Ngành công nghiệp thời trang đang hủy hoại trái đất như thế nào

Huyền Chi

  –  

Thứ ba, 20/09/2022 06:18 (GMT+7)

Đằng sau váy áo lộng lẫy

Theo Bloomberg, dệt may là nhóm sản phẩm làm từ nhựa hóa dầu lớn thứ hai sau bao bì, chiếm 15% tổng số sản phẩm hóa dầu.

Hầu hết quần áo trên thế giới được làm bằng polyester, loại sợi tổng hợp chủ yếu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Sự ra đời của sợi tổng hợp đã vượt qua sợi bông, trở thành sợi dệt chính của thế kỷ 21, chấm dứt sự thống trị hàng trăm năm của bông.

Tuy nhiên, một số chuyên gia về môi trường gọi sự tồn tại của polyester là “thảm họa” khi quá trình sản xuất nguyên liệu này thải 282 tỉ tấn carbon dioxide vào năm 2015 và gấp 3 lần so với sợi bông.

Ngành công nghiệp thời trang hào nhoáng đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Ảnh: AFPNgành công nghiệp thời trang hào nhoáng đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Ảnh: AFPTrên thực tế, toàn ngành thời trang chiếm tới 10% sản lượng carbon dioxide được thải ra trên toàn cầu. Để so sánh, lượng khí thải từ ngành thời trang còn nhiều hơn các chuyến bay và vận chuyển hàng hải quốc tế cộng lại, theo báo cáo trong Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

Trên thực tế, toàn ngành thời trang chiếm tới 10% sản lượng carbon dioxide được thải ra trên toàn cầu. Để so sánh, lượng khí thải từ ngành thời trang còn nhiều hơn các chuyến bay và vận chuyển hàng hải quốc tế cộng lại, theo báo cáo trong Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

Ngoài ra, các loại vải dệt tổng hợp như polyester sẽ tạo ra những mảnh nhựa nhỏ sau mỗi lần giặt và mặc. Những hạt nhựa này được gọi là vi nhựa, gây ô nhiễm đại dương, nước ngọt, đất liền và gây ức chế sự phát triển và sinh sản khi các loài động vật hấp thụ. 

Các nhà khoa học ở Australia ước tính  rằng có thể tìm thấy từ 9,25 đến 15,86 triệu tấn vi nhựa dưới đáy đại dương. Và một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là do quá trình sản xuất nhựa cho ngành may mặc.

Tuy polyester là nguồn ô nhiễm vi nhựa lớn, nhưng quá trình sản xuất sợi bông cũng gây nhiều hệ lụy.

Theo WeForum, cần khoảng 2.649 lít nước để sản xuất một chiếc áo sơ mi. Lượng nước này đủ để một người uống ít nhất tám cốc nước mỗi ngày trong vòng 3 năm rưỡi.

Tương tự, cần khoảng 7.570 lít nước để sản xuất một chiếc quần jeans (quần bò). Như vậy là quá đủ để một người uống tám cốc nước mỗi ngày trong 10 năm.

Đó là vì cả quần jean và áo sơ mi đều được làm từ một loại vật liệu có tính hút nước cao: sợi bông.

Sợi bông ít gây ô nhiễm hơn nhưng cần rất nhiều nước để nuôi trồng, sản xuất. Ảnh: Luc Gnago.Sợi bông ít gây ô nhiễm hơn nhưng cần rất nhiều nước để nuôi trồng, sản xuất. Ảnh: Luc Gnago.

Ngành thời trang cũng gây ra các vấn đề ô nhiễm nước. Dệt nhuộm là nguyên nhân gây ô nhiễm nước lớn thứ hai trên thế giới, vì nước còn sót lại từ quá trình nhuộm thường được đổ ra mương, suối hoặc sông.

Quá trình nhuộm sử dụng nhiều nước đến mức có thể dùng để lấp đầy 2 triệu bể bơi tiêu chuẩn Olympic mỗi năm.

Tổng thể, công nghiệp thời trang là nguyên nhân gây ra 20% ô nhiễm nguồn nước công nghiệp trên toàn thế giới.

Lỗi ở người bán hay người tiêu dùng?

Theo ước tính của công ty tư vấn McKinsey và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, số lượng hàng may mặc được sản xuất mỗi năm đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000.

Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số đó được tái chế.

Tốc độ sản xuất hàng may mặc thường vượt quá nhu cầu, đặt ra câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra với những bộ quần áo tồn kho. Năm 2018, thương hiệu H&M gây chấn động khi tiết lộ trong báo cáo thường niên rằng họ đã tích lũy 4,3 tỉ USD hàng tồn kho chưa bán được.

Về phần người mua, dữ liệu từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho thấy lượng chất thải từ quần áo và giày dép do người Mỹ thải ra mỗi năm tăng từ 1,4 triệu tấn (năm 1960) lên hơn 13 triệu tấn (2018). 

Có thể nói rằng, ý thức của người tiêu dùng trong việc tái chế, lựa chọn chất liệu trang phục cũng là yếu tố khiến lượng rác thải từ quần áo tăng lên chóng mặt.