Ngành khoa học cây trồng và những cơ hội nghề nghiệp khi ra trường
Hiện nay, khi ngành nông nghiệp nước ta đang ngày càng phát triển thì ngành khoa học cây trồng đang chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và rất cần nguồn nhân lực cho ngành. Vì thế việc lựa chọn theo học ngành khoa học cây trồng cũng là một ý tưởng tuyệt vời.
Nội Dung Chính
Ngành khoa học cây trồng là gì?
Ngành khoa học cây trồng là một ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp được rất nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm. Ngành khoa học cây trồng được hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất là người học sẽ phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng như: ánh sáng, nhiệt độ, phân bón,… và ngay cả những yếu tố gây nguy hại như cỏ dại, sâu bệnh… Ngành khoa học cây trồng cũng sẽ nghiên cứu phát minh ra cách nhân giống cây trồng khác nhau, các kỹ thuật canh tác cây trồng, các biện pháp bảo vệ thực vật. Có thể nói ngành khoa học cây trồng là một ngành ảnh động trực tiếp đến năng suất cây trồng.
Ngành khoa học cây trồng là một ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp được rất nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm. Ảnh minh hoạ
Ngành khoa học cây trồng thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Đối với ngành khoa học cây trồng sẽ có rất nhiều tổ hợp các môn thi để cho thí sinh lựa chọn. Các trường đại học sẽ xét tuyển kết quả thi trung học phổ thông để chọn ra các thí sinh đỗ vào ngành:
– Khối A00: Toán, Lý, Hoá
– Khối A01:Toán, Lý, Tiếng Anh
– Khối A02: Toán, Lý, Sinh
– Khối A11: Toán, Hoá, GDCD
– Khối A16: Toán, KHTN, Văn
– Khối B00: Toán, Hoá, Sinh
– Khối B02: Toán, Sinh, Địa
– Khối B03: Toán, Sinh, Văn
– Khối B04: Toán, Sinh, GDCD
– Khối B08: Toán, Sinh, Anh
– Khối C02: Văn, Toán, Hoá
– Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
– Khối D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
Hiện nay, điểm chuẩn của ngành khoa học cây trồng còn phụ thuộc vào số lượng chỉ tiêu cũng như thanh điểm chuẩn của từng trường khác nhau. Đối với ngành này điểm chuẩn thường không quá cao chỉ dao động trong khoảng từ 15 đến 19 điểm. Đây là mức điểm phù hợp với năng lực của nhiều bạn thí sinh và cũng là điều kiện thuận lợi để cho các bạn thí sinh có đam mê với ngành này theo học.
Các trường đào tạo ngành khoa học cây trồng
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành khoa học cây trồng nên thí sinh có thể chọn trường phù hợp với khả năng của bản thân để đăng kí như sau:
Khu vực miền Bắc
– Học viện Nông nghiệp Việt Nam
– Đại học Hải Phòng
– Đại học Lâm Nghiệp
– Đại học Tân Trào
– Đại học Nông lâm Bắc Giang
– Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
– Đại học Hùng Vương
Khu vực miền Trung
– Đại học Kinh tế Nghệ An
– Đại học Nông lâm – Đại học Huế
– Đại học Hà Tĩnh
– Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Nam
– Đại học Kiên Giang
– Đại học Tiền Giang
– Đại học Cần Thơ
– Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
– Đại học An Giang
Ảnh minh hoạ
Phân loại ngành học của ngành khoa học cây trồng
Đối với ngành khoa học cây trồng được chia ra làm 3 chuyên ngành chính để sinh viên tiện theo dõi và chọn lựa ngành học phù hợp với bản thân.
Chuyên ngành khoa học cây trồng
Đây là chuyên ngành chuyên nghiên cứu, phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến cây trồng cũng như sự phát triển của cây trồng như lựa chọn cách tạo và nhân giống, yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, kỹ thuật canh tác các loại cây trồng… Bên cạnh đó, khi học ngành này thì sinh viên sẽ được tiếp cận với các phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất để mang đến cho mọi người giống cây trồng sạch, an toàn và chất lượng.
Chuyên ngành chọn giống cây trồng
Khi theo học chuyên ngành chọn giống cây trồng sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về kỹ thuật canh tác, kiến thức về di truyền, phương pháp chọn giống và cách tạo giống để cho ra đời những sản phẩm cây trồng chất lượng cao, năng suất lớn.
Chuyên ngành khoa học cây dược liệu
Với điều kiện tự nhiên của Việt Nam thì đây là một trong những điều kiện để tạo tiềm năng lớn về cây dược liệu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có được kế hoạch quy hoạch, phân vùng và sản xuất nguyên liệu hiệu quả để đáp ứng được nhu cầu xã hội. Do đó, sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu trong việc tuyển chọn, nhân giống, chế biến và bảo quản dược liệu…
Những yếu tố cần thiết để theo học ngành khoa học cây trồng
Ngoài những kiến thức được giảng dạy thì sinh viên theo học ngành khoa học cây trồng cần phải có những yếu tố cơ bản sau đây:
– Đầu tiên cần phải là người yêu thích nông nghiệp.
-Đam mê với cây trồng và mong muốn tìm hiểu và khám phá những cái mới mẻ.
-Có khả năng nhận định, phân tích vấn đề.
-Có tư duy logic và tinh thần trách nhiệm.
-Nhanh nhạy, chịu khó tìm tòi các phương pháp mới.
Cơ hội việc làm của ngành khoa học cây trồng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành khoa học cây trồng có cơ hội làm việc trong nhiều cơ quan khác nhau với những vị trí như sau:
-Làm việc tại các cơ quan quản lý nông nghiệp như: bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp hay các trung tâm nghiên cứu về giống cây trồng,…
-Trở thành nhân viên trong các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp,…
-Làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
-Trở thành nghiên cứu sinh trong các trung tâm nghiên cứu hay các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu về giống cây trồng.
-Trở thành giảng viên bộ môn tại các trường đại học, cao đẳng.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành khoa học cây trồng có cơ hội làm việc trong nhiều cơ quan khác nhau. Ảnh minh hoạ
Mức thu nhập trung bình cho người học ngành khoa học cây trồng
Đối với ngành khoa học cây trồng mức thu nhập thường chỉ dao động trong khoảng từ 5 – 15 triệu đồng mỗi tháng. Đây được cho là một ngành nghề có mức thu nhập thấp so với các ngành nghề khác nên dù cho nhiều học sinh yêu thích ngành này cũng không theo học.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chính xác, đầy đủ nhất về ngành khoa học cây trồng để bạn có thể đưa ra những lựa chọn cho nghề nghiệp của mình.