Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là gì? Ra trường làm gì?, Tiêu điểm tuyển sinh, Tuyển sinh
Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng ngày càng tăng cao, các câu hỏi xoay quanh hoạt động tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình chắc hẳn là chủ đề nóng đối với nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh cuối cấp. Để rong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng lần lượt tìm hiểu “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?”.
Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Kỹ thuật công trình xây dựng là ngành học tập trung vào lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng nói chung, bao gồm cả quy mô dân dụng như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn… và quy mô công nghiệp như: xưởng sản xuất, cầu đường, sân bay, cảng biển…
Ngành học gắn liền với các công trình xây dựng
Nếu thành công trong kỳ tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình, bạn sẽ được trang bị khối kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về:
Toán ứng dụng;
Vật lý kỹ thuật;
Các phần mềm thiết kế chuyên sâu;
Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kỹ thuật thi công, kết cấu và vật liệu xây dựng;
Các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ hoạt động thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình.
Bên cạnh các nội dung kể trên, sinh viên ngành Kỹ thuật công trình xây dựng còn có cơ hội bổ sung và trau dồi hiểu biết về một số khía cạnh quan trọng như: chất lượng vật liệu, công trình; an toàn lao động; các giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật trong xây dựng.
Học Kỹ thuật công trình xây dựng ra trường sẽ làm gì?
Những năm gần đây, hoạt động tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình đã liên tục nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và các bạn học sinh cuối cấp. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được cho là các cơ hội việc làm hấp dẫn mà ngành học này mang lại.
Kỹ sư xây dựng là một công việc có mức thu nhập hấp dẫn
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Kỹ thuật công trình có thể ứng tuyển vào nhiều công việc khác nhau. Trong đó, đáng chú ý nhất là vị trí kỹ sư phụ trách thiết kế, giám sát, thẩm định và nghiệm thu công trình, tại những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, bạn còn có khả năng đảm nhiệm công việc của một chuyên viên tư vấn, thiết kế kỹ thuật và thẩm tra thiết kế ở các tập đoàn xây dựng. Trong trường hợp yêu thích ngành nghề sư phạm, người học hoàn toàn có thể gắn bó với hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo chuyên ngành xây dựng.
Giới thiệu về ngành Kỹ thuật công trình xây dựng Đại học Lạc Hồng
Đại học Lạc Hồng là một trong những cơ sở đào tạo Kỹ thuật công trình được tin cậy
Trên thực tế, Đại học Lạc Hồng (LHU) không phải cơ sở đào tạo duy nhất tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình. Tuy nhiên, khác với Đông phương học hay Dược học “sinh sau đẻ muộn”, ngành học này đã đồng hành cùng sự phát triển của trường từ những ngày đầu thành lập. Bởi vậy, xét về uy tín và chất lượng, LHU thực sự là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Ngành Kỹ thuật công trình của LHU xét tuyển khối nào?
Hiện nay, Đại học Lạc Hồng đang xét tuyển ngành Kỹ thuật Công trình xây dựng (Mã ngành: 7.51.01.02) với 4 tổ hợp môn sau:
– Toán, lý, hóa (A00);
– Toán, lý, anh văn (A01);
– Toán, văn, anh văn (D01);
– Toán, lý, vẽ (V00).
Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật công trình của LHU
Với mục tiêu “Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”, Đại học Lạc Hồng luôn chú trọng vào việc xây dựng nền tảng kiến thức vững vàng cho sinh viên. Nắm chắc các công nghệ tiên tiến trong ngành xây dựng là chưa đủ. Bạn còn phải biết cách áp dụng chúng vào thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể.
Sinh viên LHU có nhiều cơ hội thực hành kỹ năng chuyên môn trong quá trình học
Trước thời điểm tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật công trình xây dựng của LHU cần đáp ứng được những đòi hỏi sau:
– Sở hữu trình độ cơ bản vững vàng về các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau trong ngành xây dựng.
– Có khả năng thực hành, vận dụng kiến thức và hiểu biết vào thực tiễn.
– Đảm bảo đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, luôn cầu thị và nỗ lực học hỏi để nâng cao trình độ.
Hy vọng, những thông tin kể trên đã giúp bạn có được góc nhìn toàn diện hơn trước khi tham gia tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình. Về cơ bản, tất cả các chương trình đào tạo đều sẽ được xây dựng dựa trên một khung lý thuyết chung. Nhưng đối với ngành học giàu tính thực tiễn như Kỹ thuật công trình xây dựng, thời lượng thực hành mới là yếu tố quyết định chất lượng đầu ra. Do đó, điều bạn cần là lựa chọn một môi trường học tập chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng chuyên môn của sinh viên.
Để nắm bắt các thông tin về chương trình tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình 2020 cùng nhiều ngành học khác của Đại học Lạc Hồng, bạn có thể tham khảo tại: https://lhu.fun/EAE495.