Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

ngành kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế (International business) đang là một trong những khối ngành HOT nhất hiện nay với mức điểm chuẩn và tỉ lệ chọi cao chót vót vót. Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu cụ thể ngành kinh doanh quốc tế là gì, cơ hội việc làm ra sao và có dễ xin việc hay không để có thể chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế là ngành học về các hoạt động giao dịch, kinh doanh, buôn bán được thực hiện giữa các doanh nghiệp, tổ chức của hai hay nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sinh viên ngành KDQT sẽ được hướng vào hai nhóm kiến thức chính như sau:

Thứ nhất, khối kiến thức nền tảng, tổng quan về kinh doanh quốc tế, bao gồm: môi trường kinh doanh quốc tế, pháp luật trong kinh doanh quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, quản trị dự án đầu tư quốc tế. 

Thứ hai, khối kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn sâu trong hoạt động kinh doanh quốc tế, bao gồm: marketing quốc tế, xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, logistics và vận tải quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng,… Đây là những môn học cung cấp kiến thức nghiệp vụ và là cơ sở để sinh viên có thể xây dựng định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường

ngành kinh doanh quốc tếHọc ngành kinh doanh quốc tế có dễ xin việc không?

>>> Xem thêm: Học kinh tế quốc tế ra làm gì? 7 cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất!

So sánh kinh doanh quốc tế với kinh tế đối ngoại

Cả hai ngành học này đều có chuyên môn sâu về xuất nhập khẩu, logistics, giao nhận hàng hóa, tuy nhiên KDQT thiên về hoạt động kinh doanh còn KTĐN tập trung về các vấn đề kinh tế 

So sánh kinh doanh quốc tế với kinh tế quốc tế

Kinh tế quốc tế là ngành học chuyên sâu về kinh tế học, bao gồm các hoạt động phân tích, nghiên cứu, dự báo,… các hoạt động thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, chủ yếu là kinh tế vĩ mô. Còn kinh doanh quốc tế tập trung vào hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức, doanh nghiệp,…

>>> Tham khảo: Học kinh doanh quốc tế ra làm gì? Nghề nghiệp với thu nhập đáng ao ước

Các trường đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế

Nếu bạn muốn tìm ngành kinh doanh quốc tế có ở trường nào để đăng ký học thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn

Tại miền Bắc: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Đại học FPT,…

Tại miền Trung: Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Đại học Phan Thiết,…

Tại miền Nam: Đại học Ngoại thương (CS2), Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Kinh tế – tài chính TP.HCM, Đại học Tài chính – Marketing,…

Ngành Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm ngành kinh doanh quốc tế rất rộng mở, bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức,… với nhiều vị trí khác nhau:

Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistics, quản trị chuỗi cung ứng

Sinh viên kinh doanh quốc tế được đào tạo bài bản, chuyên sâu về xuất nhập khẩu và logistics, do đó đây là định hướng phổ biến sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể trở thành nhân viên chứng từ, sales xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa, kho vận, trade marketing,… tại bộ phận xuất nhập khẩu, các công ty xuất nhập khẩu, công ty forwarder, hãng tàu, cảng biển, cảng hàng không, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ, siêu thị,…

Chuyên viên tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

Khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế, bạn có thể trở thành một chuyên viên xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nước ngoài tại các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, hoặc bộ phận thị trường nước ngoài của các công ty Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, phân tích đối thủ, xây dựng kế hoạch đầu tư và quảng bá sản phẩm, khai thác thị trường mới nhằm mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

ngành kinh doanh quốc tếMở rộng thị trường nước ngoài

>>> Tham khảo: Nhân viên kinh doanh quốc tế – ngành nghề đáp ứng thời thế hội nhập

Chuyên viên thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế

Nếu có định hướng phát triển trong khối ngành tài chính, bạn có thể làm việc tại bộ phận thanh toán quốc tế của các ngân hàng, hoặc trở thành chuyên viên tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp.

Bộ phận thanh toán quốc tế chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo các phương thức như L/C, D/P, D/A, giao dịch tài trợ thương mại, thu tín dụng, nhờ thu/chuyển tiền, bảo lãnh nước ngoài, chiết khấu/ tái chiết khấu/ đồng chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, tra soát thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn,…

Ngoài ra, cơ hội làm việc dành cho sinh viên ngành KDQT rất rộng mở với những vị trí: chuyên viên marketing quốc tế, chuyên viên đối ngoại, tư vấn quản trị kinh doang nước ngoài, giảng viên,…

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu về ngành kinh doanh quốc tế, bạn đã có thêm định hướng khi chọn lựa nghề cho bản thân. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm