Ngành Quản trị kinh doanh là gì? Cơ hội nghề nghiệp (Phần 1) | eHou

1. Tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh 

  • Quản trị kinh doanh (tên tiếng Anh là Business Administration) là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
  • Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing…
  • Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Bên cạnh đó, sau khi học ngành này, bạn có thể học thêm các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.

2. Các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh.

Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng, có khá nhiều chuyên ngành sâu thuộc nhiều lĩnh vực, tùy từng trường sẽ  có khung chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh như: 

  • Quản trị kinh doanh tổng hợp: Với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị học, sinh viên còn được tiếp cận kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính…
  • Quản trị kinh doanh quốc tế: Khi học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức vững chắc về các lý thuyết về phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa; phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án; có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.
  • Marketing: Chuyên ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR…
  • Quản trị kinh doanh thương mại: chuyên ngành này cung cấp những kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại thành công, có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, có khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại có hiệu quả.

3. Tại sao nên chọn ngành học Quản trị kinh doanh 

11

 

  • Có thể đảm đương nhiều vị trí trong công ty

Không tính đến những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như Kế toán thì sinh viên Quản trị Kinh doanh gần như đều có thể đảm đương hầu hết các vị trí của doanh nghiệp từ nhân viên bán hàng (sales), tư vấn viên, nhân sự, truyền thông,… nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong công việc. Bạn còn có thể luân chuyển giữa các vị trí nên sẽ không gặp tình trạng chán nản khi phải làm một đầu việc quanh năm suốt tháng.

 

  • Con đường học tập rộng mở

Vốn dĩ ngành học này cung cấp thông tin của nhiều chuyên môn nên bạn sẽ có vô số lựa chọn để học chuyên sâu hơn ở hệ Thạc sĩ như Thạc sĩ Marketing, Thạc sĩ Kinh tế hay Thạc sĩ Khởi nghiệp. Khối ngành này được nhiều người quan tâm nên chương trình học rất đa dạng với hình thực đào tạo linh hoạt để bạn thoải mái lựa chọn. Nhiều trường đại học còn có các chương trình học bổng cho ngành học này.

  • Tư duy khởi nghiệp

Nếu chọn học Quản trị Kinh doanh thì bạn sẽ được hình thành tư duy khởi nghiệp nhanh hơn những bạn chọn ngành khác. Từ đó bạn sẽ chủ động mày mò, thử nghiệm và phát triển các ý tưởng kinh doanh của mình trước tiên nên chắc chắn có được nhiều lợi thế. Bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, bạn càng có nhiều kinh nghiệm hơn người thì khả năng thành công và cạnh tranh sẽ tốt hơn.

Đây là những khái niệm cơ bản nhất về ngành học Quản trị kinh doanh. Trong phần II, chúng ra sẽ cùng tìm hiểu học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì và những tố chất nào nên có khi học ngành học này.

Để được tư vấn chi tiết về ngành học, vui lòng liên hệ hotline tư vấn miễn phí: 091 924 01 16

———————————————-

👉 Bật mí cho các bạn một chương trình học đại học mà không phải lên lớp, học online 100%, không thi tuyển đầu vào. Đăng ký tư vấn miễn phí tại: https://sum.vn/Eu0E0