Ngành bán lẻ là gì? Bí quyết thành công trong ngành bán lẻ
Bán lẻ (Retailing) là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay, và cũng là lĩnh vực có độ cạnh tranh khắc nghiệt. Vậy cụ thể ngành bán lẻ là gì, có các ngành nghề bán lẻ, hình thức bán lẻ nào và làm thế nào để thành công trong ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog Top CV nhé!
Ngành bán lẻ là gì?
Bán lẻ là hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua các kênh phân phối tới tận tay người tiêu dùng. Đây là mô hình kinh doanh B2C (Business to Customer), trong đó nhà bán lẻ (business) là người cung cấp các đơn hàng sản phẩm, dịch vụ có số lượng nhỏ cho người dùng (customer). Người dùng trong ngành bán lẻ là người dùng cuối (end – customer), tức là người sẽ trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó chứ không phải khách hàng bán buôn (business) như mô hình kinh doanh B2B
>>> Tham khảo: B2C là gì và những mô hình kinh doanh B2C phổ biến
Các hình thức bán lẻ phổ biến trên thị trường hiện nay
Bán lẻ tự phục vụ (bán lẻ tự chọn)
Đây là hình thức bán lẻ phổ biến tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị, khi khách hàng được tự do chọn lựa hàng hóa mà mình cần mua trên các quầy hàng trong cửa hàng, sau đó mang tới quầy thu ngân để nhân viên kiểm tra, tính tiền, lập hóa đơn và thanh toán.
Bán lẻ tự phục vụ trong ngành bán lẻ là gì?
Bán lẻ thu tiền trực tiếp
Bán lẻ thu tiền trực tiếp là hình thức bán lẻ mà trong đó nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách, thường thấy tại các cửa hàng nhỏ lẻ, tiệm tạp hóa (thường chỉ có 1-2 nhân viên phụ trách cửa hàng)
Bán lẻ thu tiền tập trung
Đây là hình thức bán hàng mà nghiệp vụ thu tiền của khách hàng và nghiệp vụ giao hàng cho khách hàng được tách rời nhau. Trong mỗi quầy hàng sẽ có một nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ nhận order và thu tiền của khách, sau đó lập hoá đơn hoặc tích kê cho khách hàng. Cuối cùng, khách hàng sẽ đến một quầy hàng khác nhận hàng hóa, sản phẩm.
Bạn có thể thấy hình thức bán lẻ này tại các quán cafe lớn hay quầy hàng ăn uống (food court) trong siêu thị: khách hàng gọi món, nhận phiếu bán hàng, khi nhận hàng cần mang phiếu hoặc hóa đơn để nhân viên xác nhận và bàn giao hàng hóa.
Bán hàng trả góp
Bán hàng trả góp thường dùng cho những mặt hàng có giá trị lớn như đồ điện máy, đồ gia dụng như điện thoại, laptop, ipad, máy điều hòa, tủ lạnh,… Khách hàng tới cửa hàng, chọn mua đồ và thanh toán theo hình thức trả góp. Cụ thể, người mua sẽ phải trả trước một khoản tiền cố định, phần còn lại sẽ được trả dần theo từng tháng với mức lãi suất mà doanh nghiệp quy định. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đưa ra những chính sách hấp dẫn như trả góp 0%, thủ tục chứng minh tài chính nhanh gọn nhằm thu hút khách hàng mua sắm và tiêu dùng
Bán hàng tự động
Trong hình thức này, nhà bán lẻ sử dụng các máy bán hàng tự động (ví dụ như máy bán nước tự động), khi khách hàng đút tiền mặt vào khe tiền hoặc quét mã thanh toán trên máy bán hàng sau đó chọn mặt hàng thì máy sẽ tự động đẩy món đồ mà khách đã chọn ra. Hình thức bán hàng này mới chỉ áp dụng với một số mặt hàng cụ thể như nước uống đóng chai, snack,…
Ký gửi hàng hóa
Trong hình thức bán hàng ký gửi, các doanh nghiệp sẽ giao hàng cho các cơ sở bán lẻ, đại lý thương mại, chuỗi cửa hàng, siêu thị… để các đơn vị này trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền hàng. Họ sẽ được hưởng phần chênh lệch giữa mức giá nhập vào đã được chiết khấu từ doanh nghiệp với mức giá bán lẻ cho khách hàng và thêm phần hoa hồng (nếu có thỏa thuận). Ký gửi hàng hóa là hình thức bán hàng thường thấy tại những doanh nghiệp sản xuất không tự xây dựng kênh phân phối, hoặc xây dựng song song kênh phân phối tự chủ với các kênh phân phối khác để tăng độ phủ cho sản phẩm, thường thấy tại những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)
Bí quyết thành công trong ngành bán lẻ là gì?
Xây dựng thương hiệu
Bán lẻ là ngành hàng có tính cạnh tranh rất cao, cùng một mặt hàng, cùng một nhóm sản phẩm, cùng một phân khúc, khách hàng luôn có tới hàng chục lựa chọn khác nhau. Do đó, để một doanh nghiệp bán lẻ có thể thành công trên thị trường, cần xây dựng và quảng bá thương hiệu một cách khôn ngoan để người tiêu dùng nhớ tới và chọn lựa sản phẩm của mình, chuỗi cửa hàng của mình.
>>> Tham khảo: Brand là gì? Các yếu tố làm nên chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp
Đào tạo đội ngũ bán hàng
Để có thể chinh phục được khách hàng – người tiêu dùng một cách lâu dài, chỉ tập trung xây dựng thương hiệu là chưa đủ mà nhà bán lẻ cần tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng. Đây là điểm chạm quan trọng nhất giữa khách hàng với doanh nghiệp, là yếu tố quyết định khách hàng có quay lại hay không, do đó ngay từ khâu tuyển dụng ngành bán lẻ, nhà bán lẻ cần training sales và customer services một cách chuyên nghiệp, cung cấp cho khách hàng sự tư vấn và chăm sóc đầy đủ, nhiệt tình nhằm mang tới sự hài lòng cao nhất cho khách hàng
>>> Tham khảo: Mẫu CV nhân viên kinh doanh công ty bán lẻ được 90% dân trong nghề tin dùng
Những yếu tố để thành công trong ngành bán lẻ là gì?
Khảo sát và lắng nghe ý kiến khách hàng
Trong ngành bán lẻ, trải nghiệm mua hàng của khách hàng – người tiêu dùng cuối là vô cùng quan trọng và có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống bán lẻ. Do đó, nhà bán lẻ nên thường xuyên khảo sát, lắng nghe ý kiến khách hàng, cung cấp hotline hoặc các kênh fanpage, email,… để khách hàng dễ dàng gửi nhận xét, phản ánh, khiếu nại về sản phẩm, nhân viên,…. nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, chăm sóc trải nghiệm người dùng và kịp thời xử lý sự cố một cách thỏa đáng, giảm thiểu tác động của sự cố và ngăn chặn khủng hoảng
Ứng dụng và tối ưu công nghệ
Để có thể quản lý được danh mục hàng hóa với hàng chục nghìn mặt hàng khác nhau, cũng như số lượng đơn hàng, khách hàng lớn, nhà bán lẻ cần đưa vào sử dụng các ứng dụng quản lý bán hàng, quản lý hệ thống chuyên nghiệp. Điều này cũng giúp cho nhân viên, quản lý và kế toán khớp sổ sách dễ dàng hơn. Data thu được từ quá trình bán hàng còn có thể đồng bộ hóa và được sử dụng để chăm sóc khách hàng, thực hiện các hoạt động khuyến mãi, nghiên cứu xu hướng, hành vi khách hàng,… nhằm điều chỉnh và xây dựng các phương án bán hàng mới hấp dẫn hơn.
Xây dựng kênh bán lẻ online
Sự phát triển của thương mại điện tử đã khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ truyền thống “lao đao” bởi sự sụt giảm thị phần, do đó, song song với kênh bán hàng offline, việc triển khai các kênh bán hàng online trên các nền tảng tự xây (webiste, fanpage, hotline,…) hoặc qua các sàn/chợ thương mại điện tử là điều mà các nhà bán lẻ nên lưu ý để có thể giữ vững và mở rộng thị phần của mình
>>> Tham khảo: Ngành thương mại điện tử là gì?
Tích hợp nhiều phương thức thanh toán
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, các hình thức thanh toán cũng trở nên đa dạng hơn, từ tiền mặt cho tới thẻ ATM nội địa, thẻ VISA/Mastercard, thẻ tín dụng, các loại ví điện tử sử dụng mã thanh toán hoặc mã QR,… Các nhà bán lẻ nên tích hợp nhiều phương thức thanh toán, đặc biệt là những phương thức thanh toán mới để mang tới sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu ngành bán lẻ là gì, bạn đã có thêm kiến thức về ngành khi chọn nghề nghiệp trong tương lai. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí việc làm hấp dẫn nhất nhé!