Ngành Vật lý y khoa học gì? Ra trường làm gì?

• Đôi điều cần biết về ngành Vật lý y khoa

• Ngành Vật lý y khoa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đầu tư thiết bị thực hành cho sinh viên

Theo thống kế của Cục An toàn bức xạ đến 2013, cả nước ta có đến 23 khoa xạ trị, 3.642 cơ sở X-quang y tế với trên 6.000 máy X-quang, 30 khoa y học hạt nhân sử dụng chất phóng xạ để chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên nguồn nhân lực chuyên môn lại rất khan hiếm vì chưa có cơ sở đào tạo ngành Vật lý Y khoa. Điều này vô hình trung sẽ đem đến nhiều bất cập và rủi ro trong quá trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thấy được tầm quan trọng về nguồn nhân lực vật lý y khoa, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành dưới đã tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo vật lý y khoa theo chuẩn quốc tế dưới sự giúp đỡ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế và các chuyên gia trong nước. Vào ngày 31/8/2017, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chính thức được Bộ GD&ĐT trao quyết định cho phép Trường đào tạo thí điểm ngành Vật lý y khoa.

Ngành Vật lý y khoa là gì?

Vật lý y khoa là ngành khoa học ứng dụng, áp dụng các kiến thức, quy luật và hiện tượng vật lý cũng như nguyên tắc kỹ thuật vào sinh học, y tế để phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chuyên ngành Vật lý y khoa tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan tới áp dụng bức xạ ion hóa vào chẩn đoán và điều trị bệnh.

Các bạn thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường học, ngành học chắc chắn sẽ có rất nhiều thắc mắc về ngành học hoàn toàn mới như Vật lý y khoa. Vậy ngành này sẽ học những gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về ngành Vật lý y khoa để có thêm một ngành học mới để lựa chọn

Học Vật lý y khoa sẽ học những gì?

Sinh viên theo học ngành Vật lý y khoa tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được học tập và cùng tham gia nghiên cứu với các thầy cô giáo đều là các chuyên gia đến từ các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước như: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Trung tâm Hạt nhân TP. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175, ĐH Mahidol (Thái Lan)…

Chương trình đào tạo cử nhân Vật lý y khoa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được xây dựng theo mô hình chuẩn quốc tế, đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc và phát triển bản thân.

Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ được làm quen với các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa  đại cương, các môn xã hội như triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh…

3 năm tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành Vật lý y khoa như vật lý cơ sở, vật lý bức xạ, sinh học bức xạ, ghi đo bức xạ, liều lượng học, an toàn bức xạ, chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, y học hạt nhân…

Sinh viên còn được Nhà trường chú trọng đến việc trang bị các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các em trong công tác học tập, nghiên cứu, cập nhật các tài liệu trong nước và quốc tế, dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc ngoài xã hội sau khi tốt nghiệp.

Học Vật lý y khoa ra trường làm gì?

Kỹ sư Vật lý y khoa có thể đảm nhận tốt công việc chuyên môn tại các bệnh viện, Viện nghiên cứu, trường đại học, các công ty về thiết bị y tế, các trung tâm kiểm tra chất lượng thiết bị y tế, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ…

Tư vấn mua sắm trang thiết bị

– Phối hợp với bộ phận trang thiết bị y sinh, xác định các ứng dụng lâm sàng cần thiết từ đó lựa chọn thiết bị và các tùy chọn cho thiết bị…

– Tham gia vào các tính toán, nghiên cứu cần thiết về thiết kế cơ sở hạ tầng phù hợp, hài hòa với các quy tắc bảo vệ bức xạ cho nhân viên và cộng đồng;

Lắp đặt thiết bị

– Lựa chọn các thiết bị quan trắc bức xạ, từ trường;

– Phối hợp với bộ phận thiết bị kỹ thuật y sinh thực hiện và xác nhận nghiệm thu thiết bị;

– Lập kế hoạch và quản lý ngoại kiểm (external quality control) đồng thời thực hiện nội kiểm (internal quality control) cho thiết bị;

– Phối hợp với đội ngũ y bác sỹ trong việc phát triển các thủ thuật ghi hình chẩn đoán, thủ thuật điều trị trên nguyên tắc tối ưu hóa các quy trình kiểm soát chất lượng hình ảnh, quy trình đo liều nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định lâu dài;

– Tham gia hỗ trợ về mặt khoa học và kỹ thuật nhằm tối ưu hóa bảo vệ bức xạ đối với nhân viên;

– Đo đạc, thu thập dữ liệu, lập thư viện dữ liệu đầu vào cho hệ thống lập kế hoạch (TPS) nhằm nhận chuyển giao đưa hệ thống vào hoạt động (commissioning);

Tham gia hoạt động lâm sàng

– Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế linh kiện, đảm bảo các thiết bị hoạt động đúng và ổn định;

– Phối hợp với bộ phận thiết bị y sinh tham gia vào quá trình kiểm soát, phân tích các hoạt động bảo dưỡng và nâng cấp phần mềm;

– Lập kế hoạch kiểm chuẩn chất lượng (QA/QC) cho cơ sở, đảm bảo sự phù hợp, chính xác của các thông số chùm tia cũng như thông số về bệnh nhân trên tính toán so với các thông số trên thực tế;

– Lập kế hoạch phát tia vào bệnh nhân, đánh giá tính chính xác của kế hoạch;

– Kiểm tra cập nhật thư viện dữ liệu định kỳ cho hệ thống máy tính lập kế hoạch;

– Theo dõi độ phơi nhiễm phóng xạ cho nhân viên thông qua hoạt động kiểm soát liều cá nhân;

– Lập kế hoạch nội kiểm, ngoại kiểm định kỳ;

– Quan trắc an toàn bức xạ định kỳ;

Chăm sóc – điều trị bệnh nhân

– Thu thập các mức liều tham chiếu, phân tích chỉ số liều và thực hiện các hiệu chỉnh;

– Tổ chức đo liều bệnh nhân, nghiên cứu và tính toán liều nhận được từ bệnh nhân/phụ nữ mang thai, cảnh báo khi liều bệnh nhân vượt quá giới hạn cho phép;

– Phối hợp với kỹ sư kỹ thuật y sinh xác định và tối ưu hóa các điều kiện sử dụng của thiết bị chuẩn liều, ghi nhận hình ảnh (trong y học hạt nhân);

– Đảm bảo cấp liều đúng theo chỉ định của bác sỹ, lựa chọn phương án cấp liều vào tổ chức bị bệnh và tối thiểu hóa liều ở các cơ quan trọng yếu;

– Lập kế hoạch bảo vệ chống bức xạ đối với bệnh nhân, công chúng và môi trường khỏi tác động của các đồng vị phóng xạ thải ra môi trường;

Nghiên cứu, cải tiến, giáo dục – đào tạo

– Đào tạo, huấn luyện nhân viên nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu thiết bị, bảo vệ bức xạ;

– Huấn luyện về các quy trình lựa chọn thiết bị;

– Huấn luyện về các quy trình, các tiêu chuẩn thẩm định, xác minh kế hoạch điều trị – chẩn đoán;

– Hướng dẫn cập nhật ứng dụng các quy trình, thủ thuật mới;

– Nghiên cứu cải tiến quy trình, kỹ thuật/thủ thuật chẩn đoán – điều trị, thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng;

– Phát triển mới hoặc cải tiến các thiết bị sẵn có đáp ứng nhu cầu thực tế;

Năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến xét tuyển theo 5 phương thức:

+ Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 theo tổ hợp môn.

+ Phương thức 2: Xét kết quả học bạ THPT đạt 1 trong các tiêu chí:

   ♦ Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 học kỳ của mỗi năm học);

   ♦ Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên;

   ♦ Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên;

+ Phương thứ 3: Xét kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

+ Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức.

+ Phương thức 5: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.

Riêng với các ngành sức khỏe, Trường áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.

► Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:

đề án tuyển sinh đại học - cao đẳng 2016 của HUTECH

———————————————————————————————-

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 

300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

Điện thoại:

 1900 2039 

(ext: 305

)

     Fax: 

(028) 3940 4759

 

Hotline: 

0902 298 300

 – 

0906 298 300

 – 

0912 298 300

 – 

0914 298 300

Email: 

[email protected]

   Facebook: 

Facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành