Ngành khoa học cây trồng thất nghiệp hay vô vàn nghề nghiệp?

Ngành khoa học cây trồng thất nghiệp hay vô vàn nghề nghiệp?

Có nhiều bạn lo lắng học Nông nghiệp hay cụ thể ở đây là ngành Khoa học cây trồng ra trường thất nghiệp, không xin được việc làm. Nhưng bạn có biết: 92% sinh viên ngành Khoa học cây trồng sau khi tốt nghiệp đều tìm được việc làm.

Tại sao tỉ lệ đó lại cao như vậy?

Bạn có thể cảm nhận thời tiết những năm gần đây ngày càng thất thường, đó là do biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Hơn nữa, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, dịch bệnh gia tăng. Những điều đó khiến cho nước ta cần gấp một lượng lớn nguồn nhân lực giúp cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

Vậy ngành Khoa học cây trồng là gì và kĩ sư ngành Khoa học cây trồng có thể làm những công việc gì?

1. Ngành khoa học cây trồng là gì?

Ngành khoa học cây trồng là ngành nghiên cứu về:

– Giống cây trồng: chọn lựa cây, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

– Các yếu tố làm gia tăng sự phát triển của cây trồng (như: di truyền, ánh sáng, nước, nhiệt độ, dưỡng chất, phân bón)

– Những ảnh hưởng ngăn cản sự phát triển của cây trồng (cỏ dại, bệnh và côn trùng…).

– Phương pháp chọn tạo giống, nhân giống cây trồng, kỹ thuật canh tác các loại cây lương thực, cây ăn trái, cây công nghiệp…

Đọc thì có vẻ phức tạp và khó hiểu nhưng bạn có thể nghĩ đơn giản, nếu học ngành này thì bạn chính là người tạo ra những giống cây mới; bạn cũng chính là người sẽ tìm ra những phương pháp, công nghệ tối ưu nhất để canh tác khiến cho người nông dân bớt vất vả và có được một mùa màng bội thu hơn; chính bạn cũng là người góp phần khiến cho đất nước có nguồn lương thực thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng.

Ngô nếp tím (Zea mays L. var. ceratina) - giống ngô nếp tím giàu anthocyanin đầu tiên tại Việt Nam.Ngô nếp tím (Zea mays L. var. ceratina) - giống ngô nếp tím giàu anthocyanin đầu tiên tại Việt Nam.

2. Việc làm cho kĩ sư ngành Khoa học cây trồng

Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng bạn có rất nhiều lựa chọn công việc.

Như cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực trồng trọt, chọn giống cây trồng và bảo vệ thực vật…

Bạn có thể làm việc tại:

+ Cơ quan quản lý về nông nghiệp như: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, trung tâm giống nông nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học và công nghệ…

Giáo sư Ngô Thế Dân làm việc tại Bộ NN&PTNT (thứ hai, từ trái sang) Giáo sư Ngô Thế Dân làm việc tại Bộ NN&PTNT (thứ hai, từ trái sang)

+ Viện, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng

+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã (công ty giống cây trồng, công ty phân bón, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp…)

+ Các trường đại học và cao đẳng với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học

+ Các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến nông học và giống cây trồng

+ Hoặc có thể tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực cây trồng.

Chủ cơ sở sản xuất 600 giống hoa hồng trên diện tích 6ha  Bà Lê Thị Thu Hằng – Cựu sinh viên VNUA (Khóa 50)Chủ cơ sở sản xuất 600 giống hoa hồng trên diện tích 6ha  Bà Lê Thị Thu Hằng – Cựu sinh viên VNUA (Khóa 50)

3. Giới thiệu về ngành khoa học cây trồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Là một trong những ngành đầu tiên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (năm 1956), trải qua 62 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng chục vạn kỹ sư khoa học cây trồng. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp.

Không chỉ là ngành đào tạo chuyên và lâu năm, ngành khoa học cây trồng của Học viện còn rất được chú trọng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại như (giảng đường, phòng thí nghiệm…), hệ thống thư viện điện tử phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Học viện còn có đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghề và có trình độ cao với 72,6% giảng viên là tiến sỹ. Trong đó trên 86% giảng viên đều được đào tạo ở các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, Học viện còn đưa ra rất nhiều cơ hội học bổng, học tập nâng cao trình độ, giao lưu sinh viên quốc tế.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng (bên trái) PGS.TS Trần Thị Minh Hằng (bên trái)

Bạn yêu thích cây trồng, yêu môi trường và muốn giúp ích cho nền nông nghiệp nước nhà vậy còn ngại ngần gì nữa mà không chọn ngành khoa học cây trồng ngay.

Đăng ký ngay nguyện vọng vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam để được học tập tốt nhất. Mã trường: HVN, Mã ngành: 7620110, Tổ hợp tuyển sinh: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Sinh, Hóa), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh).