Ngành Y Sĩ Là Gì? 5 Tố Chất Trở Thành Một Y Sĩ Chuyên Nghiệp
Ngành Y sĩ là gì? Ngành Y sĩ học những gì? Tố chất nào để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp trong tương lai? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm về ngành học thú vị này đặt ra. Để tìm hiểu chi tiết hơn, trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn về ngành Y sĩ.
Ngành Y sĩ là gì?
Y sĩ là một ngành hoạt động trong lĩnh vực Y khoa. Trong hệ thống y tế đây là một trong những nghề nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, Y sĩ là người trực tiếp hỗ trợ, phối hợp với bác sĩ trong công việc, qua đó giúp xử lý quy trình làm việc hiệu quả hơn và giảm áp lực quá tải tại các cơ sở y tế.
Để trở thành một nhân sự trong ngành Y sĩ ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần có kỹ năng xử lý các công việc hành chính, văn phòng y tế.
Ngành Y sĩ học gì?
Ngành Y sĩ hiện nay đang có sức thu hút mạnh mẽ với các bạn trẻ yêu thích môi trường làm việc trong lĩnh vực y tế. Tuy vậy lại chưa có nhiều bạn biết ngành Y sĩ sẽ học gì, mời bạn cùng Glints tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Trước hết, các sinh viên theo học ngành Y sĩ sẽ được học kiến thức cơ sở bao gồm các môn học như:
- Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng
- Y học cơ sở
- Dược lý
Tiếp đó, bạn sẽ được đào tạo kiến thức chung của ngành Y sĩ, bao gồm các phần như:
- Bệnh truyền nhiễm – xã hội
- Bệnh nội – ngoại khoa
- Sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em
Sau đó, sinh viên sẽ sẽ được đào tạo các môn học chuyên sâu về ngành học, trong đó bao gồm:
- Kỹ năng lâm sàng
- Bệnh chuyên khoa
- Y tế cộng đồng
Học ngành Y sĩ ra làm gì?
Cùng Glints tìm hiểu về các công việc mà sinh viên ngành Y sĩ có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp là gì nhé.
Công việc văn phòng Y khoa
Sinh viên ngành Y sĩ sau ra trường có thể làm việc tại các cơ sở Y khoa dựa trên kiến thức và kỹ năng trau dồi trong quá trình học tập. Công việc tại văn phòng của Y sĩ bao gồm: trả lời điện thoại, sắp xếp lịch hẹn, tiếp đón bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Y sĩ có thể cập nhật báo cáo Y khoa, thực hiện lưu trữ thông tin bảo hiểm và sắp xếp các dịch vụ.
Để làm trong ngành y sĩ, công việc của bạn sẽ bao gồm khá nhiều đầu việc.
Công việc lâm sàng
Công việc này dành cho Y sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề.
Nhiệm vụ của công việc này, Y sĩ sẽ hỗ trợ bác sĩ, điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ lâm sàng như: đo chỉ số sinh tồn của người bệnh, chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia các bài đánh giá Y khoa, giải thích cho bệnh nhân về quy trình điều trị, tổng hợp kết quả xét nghiệm của người bệnh v.v.
Công việc tại bệnh viện
Công việc của các Y sĩ tại bệnh viện bao gồm nhiệm vụ lâm sàng, chăm sóc bệnh nhân chẳng hạn như: vệ sinh cá nhân, hỗ trợ chuyển phòng, v.v.
Công việc chuyên môn
Các Y sĩ sẽ đảm nhận các vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành/lĩnh vực của mình, chẳng hạn như nhãn khoa, nhi khoa, hay sản khoa. Trong các chuyên ngành, Y sĩ có thể được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Triển vọng việc làm ngành Y sĩ
Có thể thấy, vai trò của Y sĩ trong hệ thống y tế là rất lớn. Bên cạnh đó, theo một báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết, từ năm 2017 – 2025 công việc dành cho người Y sĩ sẽ tăng lên khoảng 38%. Bởi vậy, ngành nghề này có triển vọng việc làm rất lớn.
Cơ hội việc làm
Như vừa chia sẻ ở trên, y dược là một trong các ngành dễ kiếm việc. Vì vậy, học Y sĩ ra sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc, chẳng hạn công việc văn phòng tại các cơ sở Y khoa, tại bệnh viện, phòng khám, v.v.
Thu nhập
Các Y sĩ được đào tạo tài bản, chuyên nghiệp và sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp sẽ có nhiều cơ hội làm việc trong ngành y tế với một mức lương hấp dẫn.
Thăng tiến
Các sinh viên tốt nghiệp ngành Y sĩ có thể định hướng trở thành nhà quản lý văn phòng tại cơ sở Y khoa; điều dưỡng viên, điều dưỡng trưởng; hoặc giảng viên tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Y khoa.
Đọc thêm: Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Và Điều Kiện Làm Bác Sĩ CKI
Tố chất để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp
Tố chất cần có nào của một người Y sĩ chuyên nghiệp? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm về ngành học này đặt ra.
Trình độ chuyên môn
Trước khi để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp, bạn cần phải trải qua quá trình đào tạo về ngành này tại các cơ sở giáo dục. Trong thời gian học tập tại trường, sinh viên sẽ được tham gia phòng thí nghiệm lâm sàng thực nghiệm dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.
Sinh viên theo học Y sĩ sẽ được đào tạo bài bản từ cơ bản đến chuyên sâu giúp bạn có thể nắm vững kiến thức chuyên môn.
Lòng nhân đạo và tình thương người
Bạn là người làm trong lĩnh vực y tế, mỗi ngày bạn sẽ phải chứng kiến nỗi đau cả thể xác và tinh thần của người bệnh.
Bởi vậy, trước khi để trở thành một người Y sĩ giỏi bạn cần có một tấm lòng nhân đạo và tình thương cho con người. Đó là động lực mạnh mẽ để bạn hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ họ vượt qua nỗi đau ấy.
Kiên trì và nhẫn nại
Tố chất tiếp theo mà một người y sĩ chuyên nghiệp cần có là sự kiên trì và nhẫn nại. Ngành y vốn là một ngành học nặng, có lượng kiến thức phải tiếp thu rất lớn, nếu không có sự nhẫn nại và kiên trì thì bạn khó lòng mà theo học ngành này. Bởi vậy, thử thách đầu tiên của sự kiên trì chính là quãng thời gian học trên giảng đường.
Sau khi tốt nghiệp đi làm, bạn sẽ đối mặt với số lượng bệnh nhân và hồ sơ bệnh án lớn mỗi ngày.
Không phải bệnh nhân nào cũng có hiểu biết về kiến thức Y khoa, do đó bạn cần nhẫn nại, tận tâm để có thể giải thích và truyền đạt thông tin tới họ một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Những yếu tố, kỹ năng của một y sĩ giỏi.
Can đảm
Can đảm vượt qua chính nỗi sợ của bản thân là điều mà các Y sĩ tương lai cần có. Mỗi ngày, Y sĩ sẽ tiếp xúc với nhiều bệnh nhân ở các trạng thái khác nhau, do đó bạn cần bình tĩnh đối mặt và tập trung xử lý công việc.
Tỉ mỉ, cẩn thận và trung thực
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, sự tỉ mỉ, cẩn thận và tính trung thực luôn được yêu cầu và đánh giá cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế khi sai sót là một điều không được phép để xảy ra.
Bởi vậy, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng thì đây cũng là một tố chất quan trọng để cấu thành nên một Y sĩ chuyên nghiệp trong tương lai.
Học ngành Y sĩ ở đâu?
Tại miền Bắc, sinh viên có thể theo học ngành Y sĩ tại các ngôi trường như: Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Dược Hà Nội, v.v.
Nếu bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể tham khảo ngành học này tại trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn, v.v.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề ngành Y sĩ là gì mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn yêu thích ngành học này, hoặc có mong muốn trở thành một Y sĩ tương lai có thêm nhiều thông tin bổ ích và giá trị.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả