Ngành Trademark Attorney là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Các sản phẩm trí tuệ đều nhận được sự bảo vệ từ luật pháp các nước. Nếu bạn có niềm yêu thích với ngành nghề liên quan đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ, Trademark Attorney là một trong những ngành nghề mà bạn có thể cân nhắc theo đuổi. Vậy Trademark Attorney là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Các yêu cầu hành nghề như thế nào? Hãy cùng PTE HELPER tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1-nganh-trademark-attorney-la-gi

Trademark Attorney là ngành gì?

Trademark Attorney (Luật sư Bảo hộ Thương hiệu) là những luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ thương hiệu. Ngành này đặc biệt đưa ra lời khuyên và hỗ trợ thủ tục cho các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ trong việc Đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước. Với tính chất toàn cầu hoá, ngành này không chỉ phát triển ở Úc, mà cơ hội việc làm còn vô cùng đa dạng ở các quốc gia khác nhau như New Zealand, Canada, Việt Nam,…

2-nganh-trademark-attorney-la-gi

Cơ hội việc làm với ngành Trademark Attorney

Công việc này rất phù hợp với những bạn có đam mê và được đào tạo trong lĩnh vực Luật Sở hữu Trí tuệ (Law in Intellectual Property). Tuy đây chưa phải là một ngành quá phổ biến tại Úc nhưng ngành nghề này cũng là một trong những ngành “hot” thuộc nhóm Skilled Occupation List của Úc, có thể dùng để xét Visa 491, 482,.. cho mục đích định cư Úc.

Với sự phát triển của các sản phẩm trí tuệ, tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ cũng được nâng cao. Bên cạnh đó, công việc này cũng ít bị giới hạn về phạm vi khách hàng bởi vì bạn hoàn toàn có thể nhận khách hàng không chỉ ở Úc, Việt Nam mà bất cứ nước nào có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Úc.

Các yêu cầu hành nghề của ngành Trademark Attorney

So với việc hành nghề Luật sư (Lawyer), Trademark Attorney (Luật sư Bảo hộ thương hiệu) có yêu cầu tương đối đơn giản hơn. Bạn sẽ cần phải đăng ký với Hội đồng Luật sư Trans Tasma IP để được cấp chứng chỉ hành nghề sau khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây từ Hội đồng :

Về bằng cấp (Qualification)

Bạn cần đạt tối thiểu:

  •  Level 5 trong hệ thống văn bằng của Úc (AQL), tương đương với bằng Diploma.
  • Hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương mà Hội đồng kiểm định đồng ý.

Đièu này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những người nhập cư, cũng như tương đối dễ dàng vì đại đa số người Việt khi muốn hành nghề này tại Úc đều đã có bằng Cử nhân (Bachelor) hoặc cao hơn.

Về kiến thức (Knowledge)

Bạn sẽ hoàn thành đủ 4 khoá sau đây để có thể đăng ký trở thành Luật sư Bảo hộ thương hiệu:

  • Quy trình pháp lí và sơ lược chung về bảo hộ thương hiệu (Legal process and overview of intellectual property)
  • Đạo đức nghề nghiệp (Professional conduct)
  • Luật Bảo hộ thương hiệu (Trade marks law)
  • Thực hành Bảo hộ thương hiệu (Trade marks practice)

Thời gian để hoàn thành 4 khoá này khá nhanh, chỉ mất khoảng 4 tháng. Và đối với 4 môn này, bạn chỉ cần hoàn thành các khóa học là đã được chứng nhận bởi các trường mà hội đồng đã phê duyệt.

Các trường ở Úc đào tạo 4 khoá này gồm có: University of Technology Sydney và University of Melbourne. Ngoài ra bạn nên truy cập vào website của Hội đồng xét duyệt tại để xem đầy đủ danh sách các trường đào tạo những khoá này theo từng năm. 

Đạo đức cá nhân (Personal requirements)

Đây là quy trình thẩm định về đạo đức cá nhân để đảm bảo phù hợp với những quy tắc chung trong ngành Luật sư, điều này bao gồm:

  • Trung thực, chính trực.
  • Không dính líu đến bất kỳ hành vi trái pháp luậti nào. 
  • Và chưa từng bị kết án hoặc phạt tù theo quy định.

Lời kết  

Luật sư Bảo hộ Thương hiệu (Trademark Attorney) là một ngành khá thú vị trong xã hội phát triển với vô vàn những sản phẩm trí tuệ hiện nay. 

Và để có thể theo đuổi ngành nghề này tại Úc thì ngoài những yêu cầu trên, tiếng Anh cũng là một yếu tố quan trọng để chúng ta có thể hiểu và sử dụng thành thạo, xúc tích và dễ hiểu những từ tiếng Anh chuyên ngành khi chuẩn bị các văn bản tư vấn cho khách hàng, công văn trả lời Văn phòng Sở hữu trí tuệ Úc. 

Hi vọng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn đang theo ngành Luật nhưng đặc biệt có hứng thú với các thương hiệu, nhãn hàng và các sản phẩm trí tuệ nhé!

Bài viết tham khảo từ chia sẻ của chị Ngân Trần.

Có thể bạn chưa biết?

87% các bạn du học sinh (bao gồm Việt Nam lẫn các bạn quốc tế) tại Úc đều thi chứng chỉ PTE cho mục đích du học, làm việc hay định cư. Các bạn đều khẳng định chứng chỉ PTE dễ đạt điểm hơn IELTS rất nhiều. Vì PTE có thể cộng điểm chéo giữa các kỹ năng nên nếu yếu kỹ năng này thì có thể bù điểm ở kỹ năng khác. Tránh được việc, các thí sinh thường bị chênh lệch điểm giữa các kỹ năng trong kỳ thi IELTS.

Chứng chỉ PTE cho phép bạn thi hoàn toàn trên máy tính nên sẽ khách quan hơn. Đăng ký thi mỗi ngày mà không phải chờ lịch thi cố định. Kết quả thi có rất nhanh chóng, chỉ sau 2 đến 48 giờ, giúp bạn giải quyết nhanh khi cần có chứng tiếng Anh cho các mục đích du học, làm việc hay định cư.

Để trao đổi trực tiếp với các bạn đã đạt điểm thi PTE thành công, các bạn có thể tham gia Cộng Đồng Luyện Thi PTE Chính Thức Dành Cho Người Việt – Group đầu tiên và lớn nhất Việt Nam hiện nay. Các bạn chia sẻ rất nhiều bí quyết thi PTE đạt điểm ngay từ lần đầu, kinh nghiệm rút ngắn thời gian lấy chứng chỉ tiếng Anh cho mục đích du học, làm việc hay định cư.

Các bài viết không nên bỏ qua