Ngành khoa học cây trồng ra làm gì – Cơ hội việc làm hấp dẫn

Bạn yêu thích nông nghiệp, muốn tìm hiểu cây trồng, vậy thật tuyệt vời khi lựa chọn theo học ngành khoa học cây trồng. Cùng lời giải của ngành khoa học cây trồng ra làm gì trong bài viết này để vững chắc hơn với định hướng nghề nghiệp của bạn nha!

1. Định nghĩa đơn giản cho ngành khoa học cây trồng

Việt Nam với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, nên ngành khoa học cây trồng là sự lựa chọn để học về nông nghiệp của rất nhiều người hiện nay. Để hiểu chính xác hơn về ngành khoa học cây trồng này như thế nào, hãy cùng đọc ngay những chia sẻ trong bài viết này để có được định nghĩa cơ bản, dễ hiểu cho bạn như sau:

Ngành khoa học cây trồng là chuyên ngành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng như ánh sáng, sự di truyền, dưỡng chất, nhiệt độ, phân bón, thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật),… cùng với nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cây trồng như sâu bệnh, côn trùng, cỏ dại. Qua chương trình học bạn biết cách để nhân giống cây trồng khác nhau, có kỹ thuật về canh tác cây trồng cho từ nhóm cây, các biện pháp về bảo vệ thực vật.

Định nghĩa đơn giản cho ngành khoa học cây trồng Định nghĩa đơn giản cho ngành khoa học cây trồng

Đây là một ngành liên quan đến nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và mang lại những hiệu quả tốt khi phát triển các giống cây trồng cho năng xuất. Cây trồng là một trong ba loại cây thực phẩm chính mà hiện nay được tiêu thụ trong và ngoài nước.

2. Theo chân khoa học cây trồng bạn sẽ thu thập được những gì?

Theo học ngành khoa học cây trồng, bạn sẽ cảm thấy thú vị và tiếp thu cho mình nhiều kiến thức. Bạn có được cho bản thân mình những kiến thức về dinh dưỡng cây trồng, sinh lý thực vật, di truyền quần thể – số lượng, hài thái giải phẫu thực vật, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, cơ khí nông nghiệp, hệ sinh thái nông nghiệp, khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, chọn giống cây trồng, phì nhiêu đất, bệnh cây trồng, kỹ thuật sản xuất rau sạch, công nghệ hạt giống, bảo quản sau thu hoạch, kiểm định hạt giống, phòng trừ sinh học côn trùng,…

Theo chân ngành khoa học cây trồng bạn sẽ thu thập được những gì? Theo chân khoa học cây trồng bạn sẽ thu thập được những gì?

Không chỉ được đào tạo các kiến thức về chuyên môn, bạn còn được đào tạo để có các kỹ năng về thống kê, các nguyên tắc trong di truyền học, xử lý số liệu thí nghiệm, kiến thức về việc xử lý các vấn đề về đất đai, phân bón, kiến thức về việc cải tiến và xây dựng công trình canh tác, chọn giống cây trồng, kỹ năng về quản lý và kiểm tra, kiểm soát với quá trình sản xuất nông nghiệp, kỹ năng về điều hành nông trại, các quy hoạch khác nhau,…

Đó sẽ là các kiến thức bạn nhận được khi theo học với các ngành khoa học cây trồng theo chương trình đào tạo tại các trường đại học. Qua đó bạn không những có kiến thức chuyên môn, chương trình học sẽ đem đến cho các bạn sinh viên các kiến thức về thực hành, các kỹ năng và kỹ thuật để hành nghề sau khi tốt nghiệp.

3. Thông tin cơ bản cần biết với ngành khoa học cây trồng

Tìm hiểu thông tin về trường các bạn sẽ tìm kiếm môi trường học, ngành học này xét tuyển với những khối thi nào và điểm chuẩn chuẩn của ngành khoa học cây trồng tại các trường đại học này như thế nào. Để có định hướng tốt nhất về chọn trường đào tạo cho bản thân thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong phần dưới đây nhé:

3.1. Môi trường đào tạo khoa học cây trồng uy tín, chất lượng cho lựa chọn

Môi trường đào tạo ngành khoa học cây trồng uy tín, chất lượng cho lựa chọn Môi trường đào tạo khoa học cây trồng uy tín, chất lượng cho lựa chọn

Ngành khoa học cây trồng hiện nay được đào tạo bởi khá nhiều các trường đại học khác nhau trên cả nước, du bạn ở phía Bắc, phía Nam hay bạn ở khu vực miền Trung thì đều có cơ hội được hợp ngành này với các trường đại học như sau:

  • Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội

  • Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội

  • Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế

  • Trường Đại học Hà Tĩnh

  • Trường Đại học Cần Thơ

  • Trường Đại học Tiền Giang

  • Trường Đại học Nông Lập – Đại học Thái Nguyên

  • Trường Đại học Hải Phòng

  • Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

  • Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

  • Trường Đại học Tây Nguyên

  • Trường Đại học Hùng Vương

  • Trường Đại học Tân Trào

  • Trường Đại học Kiên Giang

  • Trường Đại học An Giang

  • Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai

Có rất nhiều các sự lựa chọn các trường đại học khác nhau khi muốn theo đuổi ngành khoa học cây trồng hiện nay tại nước ta. Với danh sách nêu tên các trường ở trên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các trường để quyết định một ngôi trường phù hợp nhất với bản thân bạn.

3.2. Khối xét tuyển vào trường với ngành học khoa học cây trồng

Cũng giống như trường đại học đào tạo, bởi có rất nhiều các trường đại học khác nhau đào tạo ngành khoa học cây trồng nền khối xét tuyển cho ngành học này cũng rất đa dạng các nhóm môn thui khác nhau. Cùng kể tên các khối thi được các trường tuyển đầu với với ngành khoa học cây trồng để lựa chọn một khối thi phù hợp nhất với khả năng học tập của bạn:

Khối xét tuyển vào trường với ngành học khoa học cây trồng Khối xét tuyển vào trường với ngành học khoa học cây trồng

  • Khối thi tuyển đầu vào A00 gồm có toán học, hóa học, vật lý.

  • Khối thi tuyển đầu vào A01 gồm có toán học, tiếng Anh, vật lý.

  • Khối thi tuyển đầu vào A02 gồm có toán học, sinh học, vật lý.

  • Khối thi tuyển đầu vào B00 gồm có sinh học, hóa học, toán học.

  • Khối thi tuyển đầu vào B02 gồm có địa lý, sinh học, toán học.

  • Khối thi tuyển đầu vào B03 gồm có sinh học, ngữ văn, toán học.

  • Khối thi tuyển đầu vào C02 gồm có toán học, hóa học, ngữ văn.

  • Khối thi tuyển đầu vào D01 gồm có tiếng Anh, toán học, ngữ văn.

  • Khối thi tuyển đầu vào D07 gồm có tiếng Anh, hóa học, toán học.

Với các khối thi ở trên, bạn đã lựa chọn được cho mình một khối thi phù hợp với khả năng của mình hay chưa? Hãy cho chúng tôi biết bạn thế mạnh ở khối thi nào, chúng tôi sẽ tư vấn lựa chọn trường phù hợp nhất với bạn trong bình luận của bài viết này.

3.3. Điểm chuẩn xét tuyển bạn cần quan tâm

Tùy thuộc vào các cơ sở đào tạo, các trường đại học khác nhau mà điểm chuẩn xét tuyển trường của ngành đều khác nhau. Đặc biệt, đây không phải là ngành “hot” nên điểm chuẩn đầu vào khá thấp, phù hợp với khả năng học tập của nhiều bạn, đặc biệt là với các bạn đam mê về cây trồng, nông nghiệp hiện nay.

Điểm chuẩn xét tuyển bạn cần quan tâm ngành khoa học cây trồng Điểm chuẩn xét tuyển bạn cần quan tâm

Trong những năm gần đây điểm chuẩn xét tuyển vào ngành khoa học cây trồng thường giao động từ 14 điểm – 19 điểm tùy thuộc vào từng trường bạn chọn. Những nhìn chung với mức điểm xét tuyển này vẫn sẽ phù hợp với năng lực và dễ đậu vào trường với nhiều bạn trẻ hiện nay.

Việc làm kỹ thuật nông nghiệp

4. Các cơ hội việc làm cho sinh viên khoa học cây trồng sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư khoa học cây trồng bạn có nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Dù ngành nông nghiệp ngày nay không được đẩy mạnh phát triển trong tỷ trọng nền kinh tế nhưng nó vẫn là một ngành rất quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay. Sau tốt nghiệp cơ hội việc làm bạn có thể tìm thấy cho bản thân bao gồm:

Thứ nhất, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các cơ quan quản lý về nông nghiệp hiện nay ở nước ta, làm việc tại các đơn vị của bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp, các trung tâm nghiên cứu về giống cây trồng, trung tâm khuyến nông, trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp,… hoặc làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Các cơ hội việc làm cho sinh viên ngành khoa học cây trồng sau khi ra trường Các cơ hội việc làm cho sinh viên khoa học cây trồng sau khi ra trường

Thứ hai, cơ hội việc làm về nghiên cứu cây trồng tại các viện nghiên cứu, các trung tập nghiên cứu hoặc các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu đối với các giống cây trồng, liên quan đến ngành nông nghiệp.

Thứ ba, làm việc với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước dưới vai trò là một giảng viên chuyên ngành khoa học cây trồng.

Thứ tư, bạn cũng sẽ có cơ hội thử sức làm giàu từ nông nghiệp với việc tự tạo lập cho bản thân các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trồng cấy cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Cơ hội việc làm cho bạn rất nhiều, để tìm được một môi trường làm việc lý tưởng nhất cho bản thân thì đừng quên việc trang bị cho bản thân kiến thức và chuyên môn cũng như các kiến thức nghiên vụ để phục vụ và đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp.

Tìm kiếm việc làm

5. Một số vị trí công việc dễ tìm kiếm bằng kỹ sư khoa học cây trồng

Có nhiều các vị trí công việc với ngành khoa học cây trồng sau khi tốt nghiệp bạn tìm được, gợi ý cho bạn về một số vị trí dễ tìm với mức thu nhập hấp dẫn như sau:

5.1. Kỹ sư nông nghiệp hữu cơ

Ngành khó học cây trồng - Kỹ sư nông nghiệp hữu cơ Kỹ sư nông nghiệp hữu cơ

Một kỹ sư nông nghiệp hữu cơ cần thực hiện các công việc như lên kế hoạch làm việc cho bản thân, thực hiện việc xây dựng các quy trình trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay, thực hiện việc giám sát tình hình phát triển cây trồng để biết được được thực trạng sinh trưởng và sâu bệnh để từ đó đưa ra các phương án xử lý phù hợp; dự báo về sản lượng cây trồng cho bộ phận kinh doanh, áp dụng vào quá trình sản xuất các khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.

Với vị trí công việc này, bạn có thể nhận được mức thu nhập rất hấp dẫn cho bản thân vào khoảng 12 triệu – 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào môi trường làm việc, kinh nghiệm làm việc mà bạn có cùng với chuyên môn trong ngành.

5.2. Kỹ sư nông nghiệp

Kỹ sư nông nghiệp cũng là một vị trí công việc được tuyển dụng nhiều, với vị trí công việc này bạn thường phải thực hiện với các công việc như: Thực hiện việc chăm sóc cây trồng, thiết kế các kế hoạch và quy trình trong chăm sóc và thực hiện, phân tích các dự án và đánh giá tình hiệu quả của công việc, thực hiện các công việc chuyên môn khác tùy thuộc với công ty, cơ sở bạn làm việc chuyên về lĩnh vực như thế nào.

Với vị trí công việc này, tùy thuộc vào môi trường làm việc mà bạn đang đảm nhận, mức thu nhập của bạn cũng có sự khác nhau, trung bình hàng tháng, mức thu nhập bạn có thể đạt được rơi vào khoảng  8 triệu – 10 triệu đồng/tháng.

Tìm việc làm kỹ sư nông nghiệp​

Ngành khoa học cây trồng - Kỹ sư nông nghiệp Kỹ sư nông nghiệp

5.3. Kỹ sư trồng trọt

Vị trí tuyển dụng kỹ sư trồng trọt được tuyển dụng nhiều với các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cho lợi ích và tiêu dùng của cong người. Với vị trí công việc làm một kỹ sư trồng trọt bạn cần thực hiện các công việc như: ứng dụng các hiểu biết của bản thân về quy trình chăm sóc cây trồng cho từng nhóm cây cụ thể vào thực tiễn công việc, tham gia vào quá trình hình thành và xây dựng lên quy trình sản xuất nông sản, giám sát việc thực hiện trồng trọt của công nhân, áp dụng khoa học – kỹ thuật – công nghệ vào các giống cây trồng để đem lại năng suất công nghiệp cao.

Với vị trí một kỹ sư trồng trọt mức thu nhập bạn có thể nhận được cho vị trí công việc này rời vào khoảng từ 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng.

Việc làm kỹ sư trồng trọt

6. Tố chất được đánh giá là phù hợp cho khoa học cây trồng

Để phát triển bền vững cùng ngành khoa học cây trồng, ngoài việc bạn học thì tố chất sẽ kiến bạn đi đồng hành cùng công việc được lâu hơn, các tố chất bạn cần bao gồm:

Tố chất được đánh giá là phù hợp cho ngành khoa học cây trồng Tố chất được đánh giá là phù hợp cho khoa học cây trồng

Một là, bạn yêu thích nông nghiệp, muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển chúng.

Hai là, có khả năng phân tích vấn đề, thu thập thông tin và các kiến thức trong quá trình học tập và làm việc.

Ba là, có tinh thần trách nhiệm, thích khám phá , có tư duy logic và đặc biệt là thích tìm hiểu về thực vật, cây trồng để mang đến những hiệu quả tốt nhất trong nông nghiệp.

Hy vọng với các thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có chính xác câu trả lời cho ngành khoa học cây trồng ra làm gì. Chúc bạn thành công với lựa chọn ngành học này cho mình. 

Chia sẻ: