Ngành điều dưỡng là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo điều dưỡng

Điều dưỡng là một ngành liên quan đến sức khỏe của con người, bạn đã biết ngành điều dưỡng là gì hay chưa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về ngành điều dưỡng, vai trò và chức năng của một điều dưỡng viên. Nếu bạn đang là người tìm hiểu ngành này thì hãy theo dõi đến cuối bài để biết những ngôi trường hàng đầu đang giảng dạy. Cùng theo dõi nhé!

Ngành điều dưỡng là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo điều dưỡng

I. Ngành điều dưỡng là gì?

Ngành điều dưỡng là gì?

1. Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là một ngành nghề thuộc hệ thống y tế. Đây là công việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe của con người. Người làm điều dưỡng sẽ cùng với bác sĩ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

2. Lịch sử hình thành

Vào khoảng thế kỷ thứ X trước Công nguyên, một số chàng trai đã bắt đầu công việc chăm sóc, quan sát bệnh nhân tại Hippocratic Corpus. Đến khoảng 600 năm trước Công nguyên, ở Ấn Độ có những ghi chép lại trong Sushruta Samhita, nói về vai trò của người chăm sóc bệnh nhân.

Sau đó, những nữ tu sĩ, nhà sư và thành viên của các dòng tu cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ chăm sóc tương tự với điều dưỡng ngày nay. Vào thế kỷ 19, Florence Nightingale đã đặt nền móng cho ngành điều dưỡng chuyên nghiệp. Bà được xem là nữ điều dưỡng viên đầu tiên. Giai đoạn này, chiến tranh ở khắp nơi, vì vậy, đây được biết đến là giai đoạn mà các điều dưỡng viên hoạt động mạnh mẽ nhất.

Đến thế kỷ 20, điều dưỡng viên đã được đào tạo tại các bệnh viện. Đến kỷ nguyên hiện đại thì điều dưỡng viên được đào tạo theo các cấp bậc đại học và sau đại học. Ngày càng có nhiều sự công nhận cho ngành điều dưỡng và nó trở thành một nghề quan trọng trong xã hội.

3. Ai là người sáng lập ra ngành điều dưỡng

Bà tổ ngành điều dưỡng là Florence Nightingale (1820 – 1910), từ khi còn bé, Florence đã có tư chất thông minh và nền tảng giáo dục tốt. Bà am hiểu nhiều về triết học, tôn giáo và cả chính trị. Dù sinh ra trong gia đình kha sgiar nhưng bà vẫn luôn thích thú với công việc chăm sóc những người nông dân ốm đau, bệnh tật. Đam mê này bị phản đối kịch liệt nhưng bà vẫn quyết tâm theo đuổi. Từ đó, bà đã sáng lập ra ngành điều dưỡng. 

Florence để lại nhiều đóng góp quý báu cho ngành điều dưỡng. Thế giới lấy ngày sinh của bà làm ngày Điều dưỡng quốc tế (12/05). Và cũng trong lịch sử nước Anh, chưa có một người phụ nữ nào được quân đội và dân chúng yêu quý như Florence Nightingale.

II. Phân biệt tên gọi y tá và điều dưỡng

Phân biệt tên gọi y tá và điều dưỡng

Y tá và điều dưỡng tuy cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực hoạt động, thế nhưng vai trò và trách nhiệm của họ là không giống nhau. Nếu không phân biệt rõ ràng thì người đang hành nghề điều dưỡng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội trong nghề.

Nhiệm vụ của một y tá là thực hiện y lệnh của bác sĩ, trong khi đó, điều dưỡng là người có chức năng phối hợp chặt chẽ với các ngành nghề khác trong hệ thống y tế. Hệ đào tạo của y tá chỉ có sơ cấp và trung cấp, còn điều dưỡng được đào tạo và thực hành ở 4 cấp độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Thậm chí, người làm điều dưỡng sau khi nghỉ hưu tiếp tục học tập và được cấp bằng tiến sĩ điều dưỡng.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm ngành dược:

– Dược sĩ bán thuốc An Khang

– Quản lý nhà thuốc An Khang

III. Vai trò và chức năng của điều dưỡng

Vai trò và chức năng của điều dưỡng

1. Vai trò

– Người chăm sóc: Là một điều dưỡng chăm sóc, theo dõi sức khỏe người bệnh tận tình, chu đáo là ưu tiên hàng đầu. Sẽ không có máy móc nào có thể nhận diện và thấu hiểu con người tốt hơn là con người. Việc chăm sóc này sẽ thúc đẩy, nâng cao sức khỏe giúp quá trình điều trị được rút ngắn.

– Người truyền tin: Không chỉ là truyền tin với người bệnh, mà điều dưỡng còn là người truyền tin cho những người chịu trách nhiệm liên quan khác. Truyền đạt kịp thời thông tin, tình hình sức khỏe của người bệnh đến bác sĩ chuyên môn từ đó kịp thời chữa trị. Việc truyền tin này được thực hiện chính xác, rõ ràng cả bằng lời nói và bằng chữ viết.

– Người hướng dẫn: Điều dưỡng là người đủ kỹ năng là chuyên môn để giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Việc hướng dẫn này không chỉ trong lúc điều trị mà cả khi đã khỏe mạnh muốn cải thiện và duy trì sức khỏe. Là người trực tiếp chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, với những kiến thức và kỹ năng, chỉ cần có phương pháp giảng dạy phù hợp, điều dưỡng viên là người hướng dẫn sức khỏe tốt hơn ai hết.

– Người tư vấn: Việc tư vấn sẽ giúp bệnh nhân hạn chế cảm thấy bị căng thẳng. Những thông tin thường được tư vấn như tâm lý, kiến thức sức khỏe, tình cảm, tri thức giúp người bệnh thay đổi và kiểm soát được hành vi, tìm đến những thứ tốt đẹp. Để tư vấn hiệu quả, điều dưỡng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, phân tích tình hình, tổng hợp thông tin, theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện của người bệnh.

– Người biện hộ cho người bệnh: Biện hộ ở đây mang ý nghĩa bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bệnh nhân. Nó thúc đẩy những hành động giúp phục hồi sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt với những bệnh nhân như người cao tuổi, bệnh nhi thì điều dưỡng cần thay mặt bảo vệ quyền lợi của họ.

– Người quản lý: Một điều dưỡng cần phải biết tự quản lý thời gian, quản lý công việc, sắp xếp thời gian làm việc và bàn giao phù hợp. Có rất nhiều việc mà một điều dưỡng cần phải thực hiện trong một ngày, vì vậy người điều dưỡng phải sắp xếp để vừa chăm sóc bệnh nhân đầy đủ, vừa thực hiện đủ y lệnh của bác sĩ.

– Những vai trò khác: Điều dưỡng được xem là chất xúc tác cho mọi quá trình thay đổi của người bệnh. Hỗ trợ bác sĩ xác định vấn đề, nhận thức và thông báo kịp thời tình trạng người bệnh. Vì vậy mà một điều dưỡng vừa là người lãnh đạo, vừa nghiên cứu, vừa thực hiện các công tác hỗ trợ bệnh nhân và bác sĩ.

2. Chức năng

– Chức năng độc lập: Người làm điều dưỡng có thể tiếp đón, nhận định tình trạng của bệnh nhân theo quy trình điều dưỡng. Cùng với đó là theo dõi, đánh giá, lên kế hoạch và thực hiện chăm sóc phù hợp với trình trạng của người bệnh. Những công việc này điều dưỡng hoàn toàn có thể chủ động thực hiện độc lập.

– Chức năng phối hợp: Phối hợp sử dụng thêm kỹ thuật viên và một số thiết bị máy móc để thực hiện chẩn đoán chính xác và điều trị cho bệnh nhân. Điều dưỡng cũng sẽ phối hợp thêm với các bác sĩ, phản ánh lại diễn biến sức khỏe để có được hướng xử lý kịp thời khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển bệnh nặng.

– Chức năng phụ thuộc: Việc cho người bệnh dùng thuốc, thực hiện thủ thuật điều trị hay lấy bệnh phẩm để xét nghiệm sẽ phải theo y lệnh của bác sĩ. Với những công tác chuyên môn của bác sĩ thì điều dưỡng viên chỉ được phụ giúp theo yêu cầu, không được phép tự thực hiện.

IV. Nhiệm vụ của điều dưỡng

Nhiệm vụ của điều dưỡng

1. Điều dưỡng hạng II

– Nhiệm vụ: Điều dưỡng hạng II chịu trách nhiệm thăm khám, nhận định, đánh giá kết quả của bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Việc sơ, cấp cứu, tư vấn, đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra, phải bảo vệ, thực hiện các quyền của bệnh nhân, biện hộ khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Phối hợp với các bác sĩ để tổ chức điều trị cho bệnh nhân, đồng thời, tổ chức giáo dục, đào tạo, phát triển nghề nghiệp.

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Để trở thành một điều dưỡng hạng II cần phải tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng. Bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. Trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ phải từ bậc 3 trở lên, chứng chỉ tiếng dân tộc nếu vị trí công việc yêu cầu.

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Là một điều dưỡng hạng II việc có kiến thức chuyên môn là yếu tố tất yếu. Ngoài ra, phải có hiểu biết về công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Bắt buộc phải thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, ứng phó tốt các tình huống cấp cứu, dịch bệnh. Cần có những kỹ năng tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, phát triển ngành điều dưỡng. Một điều dưỡng bậc III muốn trở thành điều dưỡng bậc II cần có kinh nghiệm tối thiểu 9 năm trong đó 2 năm giữ vị trí điều dưỡng bậc III.

2. Điều dưỡng hạng III

– Nhiệm vụ: Khác với điều dưỡng hạng II, điều dưỡng hạng III không cần phải đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp. Thế nhưng, những nhiệm vụ bắt buộc của một nhân viên điều dưỡng như chăm sóc, thăm khám, theo dõi tình hình sức khỏe người bệnh, sơ cứu, bảo vệ người bệnh hay trao đổi tình hình với bác sĩ thì điều dưỡng hạng III vẫn phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn.

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Để trở thành điều dưỡng hạng III, bạn cần tối thiểu tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều dưỡng. Có trình độ tin học cơ bản và ngoại ngữ đạt bậc 2 trở lên, ở những vị trí sử dụng tiếng dân tộc bạn cũng cần có chứng chỉ tiếng dân tộc đó.

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Là một điều dưỡng hạng II cần có hiểu biết về sức khỏe của cá nhân, gia đình, cộng đồng cũng như hiểu biết về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chủ trương của Nhà nước. Biết sơ cấp cứu, có khả năng giao tiếp, giáo dục, giao tiếp, đào tạo huấn luyện các vấn đề trong nghề điều dưỡng. Để một điều dưỡng hạng IV trở thành điều dưỡng hạng III cần có 2 năm giữ chức vụ điều dưỡng hạng IV đối với người tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 3 năm đối với người tốt nghiệp trung cấp.

3. Điều dưỡng hạng IV

– Nhiệm vụ: Một điều dưỡng hạng IV sẽ có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Bao gồm các công việc thực hiện, theo dõi, đánh giá và báo cáo tình trạng sức khỏe bệnh nhân kịp thời. Đảm bảo an toàn và thực hiện quyền người bệnh. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị, tham gia công việc phân cấp chăm sóc bệnh nhân. 

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Yêu cầu tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành điều dưỡng trở lên. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác cần có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng của Bộ Y tế. Trình độ tin học cơ bản và ngoại ngữ bậc 1 trở lên, có chứng chỉ tiếng dân tộc nếu đảm nhiệm vị trí yêu cầu.

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Điều dưỡng hạng IV phải có hiểu biết về công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cá nhân, cộng đồng theo chủ trương của Nhà nước. Phải là người biết sử dụng các quy trình điều dưỡng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người. Phải có những kỹ thuật điều dưỡng, sơ cứu, cấp cứu, kỹ năng giáo dục sức khỏe cơ bản.

V. Điều kiện cần để trở thành điều dưỡng viên

Điều kiện cần để trở thành điều dưỡng viên

1. Trình độ chuyên môn

Để trở thành một điều dưỡng viên, bạn cần phải có các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và biết cách chăm sóc bệnh nhân theo đúng quy trình. Phải có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, am hiểu cách sử dụng thuốc an toàn. Ngoài ra, những kiến thức để hỗ trợ tâm lý người bệnh, tiêm chích, đo huyết áp, lấy mẫu, truyền dịch cũng phải nắm rõ. Với những vị trí, cấp bậc khác nhau, trình độ chuyên môn sẽ khác nhau, nhưng những yêu cầu cơ bản ở trên điều dưỡng viên bắt buộc phải có.

Một số bằng cấp và chứng chỉ trong ngành điều dưỡng như: chứng chỉ và chương trình điều dưỡng, bằng liên kết điều dưỡng, bằng cử nhân về điều dưỡng, bằng thạc sĩ về điều dưỡng, chương trình tiến sĩ và tiến sĩ điều dưỡng. Dĩ nhiên rằng tùy vào vị trí mà bạn muốn làm việc mà phía bệnh viện hay phòng khám sẽ đòi hỏi các loại bằng cấp khác nhau.

2. Kỹ năng và thái độ

– Sự bình tĩnh là yếu tố tiên quyết: Điều dưỡng viên là người làm việc thường xuyên, luôn túc trực và chứng kiến những trường hợp chuyển bệnh nặng hay đột ngột qua đời. Do đó, bạn phải đảm bảo bản thân đủ bình tĩnh, giữ cho cảm xúc được ổn định thì các công việc mới không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, người an ủi, san sẻ với người nhà bệnh nhân là điều dưỡng viên, vì vậy, phải bình tĩnh thì mới có thể trấn an được họ.

– Lòng trắc ẩn và sự yêu thương: Người bệnh thường hay nóng giận bởi họ luôn nghĩ đến những thứ tiêu cực. Để tránh xảy ra xung đột, điều dưỡng viên cần thấu hiểu, yêu thương bệnh nhân. Đặc biệt, có những trường hợp người bệnh sẽ chuyển tình trạng nặng. Nếu tâm lý họ không ổn định, lòng trắc ẩn và sự yêu thương của điều dưỡng viên sẽ giúp bệnh nhân có tinh thần thoải mái để tiếp tục chống chọi.

– Chú ý về kỹ năng giao tiếp: Làm việc trong một môi trường đông người, từ những người bệnh đến người nhà, với mỗi người khác nhau thì cách điều dưỡng giao tiếp cũng phải được thay đổi linh hoạt. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp điều dưỡng viên nhanh chóng xử lý những vấn đề khó và tiết kiệm thời gian.

– Có kỹ năng đánh giá chuẩn xác: Là người kề cận với bệnh nhân, điều dưỡng phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của họ để kịp thời báo tới bác sĩ. Đó là lý do mà điều dưỡng viên cần phải có kỹ năng đánh giá chuẩn xác. Những đánh giá mà điều dưỡng viên đưa ra sẽ được ghi nhận lại để đưa ra hướng điều trị tốt nhất, nhanh chóng xử lý nhằm tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.

– Giải quyết tình huống linh hoạt, nhanh nhẹn: Điều dưỡng viên phải kịp thời đưa ra quyết định, chủ động chăm sóc người bệnh. Vì thế nên, việc nhanh nhẹn sẽ giúp công việc được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, với những trường hợp gấp, điều dưỡng viên phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để hạn chế tình huống xấu xảy ra.

– Cẩn thận và siêng năng là nguyên tắc vàng: Công việc của điều dưỡng viên liên quan đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng, vì vậy tính cẩn thận được đặt lên rất cao. Cẩn thận sẽ giúp giảm bớt những vấn đề đáng tiếc xảy ra. Còn siêng năng sẽ giúp việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe người bệnh được kịp thời. Cẩn thận và siêng năng sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong công việc.

– Chấp hành các quy định của bệnh viện: Điều dưỡng viên làm việc trong bệnh viện, vì vậy, việc chấp hành các quy định là điều nên làm. Nghiêm chỉnh chấp hành thời gian, công việc, bảo mật thông tin và tôn trọng nguyện vọng bệnh nhân là một số các quy định cần nhớ của điều dưỡng viên.

VI. Cơ hội nghề nghiệp của ngành điều dưỡng

Cơ hội nghề nghiệp của ngành điều dưỡng

1. Nguy cơ của điều dưỡng viên

Nhìn chung, điều dưỡng viên tại các bệnh viện đang trong tình trạng thiếu hụt. Lý do là khối lượng công việc lớn nhưng môi trường làm việc, cũng như đãi ngộ chưa thật sự tốt. Với tính chất công việc nhanh chóng, bất ngờ, việc chăm sóc người bệnh vất vả, quá với sức chịu đựng khiến y tá rất dễ bị chấn thương và căng thẳng.

Việc tăng ca liên tục trong thời gian dài khiến điều dưỡng viên dễ bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, chuyện gặp bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân quá khích, gây xích mích thường xuyên xảy ra. Điều dưỡng viên sẽ phải đối mặt với nguy cơ bạo lực tại nơi làm việc. 

2. Mức lương của điều dưỡng

Tùy vào vị trí, kinh nghiệm và đơn vị công tác mà mức lương sẽ dao động khác nhau. Ở Việt Nam, mức lương của điều dưỡng dao động trong khoảng 7 – 15 triệu/tháng. Ở nước ngoài mức lương này cao hơn rất nhiều, ví dụ như Nhật Bản từ 150.000 – 170.000 JPY/tháng (khoảng 30,6 – 34,6 triệu/tháng), hay ở Đức là 1.900 – 3.500 EURO (khoảng 50 – 90 triệu/tháng) 

3. Cơ hội việc làm ngành điều dưỡng

Ngành điều dưỡng gắn liền với lĩnh vực y tế. So với những bác sĩ cần có trong một bệnh viện thì số lượng điều dưỡng nhiều hơn hẳn. Bác sĩ sẽ đảm nhận khâu chuẩn đoán, kê thuốc trị bệnh, chữa bệnh còn điều dưỡng sẽ phụ trách tất cả các công việc còn lại từ thăm nom, hướng dẫn, chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ cho bác sĩ nắm tình hình bệnh. Vai trò của điều dưỡng rất quan trọng nên cơ hội việc làm vô cùng phong phú. 

Ngoài ra, điều dưỡng viên còn có thể tham gia quản lý ngành; tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng, tham gia phát hiện và phòng chống bệnh dịch tại địa phương; tư vấn sức khỏe cho người bệnh và nhân dân, chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe cộng đồng; tham gia các công tác hành chính; quản lý sổ sách và bệnh án theo sự phân công của cấp trên.

Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, bạn có thể làm việc ở các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương; làm việc tại Bộ y tế; các địa chỉ liên quan tới lĩnh vực y tế; các trung tâm, trạm y tế, các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng; các phòng khám tư nhân; điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo yêu cầu,…

Dù là một công việc vất vả, nhưng bù lại mức lương có thể nói là khá cao, cũng như thị trường lao động đang thiếu nhân sự nghiêm trọng. Với môi trường làm việc yêu cầu xử lý tốt những trường hợp khẩn cấp liên tục, điều dưỡng viên bên cạnh việc nhận được mức lương tương xứng còn được học hỏi thêm nhiều kỹ năng, giúp phát triển bản thân.

Cũng giống như những ngành nghề khác, cơ hội thăng tiến rất rộng mở. Không chỉ tăng cấp bậc trong ngành điều dưỡng, mà cả khi bạn muốn thử thách bản thân, muốn trải nghiệm thêm thì bạn hoàn toàn có thể học thêm để trở thành dược sĩ hay y sĩ. Nếu có đủ bằng cấp, giấy tờ bạn cũng có thể thành lập công ty và mở ra cho mình một văn phòng chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

VII. Ngành điều dưỡng thi khối nào? Điểm chuẩn là bao nhiêu?

Ngành điều dưỡng thi khối nào? Điểm chuẩn là bao nhiêu?

Hiện nay, để học ngành điều dưỡng, bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức xét tuyển như xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực,… Các khối thi để xét tuyển ngành này gồm có: khối B00 (Toán, Hóa, Sinh), khối A00 (Toán, Lý, Hóa), C08 (Văn, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh), D08 (Toán, Anh, Sinh).

Sau đây là thống kê điểm chuẩn ngành điều dưỡng 3 năm gần nhất tại một số trường phía Bắc và phía Nam:

Trường

Ngành

Điểm chuẩn năm 2020

Điểm chuẩn năm 2021

Điểm chuẩn năm 2022

Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

Điều dưỡng

21

21.5

19

Trường Đại học Y Hà Nội

Điều dưỡng

25.8

25.6

24,7

Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Điều dưỡng

24.4

24.2

21,3

Trường Đại học Y Dược TPHCM

Điều dưỡng

23.65

24.1

20.3

Đại Học Tây Nguyên

Điều dưỡng

19

21.5

19

Đại Học Y Khoa

Phạm Ngọc Thạch

Điều dưỡng

23.45

24

19

Trường Đại học Trà Vinh 

Điều dưỡng

19

20.5

19

VIII. Trường học đào tạo chuyên ngành điều dưỡng

Trường học đào tạo chuyên ngành điều dưỡng

1. Tại miền Bắc

– Trường Đại học Y Hà Nội: Để được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng tại ​​Đại Học Y Hà Nội bạn cần xét tuyển khối B với tổ hợp môn Toán – Hóa – Sinh. Đây là ngôi trường đào tạo y khoa hàng đầu ở Việt Nam, vì vâỵ điểm chuẩn tương đối cao.

– Trường Đại học Y tế Công cộng: Tại ngôi trường này, Bộ Y tế đã cho phép tổ chứng những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho các cán bộ. Đồng thời, ngành điều dưỡng cũng được trước tạo điều kiện vào học bằng cách xét tốt nghiệp trung học phổ thông giúp giảm bớt sự căng thẳng khi thi đại học cho bán bạn.

– Học viện Quân y – Hệ Quân sự: Đây là ngôi trường thuộc Bộ Quốc phòng, với các bác sĩ, giảng viên đã có kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm, đã từng tham gia điều trị, phục vụ chiến đấu. Đặc biệt, những học viên tốt nghiệp Học viện Quân y đều được bố trí việc làm, vì vậy, học viên sẽ không phải lo lắng vấn đề kiếm việc sau khi học xong.

– Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng: Ngành điều dưỡng tại trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng được chia nhỏ ra thành 4 chuyên ngành khác nhau gồm điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng nha khoa, điều dưỡng gây mê hồi sức và điều dưỡng hộ sinh. Ngôi trường này vừa có xét điểm tốt nghiệp trung học phổ thông vừa xét học bạ. Vậy nên, nếu bạn yêu thích ngành nghề này thì nên tìm hiểu thật kỹ yêu cầu để nộp đầy đủ hồ sơ.

– Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên: Ngành điều dưỡng của trường Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên xét tuyển với các tổ hợp B00, D07, D08. Đây là ngôi trường được đánh là thuộc top 7 ngôi trường y khoa hàng đầu miền Bắc. Trường chuyên đào tạo các thế hệ dược sĩ, bác sĩ với trình độ đại học, nghiên cứu và sau đại học.

2. Tại miền Nam

– Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là trường chuyên cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống y tế ở miền Nam. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã và đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong ngành y tế trên toàn quốc. Luôn tập trung vào chất lượng, do đó, ngôi trường này đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của ngành y tế Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm kiếm một ngôi trường ở phía Nam đào tạo ngành điều dưỡng, đừng bỏ qua Trường Đại học Y Dược TP. HCM nhé.

– Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch: Ngành điều dưỡng tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch hệ đại học chính quy sẽ đào tạo 4 năm. Trường muốn tập trung đào tạo chất lượng, vì vậy mà chỉ tiêu xét tuyển không nhiều. Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch chuyên đào tạo đội ngũ điều dưỡng vừa có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, vừa có kiến thức, kỹ năng đúng chuẩn.

– Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Với cơ sở vật chất tân tiến, phương pháp học kết hợp lý thuyết – thực hành, giảng viên giàu kinh nghiệm, hứa hẹn sinh viên điều dưỡng của trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng sẽ được đào tạo tốt nhất. Cơ sở thực hành ngành điều dưỡng của trường ở bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, là những nơi mà sinh viên y luôn ao ước được làm việc.

– Trường Đại học Y Cần Thơ: Khoa điều dưỡng của Đại học Y Cần Thơ được thành lập năm 2009, với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Đây cũng là ngôi trường đại học công lập trực thuộc Bộ Y Tế duy nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long. Với sứ mệnh đào tạo ra các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên trình độ đại học, sau đại học, hỗ trợ ngành y tế Việt Nam phát triển, bạn có thể nghiên cứu để đăng ký theo học.

– Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn: Là một ngôi trường cao đẳng được thành lập năm 2008, chuyên đào tạo nhóm ngành sức khỏe như dược, điều dưỡng, xét nghiệm. Trường có cả hệ trung cấp bổ sung nguồn nhân lực cho ngành y ở Việt Nam.

Xem thêm:

>> Ngành dược sĩ là gì? Công việc và cơ hội nghề nghiệp dược sĩ

>> Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm

>> Dược sĩ học mấy năm? Mức lương và việc làm sau khi tốt nghiệp

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành điều dưỡng và cơ hội làm việc của ngành này. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên chia sẻ và để lại bình luận ở bên dưới. Cảm ơn và hẹn gặp lại!

Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Nursing