Ngành kinh tế đối ngoại là gì? Học gì & cơ hội việc làm – JobsGO Blog

Đánh giá post

Kinh tế đối ngoại là gì? Đây là một trong những ngành đang rất hot hiện nay, trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành này có gì đặc biệt? Học ngành Kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không? Con gái nên học kinh tế đối ngoại hay quản trị kinh doanh thì tốt hơn? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Tìm hiểu chung về ngành kinh tế đối ngoại

Ngành kinh tế đối ngoại là ngành chuyên về nghiên cứu những mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa các địa giới, lãnh thổ, quốc gia và sự ảnh hưởng của những vấn đề này tới nền kinh tế thế giới. Lĩnh vực này gồm có thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ về tiền tệ, tín dụng quốc tế, chuyển giao công nghệ,…

Theo học ngành Kinh tế đối ngoại, các bạn sẽ được đào tạo về chuyên môn, đảm bảo có đủ năng lực, sự tự tin, năng động và nhạy bén trước những thay đổi, biến động của môi trường kinh doanh toàn cầu. Các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh doanh.

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại học những gì?

Trở thành sinh viên của ngành Kinh tế đối ngoại, bạn sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của ngành như:

  • Kiến thức về giao dịch thương mại quốc tế.
  • Được đào tạo về các phương thức đàm phán quốc tế, hướng tới ký kết hợp đồng mua bán quốc tế.
  • Lĩnh vực vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế.
  • Cơ cấu tài chính và các phương thức thanh toán quốc tế.
  • Các vấn đề về quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Khả năng ngoại ngữ phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu hoạt động kinh tế quốc tế.

Bạn có thể tham khảo cụ thể các học phần của ngành này trong bảng dưới đây:

Các học phần bắt buộc
Các học phần tự chọn

Toán cao cấp
Sở hữu trí tuệ

Kinh tế vi mô – vĩ mô
Thị trường chứng khoán

Kinh tế lượng
Thuế và hệ thống thuế

Tài chính – tiền tệ
Nghiệp vụ hải quan

Thanh toán quốc tế
Kinh doanh quốc tế

Đầu tư nước ngoài

Giao dịch thương mại quốc tế

Vận tải và giao nhận trong ngoại thương

Bảo hiểm trong kinh doanh

Pháp luật trong hoạt động Kinh tế đối ngoại

Lý do ngành kinh tế đối ngoại được ưa chuộng?

Hiện nay, Kinh tế đối ngoại là ngành học rất được ưa chuộng. Điều này có lẽ xuất phát từ những lý do sau đây:

Thời kỳ hội nhập quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay, xu hướng các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường quốc tế ngày càng gia tăng. Vậy nên, không ngạc nhiên khi số lượng sinh viên lựa chọn theo học ngành Kinh tế đối ngoại cũng tăng hơn.

Khả năng ngoại ngữ được cải thiện

Ngoài những kiến thức chuyên môn, theo học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên cũng có thể được trau dồi, rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho mình. Đây không chỉ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong học tập mà hơn thế, nó giúp sinh viên có thể tự tin bứt phá trong thế giới hội nhập ngày nay.

Cơ hội việc làm rộng mở

Được đào tạo kiến thức sâu rộng về tiến trình hội nhập quốc, tư duy chiến lược nhạy bén cùng việc thành thạo ngoại ngữ, người học có thể tiếp cận vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương cực “khủng”. Bạn có thể làm việc tại các công ty trong nước hay công ty nước ngoài cũng đều phù hợp.

Cách xác định bạn có phù hợp với ngành Kinh tế đối ngoại không?

Để xác định bản thân có phải là người phù hợp với ngành Kinh tế đối ngoại không, bạn có thể căn cứ vào những tiêu chí sau đây:

Có niềm đam mê với kinh tế và hội nhập quốc tế

Các lĩnh vực trong ngành Kinh tế đối ngoại vô cùng rộng lớn. Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu cụ thể, rõ ràng về những khía cạnh của ngành. Điều này sẽ giúp bạn xác định bạn có thực sự yêu thích, hứng thú và đam mê với Kinh tế Đối ngoại hay không.

Luôn chủ động, ham học hỏi

Ngành học này đòi hỏi ở người học sự chủ động và tinh thần ham học hỏi. Bạn phải luôn sẵn sàng tiếp thu và lĩnh hội tri thức để có thể tìm ra được những giải pháp hiệu quả cho các vấn đề của Kinh tế đối ngoại.

Bền bỉ, kiên trì

Kiến thức của ngành học này vô cùng sâu rộng. Điều này là một thách thức lớn dành cho sinh viên. Chính vì thế, bạn cần phải có sự bền bỉ và kiên trì. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể vượt qua tất cả rào cản, khó khăn và thành công trong lĩnh vực này.

Khả năng thích ứng tốt

Thế giới luôn không ngừng vận động, những kiến thức và vấn đề của Kinh tế đối ngoại cũng có sự thay đổi để phù hợp với thực tế của nền kinh tế giới. Do vậy, người phù hợp với ngành này là người sở hữu sự sáng tạo đổi mới, tư duy nhanh nhạy cũng khả năng thích ứng linh hoạt với những biến đổi.

Học Kinh tế đối ngoại tại những trường nào?

Hiện nay, có vô vàn trường Đại học đào tạo về ngành học này. Mỗi trường đều có những thế mạnh riêng. Chính vì thế, dựa trên năng lực cá nhân và mong muốn của mình, bạn hãy hãy lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất với bản thân nhé!

Một số trường bạn có thể tham khảo như:

Trường
Khối
Điểm chuẩn

Đại học Ngoại thương
A00

A01, D01, D03, D04, D06, D07

28.50

28.00

Đại học Kinh tế quốc dân
A00, A01, D01
28.50

Đại học Kinh tế

(Đại học Quốc gia Hà Nội)

A01, D01, D09, D10
36,53

(Tiếng Anh x2)

Đại học Kinh tế – Luật

(Đại học Quốc gia TPHCM)

A00, A01, D01, D07
23.60

Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
A00, A01, D01, D07
23.00

Học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại ra trường làm gì?

Hiện nay, cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành học này vô cùng rộng mở:

Chuyên viên xuất nhập khẩu

Sinh viên Kinh tế đối ngoại sau khi tốt nghiệp có thể trở thành tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Công việc này sẽ cho bạn được tiếp cận, làm quen với giao dịch thương mại quốc tế, vận tải cũng như các phương thức thay toán quốc tế.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh cũng là một trong những vị trí công việc tiềm năng dành cho sinh viên ngành học này. Với vị trí này, bạn sẽ phụ trách tìm kiếm đối tác nước ngoài. Sau đó, bạn cần dựa vào khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán để có thể ký kết hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp này. Sở hữu sự am hiểu thị trường cùng khả năng ngoại ngữ tốt, cơ hội việc làm nhân viên kinh doanh sẽ vô cùng rộng mở với bạn.

Chuyên viên hoạch định chính sách

Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc là vị trí không thể thiếu trong phòng Kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp. Dựa trên sự hiểu biết và những nghiên cứu về kinh tế trong nước cũng như thế giới, vị trí này sẽ xây dựng cho doanh nghiệp những chính sách kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

Chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu

Ngoài ra, nếu bạn yêu thích con đường học tập, nghiên cứu chuyên sâu thì bạn có theo đuổi vị trí chuyên gia giảng dạy và nghiên cứu về ngành. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi ở bạn một kiến thức sâu rộng, toàn diện cùng khả năng truyền thụ tốt.

Học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc hay không?

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Làm ở đâu? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, nhất là những bạn học sinh đang có ý định theo đuổi ngành này.

Thực tế, đây là ngành đòi hỏi rất nhiều vốn kiến thức liên quan đến kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Thêm vào đó, ngành này còn yêu cầu về vốn ngoại ngữ tốt, khả năng đàm phán đỉnh cao để đưa ra các quyết định đúng đắn. Bởi vậy mà nhân lực ngành này luôn nhận được sự săn đón vô cùng lớn.

Theo ông Trần Anh Tuấn (Nguyên phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM) cho biết nhóm ngành kinh tế là ngành chưa bao giờ hạ nhiệt.

“Đây là nhóm ngành được nhiều học sinh yêu thích. Hơn nữa, nhóm ngành kinh tế vẫn đang chiếm một tỷ trọng cao trong nhu cầu nhân lực của thành phố (chiếm 33% tổng nhu cầu). Đồng thời, đây cũng là thời kỳ hội nhập, đặc biệt là khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN thì nhóm ngành này chiếm ưu thế”.

Cũng chính bởi vậy, các bạn sinh viên tốt nghiệp sẽ sở hữu chuyên môn sâu, năng động, tự tin và có cơ hội làm việc tại nhiều công ty lớn của Việt Nam và nước ngoài.

Mức lương dành cho ngành Kinh tế đối ngoại

Với độ hot cùng nhu cầu tuyển dụng cao, ngành kinh tế đối ngoại được xếp vào top các ngành có mức lương rất khủng.

Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng. Với những ai đã có trên 1 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ khoảng 8 – 10 triệu đồng/ tháng. Riêng những người làm việc lâu năm trong ngành, năng lực, trình độ cao thì mức lương có thể đạt 14 – 20 triệu đồng/ tháng (Theo Salaryexplorer)

Như vậy, bài viết trên đây của JobsGO đã tổng hợp các thông tin về ngành kinh tế đối ngoại cũng như cơ hội việc làm ngành này. Mong rằng các bạn trẻ có thể nắm chắc những vấn đề quan trọng, từ đó đưa ra sự lựa chọn ngành nghề phù hợp, phát triển tương lai, sự nghiệp của bản thân mình nhé.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner