bột

Chuẩn bị liệu cho luyện kim

  • Mô đun 2: Vật liệu Polyme

Công nghệ vật liệu polyme – compozit

Hóa học các chất tạo màng và sơn

Công nghệ cao su

Máy và thiết bị gia công nhựa nhiệt dẻo

Kỹ thuật sản xuất chất dẻo

  • Mô đun 3: Vật liệu điện tử và quang tử

  • Mô đun 3.1: Vật liệu điện tử và quang điện tử

  • Mô đun 3.2: Vật liệu Y sinh và Năng lượng

Xem thêm:

Bài viết trên đây là tổng hợp các kiến thức hữu ích về khái niệm ngành kỹ thuật vật liệu là gì, đồng thời nêu lên vai trò, các môn học chuyên ngành liên quan. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị nhé.