Ngành công nghiệp thời trang vòng tròn thực chất như thế nào? – Piktina – Ứng Dụng Thời Trang Secondhand

Piktina – Ngành công nghiệp thời trang đang được phát triển theo xu hướng vòng tròn, những chu kỳ lặp đi lặp lại để hướng đến sự bền vững.

“Circularity” (tạm dịch: Tính lưu thông/Tính tuần hoàn) là từ được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thời trang ở thời điểm hiện tại. Nhưng liệu nó thực sự có ý nghĩa như thế nào?

Về cơ bản, từ này để cập đến một hệ thống mà trong đó tất cả các sản phẩm may mặc có thể được tái sử dụng, tái chế hoặc đưa trở lại trái đất (nhờ khả năng phân huỷ sinh học hoặc có thể phân huỷ được), giảm tác động gây hại nghiệm trọng của ngành công nghiệp thời trang đối với hành tinh, tiết kiệm tài nguyên, hạn chế phát thải khí CO2 và lượng quần áo khổng lồ bị vứt ra bải rác.

Tuy nhiên theo những nhận định, hiện tại chúng ta còn lâu mới có thể đạt được một ngành công nghiệp thời trang vòng tròn có hệ thống như vậy.

Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành có tác động lớn đến môi trường tự nhiên

Trên thực tế, các nhà phê bình thời trang cho rằng “Circular” (tạm dịch: vòng tròn) đã trở thành từ thông dụng để bao biện cho những hoạt động thời trang nhanh. Livia Firth, người đồng sáng lập Eco-Age và là nhà sản xuất phim ngắn “Fashionscapes: A Cicular Economy” chia sẻ với Vogue rằng: “Chúng ta được các thương hiệu khuyên rằng ‘hãy đừng lo lắng và tiếp tục mua sắm vì nền kinh tế vòng tròn sẽ cứu chúng ta’”.

Một trong những vấn đề chính ở các cuộc thảo luận xung quanh câu chuyện này là việc chỉ giới hạn một phần của vấn đề, cho dù các sản phẩm may mặc có được bán lại, cho thuê hay sử dụng vật liệu tái chế. Chỉ cần có một kế hoạch thu gom đồ cũ, không có nghĩa là cơ sở hay thương hiệu đó nghiễm nhiên bước vào mô hình thời trang vòng tròn. Những số liệu thực tế cho thấy, chưa đến 1% quần áo cũ được tái chế thành đồ mới.



Những vòng tròn thời trang được tạo ra để mô tả cho tính tuần hoàn trong ngành công nghiệp may mặc

Đó là lý do tại sao Viện thời trang tích cực của Hội đồng thời trang Anh từng đưa ra báo cáo mang tên “Hệ sinh thái thời trang vòng tròn: Bản kế hoạch chi tiết cho tương lai”, kêu gọi tiếp cận một cách toàn diện và đầy tham vọng đối với tính tuần hoàn và hệ thống của ngành công nghiệp thời trang. Cụ thể như sau:

Đầu tiên: Giảm khối lượng lớn hàng may mặc mới được sản xuất hàng năm, ước tính con số này lên đến 100 tỷ sản phẩm trên toàn cầu. Ban đầu là để ngăn chặn văn hoá tiêu dùng quá mức, nơi mọi người mua sắm các sản phẩm dùng 1 lần và cảm thấy nó không thể mặc lại nữa. Sau đó những món đồ bị vứt ra bãi rác, thậm chí không có ý định tái chế.

Thứ hai: Kéo dài tuổi thọ của hàng may mặc đang lưu hành, cả về mặt hướng dẫn khách hàng bảo quản trang phục cũng như vòng đời thứ 2 cho chúng sau đó. Sự tăng trưởng trong lĩnh vực đồ second hand và thị trường cho thuê/bán lại đồ cũ đang có những dấu hiệu tích cực. Đây là điều mà các doanh nghiệp có thể nghĩ đến như một phần trong mô hình kinh doanh của họ.

Cuối cùng: Cải tiến các cơ sở phân loại, tái chế để đảm bảo hàng dệt may từ ngành công nghiệp thời trang thực sự có thể tái sử dụng trở lại, thay vì kết thúc ở các bãi chôn lấp. Ở Anh, chất thải được thu gom sau tiêu dùng đạt khối lượng lớn, cần cơ sở hạ tầng để tái chế và thu hẹp các vòng lặp.

Mặc dù đây là 3 hành động được báo cáo của Hội đồng thời trang Anh nhấn mạnh, nhưng tất nhiên hành trình để đưa vòng tròn thời trang trở nên phổ biến là điều không hề dễ dàng. Đơn cử như việc khuyến khích các nhà thiết kế, các thương hiệu thời trang cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn chất liệu thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng hoá chất độc hại, tăng độ bền…


Một ngành công nghiệp thời trang dựa trên sợi tổng hợp (polyester vẫn đang chiếm 60% sợi được sản xuất trên toàn cầu) có thể thực sự “tròn trịa”. Nhựa là thứ không phân huỷ, nó không hề biến mất, ngay cả nhựa tái chế cũng là một vấn đề. Chính vì vậy khi bạn vứt bỏ quần áo từ nhựa tái chế, chúng vẫn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài những vấn đề trên, về phía con người cũng cần có những thay đổi và vấn đề cần giải quyết. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, đều có con người là yếu tố quan trọng và then chốt. Vì vậy không thể đưa con người ra khỏi vòng tròn được. Báo cáo của Hội đồng thời trang Anh lưu ý cần có sự chuyển đổi sang nền kinh tế vòng tròn, để giúp con người có sinh kế có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi, đồng thời tạo ra nhiều việc làm hơn cho họ.

Chúng ta thực sự có thể chuyển sang nền công nghiệp thời trang vòng tròn nhanh đến mức nào, với quy mô và những thách thức hiện tại? Luật pháp và chính sách của chính phủ các nước cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc thúc đẩy nhanh sự thay đổi.

Nhưng trên thực tế, tất cả mọi người đều có vai trò và trách nhiệm. Chúng ta ở tư cách là công dân của trái đất này, cho dù làm trong ngành công nghiệp thời trang hay là người tiêu dùng, hãy nhận thức về sự thay đổi, nếu không chúng ta sẽ không tiến lên đủ nhanh so với những yêu cầu được đặt ra.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Ngành công nghiệp thời trang vòng tròn thực chất trông như thế nào?

Pita

Spread the love