Ngành Kinh tế phát triển là gì? Ra trường có dễ xin việc không?
Kinh tế phát triển – Ngành học được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn trong nhiều năm gần đây. Vậy học Kinh tế phát triển ra trường làm gì? Cơ hội việc làm mở ra cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành kinh tế phát triển như thế nào?
Bên cạnh Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế Quốc tế, Kế toán – Kiểm toán… ngành kinh tế phát triển cũng là một trong những ngành thuộc khối ngành kinh tế được nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm, lựa chọn. Tuy nhiên cũng có không ít thắc mắc về ngành này như: Cơ hội việc làm, ra trường có dễ xin việc không, mức lương ngành kinh tế phát triển có cao không… Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin có liên quan tới ngành kinh tế phát triển thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!
Nội Dung Chính
I. Giới thiệu tổng quan về ngành Kinh tế phát triển
Ngành kinh tế phát triển có tên tiếng Anh là Development Economics là một trong những khoa học kinh tế khám phá và giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu của ngành kinh tế phát triển là cung cấp cho người học những cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, để từ đó các nước đang phát triển có thể vận dụng vào từng hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển phù hợp.
Giới thiệu tổng quan về ngành Kinh tế phát triển
II. Học ngành Kinh tế phát triển được học những gì?
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Phát triển trang bị cho sinh viên các kỹ năng về nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh tế, Kinh tế phát triển. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện, phát triển thêm các kỹ năng mềm, được nâng cao kiến thức về kinh tế, có nhiều cơ hội việc làm tại các vị trí phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực như các doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan Nhà nước, trường đại học…
Cụ thể khi học ngành kinh tế phát triển, bạn sẽ được học các môn học như:
- Các môn học đại cương bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục thể chất, toán cao cấp, xác suất thống kê…
- Các môn học khối kiến thức theo khối ngành bao gồm: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, nguyên lý thống kê kinh tế, kinh tế lượng…
- Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành bao gồm có: Kinh tế phát triển, kinh tế công cộng, kinh tế môi trường, kinh tế thể chế, các môn học chuyên sâu về chính sách công…
Sau khi học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm quan trọng bao gồm: Khả năng ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, lập kế hoạch, quản lý thời gian…
III. Khối thi và mã ngành Kinh tế phát triển
Mã ngành Kinh tế phát triển là: 7310105
Nếu bạn có ý định đăng ký nguyện vọng vào ngành Kinh tế phát triển thì lưu ý các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành này bao gồm:
- Tổ hợp A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học
- Tổ hợp A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp D01: Toán học, Văn học, Tiếng Anh.
IV. Các trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển tốt nhất hiện nay
Đại học Kinh tế Quốc dân – Một trong những ngôi trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển tốt nhất hiện nay
Chắc hẳn sau khi tìm hiểu về ngành, khối thi, mã ngành kinh tế phát triển, lúc này bạn đang rất băn khoăn nên lựa chọn đăng ký vào ngôi trường Đại học/Cao đẳng nào đúng không? Để bạn không phải chờ đợi lâu thì dưới đây là một số bật mí mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
Nếu bạn muốn học ngành Kinh tế phát triển thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học sau:
Đối với khu vực miền Bắc gồm có:
Đối với khu vực miền Trung có: Đại học Phạm Văn Đồng.
V. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kinh tế phát triển có thể làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển hay tại các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với các công việc cụ thể như:
- Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của địa phương, quốc gia;
- Tham gia lập kế hoạch và thực thi các dự án phát triển;
- Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia vào việc hoạch định chính sách phát triển;
- Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn các giải pháp, chính sách phục vụ cho việc phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Đại học/Cao đẳng có liên quan đến kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, kinh tế học, phát triển bền vững…
Với những công việc cụ thể trên, sinh viên có thể làm việc tại:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ và các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các viện nghiên cứu kinh tế;
- Các trường Đại học, Cao đẳng;
- Làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, các tổ chức ở trong và ngoài nước;
- Bộ Kế hoạch – đầu tư, sở kế hoạch của tỉnh, phòng kế hoạch các quận (huyện).
Sau khi ra trường, mức lương khởi điểm của sinh viên ngành kinh tế phát triển dao động tử 6-8 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm, trau dồi cho mình được nhiều kiến thức, kỹ năng thì mức lương này sẽ cao hơn. Mức lương bạn nhận được sẽ tỷ lệ thuận với năng lực và trình độ của bạn.
VI. Những kỹ năng quan trọng cần có để thành công trong ngành Kinh tế phát triển
Những kỹ năng quan trọng cần có để thành công trong ngành Kinh tế phát triển
Để thành công ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào đó đều yêu cầu người lao động cần có những tố chất, kỹ năng nhất định. Nó sẽ là một trong những vũ khí quan trọng giúp bạn thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình. Và đối với ngành kinh tế phát triển cũng không hề ngoại lệ. Để theo học ngành Kinh tế phát triển, bạn cần phải có những tố chất, kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Chịu được áp lực công việc;
- Tự tin, năng động;
- Kỹ năng thuyết trình;
- Kỹ năng đàm phán;
- Khả năng ngoại ngữ tốt;
- Tự tin, quyết đoán;
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin;
- Say mê nghiên cứu;
- Có khả năng làm việc độc lập;
- Khả năng làm việc nhóm tốt…
Kỹ năng, năng lực đóng vai trò quyết định được việc bạn có cơ hội thăng tiến và có đạt được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp hay không. 123job hy vọng rằng dù trên con đường sự nghiệp gặp phải những gian khổ, khó khăn nhưng bạn hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thép, không chịu lùi bước trước những khó khăn.
VII. Kết luận
Trên đây là một số thông tin về ngành kinh tế phát triển như tổng quan về ngành, học ngành kinh tế phát triển là được học những gì, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về ngành thuộc khối ngành kinh tế này mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!