Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì? Học trường nào? Ra làm gì?

Nội Dung Chính

Mặc dù có rất nhiều trường đại học đào tạo nhân lực cho ngành Tài chính – Ngân hàng nhưng các tổ chức, doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng “khát” nhân lực. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về ngành Tài chính – Ngân hàng, một trong những ngành nghề đang “hot” trong khoảng thời gian gần đây nhé.

Ngành Tài chính - Ngân hàng là gì? Học trường nào? Ra làm gì?

Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì? Học trường nào? Ra làm gì?

I. Tìm hiểu ngành Tài chính – Ngân hàng

1. Tài chính – Ngân hàng là gì?

Tài chính – ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking) là một ngành nghề bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc luân chuyển tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể, Tài chính – Ngân hàng tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính,…và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính; các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng như: Thị trường chứng khoán, Ngân hàng đầu tư, Quản trị tín dụng,…)

Tài chính – Ngân hàng là gì?

Tài chính – Ngân hàng là gì?

2. Tổng quan ngành Tài chính – Ngân hàng

Dù cho nền kinh tế có trầm lặng đi chẳng nữa thì ngành tài chính – ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết, nó liên quan đến các dịch vụ giao dịch tiền tệ và đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chính sách tiền tệ. Đây là một trong những ngành nghề trọng điểm, cần một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao cùng với sự hồi phục trở lại của lĩnh vực Tài chính, ngân hàng trong thời gian gần đây. Vì vậy, ngành Tài Chính – Ngân Hàng đang thu hút số lượng các bạn trẻ quan tâm và chọn làm nghề nghiệp trong tương lai.

Tùy theo trình độ và kinh nghiệm làm việc, mức lương ngành Tài chính – ngân hàng sẽ chia thành 3 cấp độ:

  • Sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, cho có kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cơ bản dao động khoảng từ 6 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm: mức lương cơ bản khoảng 10 – 15 triệu/tháng.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề 3 – 5 năm: các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương lên đến 20 – 25 triệu/tháng.

Tổng quan ngành Tài chính – Ngân hàng

Tổng quan ngành Tài chính – Ngân hàng

II. Tài chính – Ngân hàng có những chuyên ngành, lĩnh vực nào?

1. Tài chính ngân hàng

Đối với chuyên ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên sẽ được bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính ­­­- tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản của ngân hàng; am hiểu quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng ; hiểu được các quy trình nghiệp vụ phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, thẩm định hạn mức tín dụng, quy trình hạch toán kế toán của ngân hàng,… và một số kiến thức bổ trợ về thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường chứng khoán.

Sinh viên sau khi ra trường có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn như: các công việc thuộc về dịch vụ tài chính tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế; kế toán ngân hàng, tín dụng ngân hàng…..

Tài chính ngân hàng

Tài chính ngân hàng

2. Tài chính doanh nghiệp

Ở lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn, tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp; xây dựng kĩ năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; hiểu thêm về quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; nắm được một số quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế. 

Về cơ hội nghề nghiệp, sinh viên sẽ có thể thực hiện các công việc chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các công việc về dịch vụ tài chính tại các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các công ty chứng khoán, ngân hàng, tổ chức tài chính – tín dụng khác.

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp

3. Tài chính hải quan

Khi theo học chuyên ngành Tài chính hải quan, sinh viên sẽ được xây dựng các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu; am hiểu quy trình thủ tục hải quan, quản lý nhà nước về hải quan, pháp luật trong lĩnh vực Hải quan và các cam kết quốc tế về Hải quan.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp, nghiệp vụ hải quan, khai thuế…ở các cơ quan quản lý Nhà nước về Hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tài chính hải quan

Tài chính hải quan

4. Tài chính Thuế

Ở chuyên ngành Tài chính Thuế, sinh viên sẽ được học về các lý thuyết thuế, pháp luật về thuế và các chính sách thuế, các luật thuế, quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế, nắm chắc quy trình hạch toán kế toán thuế và được bổ trợ thêm kiến thức pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: kế toán thuế, tư vấn thuế, thanh tra thuế, quản lý thuế ở các cơ quan quản lý nhà nước về thuế và hải quan; các doanh nghiệp, các cơ sở cung cấp và sử dụng dịch vụ về thuế.

Tài chính Thuế

Tài chính Thuế

5. Tài chính quốc tế

Đến với ngành Tài chính quốc tế, sinh viên sẽ được học về các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ,… và học thêm về pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế và các cam kết quốc tế về kinh tế.

Tài chính quốc tế

Tài chính quốc tế

6. Quản lý Tài chính công

Cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Xây dựng nền tảng tư duy về kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể phân tích, đánh giá và thực hành các nghiệp vụ lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, quản lý tiền thuế mà người dân đóng góp một cách hiệu quả, công bằng.

Quản lý Tài chính công

Quản lý Tài chính công

7. Đầu tư tài chính

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ Đầu tư Tài chính; về kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, đến rủi ro và cách thức quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và Đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.

Đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính

8. Phân tích tài chính

Với chuyên ngành Phân tích tài chính, sinh viên cần nắm vững lý thuyết về phân tích chính sách tài chính, phân tích dự báo tài chính, phân tích lợi ích chi phí; học cách phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên môn và phức tạp, xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp và phân tích tác động của chính sách tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kiến thức liên quan đến quy trình phân tích chính sách tài chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập và kiến thức bổ trợ về pháp luật.

Phân tích tài chính

Phân tích tài chính

9. Thẩm định giá

Đào tạo những cử nhân có kiến thức chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá máy móc thiết bị và kinh doanh bất động sản; nắm vững các nguyên lý và cơ chế vận hành giá cả trong nền kinh tế thị trường; am hiểu các quy định nghề nghiệp cũng như của Nhà nước về định giá tài sản và kinh doanh bất động sản; có kiến thức vững vàng về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh – thương mại, tài chính – tiền tệ, chính sách thuế…

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: tư vấn, môi giới, phụ trách việc thẩm định các dự án, thẩm định giá tài sản thế chấp, định giá công ty và chứng khoán, kinh doanh bất động sản…; có thể đảm nhận các công việc về dịch vụ tài chính khác tại các cơ quan quản lý nhà nước về giá và bất động sản, các công ty định giá, các bộ phận có liên quan đến định giá tài sản của ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản.

 Thẩm định giá

Thẩm định giá

10. Tài chính Bảo hiểm

Ngành Tài chính Bảo hiểm sẽ đào tạo cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: kỹ năng thực hiện công việc đàm phán, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm, định phí bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư, tổ chức công tác kế toán và lập các báo cáo tài chính,…, kỹ thuật chuyên ngành, pháp luật, quản lý nhà nước, tài chính và kế toán, thương mại trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm; kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm

Bảo hiểm

11. Đầu tư chứng khoán

Với chuyên ngành Đầu tư chứng khoán, sinh viên sẽ được học kiến thức cơ bản và nâng cao về thị trường chứng khoán và rèn luyện khả năng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật về thị trường chứng khoán. Qua đó có khả năng tham gia đầu tư và quản lý danh mục đầu tư có hiệu quả trên thị trường chứng khoán.

Đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán

III. Học Tài chính – Ngân hàng cần những tố chất gì?

  • Khả năng tính toán nhanh, ưa thích những con số 
  • Có đức tính trung thực đối với ngành này là cực kì quan trọng vì số liệu cần phải khách quan và thực tế
  • Thận trọng và chính xác tuyệt đối trong công việc vì chỉ cần một sai sót nhỏ xíu là bạn sẽ phải gặp rắc rối
  • Sử dụng máy tính thành thạo: giúp nhanh chóng xử lý tốt yêu cầu của khách hàng.
  • Hiểu tâm lý khách hàng để đàm phán và giao dịch với khách hàng. Tư duy nhanh nhạy trong công việc 
  • Có sức khỏe tốt và làm việc dưới áp lực cao.
  • Có khả năng tự học ngoại ngữ tốt: bạn sẽ phải học những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành và thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài vì vậy việc trau dồi cho bản thân vốn từ tiếng Anh là rất cần thiết.

IV. Học Tài chính – Ngân hàng ở đâu?

1. Đại học Kinh tế Quốc dân

Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University, viết tắt là NEU) là một trong những trường đại học về đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý tại Việt Nam. Đây luôn lựa chọn sáng giá trong mọi mùa tuyển sinh. Đây là cơ sở giáo dục đi đầu trong việc đào tạo khối ngành kinh tế nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Được trang bị cơ sở vật chất hàng đầu, khối lượng sách giáo trình, sách tham khảo đồ sộ trong thư viện, Đại học Kinh tế Quốc dân đang ngày càng thu hút rất đông sinh viên đến học tập và rèn luyện hàng năm

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn bắt buộc của ngành tài chính ngân hàng sẽ được truyền dạy trong suốt 4 năm trên giảng đường, sinh viên theo học ngành này tại Đại học Kinh tế Quốc dân còn được rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như: kỹ năng máy tính văn phòng, kỹ năng soạn thảo các hợp đồng, kỹ năng phân tích, quản trị tài chính và đặc biệt là giao tiếp tiếng anh được nhà trường cực kỳ chú trọng khi đưa anh văn vào chương trình giảng dạy xuyên suốt sẽ tạo điều kiện vững chắc cho sinh viên trong môi trường doanh nghiệp sau này.

Hiện nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Quốc tế, Tài chính công, Quản lý thuế, Thị trường Chứng khoán, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Cử nhân quốc tế chuyên ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) do Viện Ngân hàng Tài chính liên kết với Đại học Á Châu (Đài Loan), tổng thời gian đào tạo là 4 năm
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.

2. Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: 44 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ( University of Economics and Business – Vietnam National University, Hanoi; VNU-UEB) được thành lập ngày 6/3/2007. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường ĐHKT không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.

Đến với ngành tài chính ngân hàng của Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên sẽ được các đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề trực tiếp giảng dạy, chỉ đạo qua các bài giảng sinh động, thiết thực về cách vận hành của nền kinh tế, các nguyên lý cơ bản của tài chính tiền tệ, lịch sử ra đời của tiền tệ, hoạt động của các ngân hàng trung ương và thương mại, biết cách vận dụng các nguyên lý về kế toán, tài chính để lập báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp sau này.

Hiện nay, trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.

3. Đại học Kinh tế TP.HCM

Địa chỉ:

  • Cơ sở A: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. HCM.
  • Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. HCM.
  • Cơ sở I: 17 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP. HCM.
  • Cơ sở Nam Thành phố – Khu chức năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (University of Economics Ho Chi Minh City) là một trường đại học chuyên ngành kinh tế tại Việt Nam, được đánh giá là một trong 1000 trường đại học chuyên ngành kinh tế đứng đầu thế giới. Được xếp vào nhóm Đại học trọng điểm quốc gia, là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của cả nước. Trường đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế và quản lý cho Chính phủ, và các doanh nghiệp lớn.

Ngành tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng thể về cách vận hành của một nền kinh tế, hiểu biết các nguyên lý của tiền tệ, nhận biết các tổ chức tài chính qua những môn học vô cùng bổ ích như: Kinh tế lượng, Kinh tế học, Lý thuyết tài chính tiền tệ, tài chính doanh nghiệp, thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, kinh doanh ngoại hối,….Bên cạnh đó, tiếng anh cũng được đẩy mạnh khi toàn bộ giáo trình của chuyên ngành đều bằng tiếng anh để giúp sinh viên trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ

Hiện nay, trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng với các chuyên ngành: mảng Tài Chính (Tài Chính, Tài Chính Quốc Tế, Đầu Tư Tài Chính, Bảo Hiểm, Quản Trị Rủi Ro Tài Chính) và mảng Ngân Hàng (Ngân hàng, Thị trường chứng khoán, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng quốc tế, Quản trị tín dụng,…), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính, Công cụ và thị trường tài chính, tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Thạc sỹ điều hành cao cấp – chuyên ngành Ngân hàng, tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính, tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.

4. Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng

Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, Bắc Mỹ Phú, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng

Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng

Đại học Kinh tế Đà Nẵng là trường đại học đứng đầu về đào tạo trong lĩnh vực kinh tế tại miền Trung, trực thuộc hệ thống Đại học Đà Nẵng và đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế lớn nhất của khu vực miền Trung.

Hiện nay, Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng  đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ Tài chính (Fintech), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Cử nhân quốc tế song bằng chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng do Đại học Toulon (Pháp) và Đại học Ngân hàng TP.HCM mỗi bên cấp 1 bằng với tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
  • Cử nhân quốc tế do đối tác cấp bằng: chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng, tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.

5. Đại học Ngoại Thương

Địa chỉ:

  • Cơ sở Hà Nội: 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • Cơ sở TP.HCM: 15 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Cơ sở Quảng Ninh: 260 Bạch Đằng, Nam Khê, Uông Bí, Quảng Ninh

Đại học Ngoại Thương

Đại học Ngoại Thương

Chính thức thành lập vào năm 1960, Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam, một trong những trường đại học chuyên đào tạo và giảng dạy về khối ngành kinh tế hàng đầu Việt Nam. 

Hiện nay, Trường Đại học Ngoại thương đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ Tài chính (Fintech), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.

6. Đại học Tài chính – Marketing

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 253 Trần Xuân Soạn, Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM.
  • Cơ sở 2C Phổ Quang: 2C đường Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM.
  • Cơ sở Quận 9: số B2/1A đường 385, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP. HCM

Đại học Tài chính – Marketing

Đại học Tài chính – Marketing

Tiền thân là Trường Cán bộ Vật giá Trung ương tại miền Nam, Trường Đại học Tài chính – Marketing là trường đại học trực thuộc Bộ tài chính, chuyên đào tạo và giảng dạy về lĩnh vực tài chính và quản lý tại miền Nam Việt Nam. Năm 2017, trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận về chất lượng giảng dạy, đào tạo của trường. Hiện nay, trường đang liên kết với rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nên đầu ra của trường thường được các doanh nghiệp tuyển dụng và săn đón nên sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ không phải không tìm được việc làm.

Hiện nay, Trường Đại học Tài chính – Marketing đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính Doanh nghiệp, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.

7. Đại học Kinh Tế – Tài chính

Địa chỉ: Số 141 – 145 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Đại học Kinh Tế – Tài chính

Đại học Kinh Tế – Tài chính

Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Economics and Finance) là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam. Trường theo đuổi mục tiêu là đại học hàng đầu Việt Nam và hướng tới chuẩn mực đào tạo quốc tế kết hợp với tiêu chuẩn giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập, đào tạo chuyên sâu về Kinh tế Tài chính đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.

Sinh viên được đào tạo tại đại học Kinh Tế – Tài chính (UEF) sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư, đầu tư tài chính, thẩm định giá,… và các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, tư duy logic, phản biện, làm việc nhóm, phân tích, dự báo kinh tế,..

Hiện nay, trường Đại học Kinh Tế – Tài chính đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính Doanh nghiệp, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.

8. Đại học Ngân hàng TP.HCM

Địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 36 Tôn Tất Đạm, quận 1, TP.HCM
  • Cơ sở đào tạo: 39 Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM.
  • Cơ sở đào tạo: số 56 Hoàng Diệu 2, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

Đại học Ngân hàng TP.HCM

Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM được thành lập năm 1957, là một trong những trường đại học đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam. Với chất lượng đào tạo chuyên sâu cùng với cơ sở vật chất khang trang với đa dạng cơ hội việc làm sau khi ra trường, trường chính là nơi uy tín để các bạn sinh viên gửi gắm tương lai của bản thân tại đây. 

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, xu thế của thời đại, mục tiêu phát triển của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đến năm 2020 là trở thành một đại học đa ngành khối kinh doanh quản lý, trong đó ngành kinh tế tài chính – ngân hàng là mũi nhọn. Tạo lập môi trường giáo dục thân thiện, đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức – đạo đức – kỹ năng với lý tưởng sống cao đẹp, cống hiến và phụng sự tổ quốc, nhân dân, góp phần hình thành thế hệ công dân toàn cầu.

Hiện nay, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ Tài chính (Fintech), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Cử nhân quốc tế song bằng chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng do Đại học Toulon (Pháp) và Đại học Ngân hàng TP.HCM mỗi bên cấp 1 bằng với tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
  • Cử nhân quốc tế do đối tác cấp bằng: chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng, tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.

9. Học viện Ngân hàng

Địa chỉ:

  • Trụ sở chính: Số 12 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Phân viện Bắc Ninh: Số 331 Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
  • Phân viện Phú Yên: Số 441 Nguyễn Huệ, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng

Được thành lập từ năm 1961, Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trụ sở chính tại Hà Nội và các phân viện tại Bắc Ninh và Phú Yên. Học viện Ngân hàng đang là trường đại học đa ngành theo hướng nghề nghiệp- ứng dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trở thành trường đại học đi đầu trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng tại Việt Nam. Vớ đội ngũ giảng viên có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành, trường đã thu hút hàng chục nghìn học sinh, sinh viên từ khắp nơi trên cả nước ở tất cả các bậc học từ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây cũng là địa chỉ đào tạo ngành Kế toán nổi tiếng ở nước ta.

Hiện nay, Học viện Ngân hàng đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Chương trình cử nhân quốc tế Sunderland (Vương quốc Anh) với tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 hoặc 4 năm (tùy đầu vào).

10. Học viện Tài chính

Địa chỉ:

  • Trụ sở chính – Cơ sở đào tạo: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở đào tạo: Số 19C ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở đào tạo: Số 4, ngõ 1 Hàng Chuối, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở đào tạo: Số 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Học Viện Tài Chính

Học Viện Tài Chính

Được thành lập năm 1963, Học viện Tài chính, tiền thân là Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương với sứ mệnh “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính kế toán tốt nhất cho xã hội”. Để nâng tầm vị thế của Học Viện về giảng dạy, nghiên cứu lẫn chất lượng đào tạo, Học viện Tài chính luôn mở rộng hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu với các Viện, Trường Đại học nước ngoài. Đến nay, Học viện Tài Chính đã trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Việt Nam với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng khu vực Châu Á.

Hiện nay, Học viện Tài chính đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:

  • Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng gồm 10 chuyên ngành: Quản lý tài chính công, Thuế, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương, Ngân hàng, Định giá tài sản, Phân tích chính sách tài chính, Đầu tư tài chính với tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
  • Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 hoặc 4 năm (tùy đầu vào).

11. Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

Được thành lập vào năm 2003, Trường Đại học Quốc tế (tên tiếng Anh: International University – IU) là một trong bảy trường đại học thành viên trực thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, đây là trường đại học công lập sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Trường đào tạo chủ yếu các ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý, kĩ thuật, công nghệ. Xây dựng theo mô hình chuẩn quốc tế từ đội ngũ giảng viên, giáo trình và lộ trình đào tạo, trường liên kết với các trường đại học thuộc top đầu ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Châu Âu,…

Hiện nay, trường Đại học Quốc Tế đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng với hai chuyên ngành với tổng thời gian đào tạo là 4 năm

  • Chuyên ngành Ngân hàng và đầu tư tài chính
  • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

V. Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì?

1. Kiến thức

  • Kiến thức giáo dục đại cương: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán Cao cấp, Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Pháp luật đại cương, Tin học đại cương
  • Kiến thức cơ sở ngành: Kế toán tài chính, Quản trị tài chính, Nguyên lý quản trị, Các định chế tài chính và thị trường tài chính, Phân tích Kinh doanh và định giá,…
  • Kiến thức ngành: Kế toán quản lý, Quản trị tài chính, Lý thuyết quản lý doanh mục đầu tư và phân tích đầu tư, Ngân hàng thương mại, Tài chính quốc tế, Quản trị tài chính quốc tế, Tài chính hành vi,..
  • Kiến thức chuyên ngành: Chứng khoán có thu nhập cố định, Chứng khoán phái sinh và (công cụ) quản lý rủi ro, Phân tích tín dụng và cho vay, Quản trị tài chính quốc tế, Lý thuyết quản lý danh mục đầu tư và Phân tích đầu tư, Quản lý vốn lưu động, Tài chính cá nhân….

2. Kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
  • Kỹ năng phân tích và phản biện.
  • Kỹ năng tự đào tạo và nhận thức triển vọng.
  • Kỹ năng giao dịch trong kinh doanh ngân hàng
  • Kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin.

3. Bằng cấp, chứng chỉ nên có:

Ngoài các chứng chỉ thường thấy trong các chuẩn đầu ra của các trường đại học như chứng chỉ Tiếng Anh (IELTS, TOEIC,…), chứng chỉ Tin học (MOC, IC3,…), nếu bạn muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp thì bạn cần phải tích lũy cho mình một số chứng chỉ chuyên ngành Tài chính ngân hàng sau đây:

  • CFA (Chartered Financial Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính.
  • CFP (Certified Financial Planner): Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính.
  • CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế.
  • ChFC (Chartered Financial Consultant): Chứng chỉ tư vấn tài chính.
  • CMT (Chartered Market Technician): Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường,….
  • FRM (Financial Risk Manager): Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính.

VI. Học Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?

Sau khi ra trường ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính – ngân hàng và cùng một số loại hình doanh nghiệp khác.
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn tại hải quan, cục thuế, các công ty dịch vụ tài chính như công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng,… hoặc nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty…
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp, định giá tài sản, chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty kế toán, kiểm toán, quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản.
  • Giảng viên, trợ giảng ngành Tài chính – ngân hàng công tác tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo các khóa Tài chính – Ngân hàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Tài chính ngân hàng. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp cho các bạn trong việc lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.