Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh học gì? Ra trường làm gì?

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ và trở thành một trong những nước đi đầu khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực này. Vậy ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh là gì?

Vũ trụ là một khái niệm rộng lớn bao hàm tất cả mọi thứ, từ các ngôi sao, thiên hà cho đến các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái Đất. Do vậy, nghiên cứu vũ trụ là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và được phân loại thành ba hướng chủ yếu: 1. Viễn thám – Quan sát Trái Đất; 2. Công nghệ vệ tinh; 3. Vật lý thiên văn

Viễn thám là công cụ không thể thiếu trong việc giám sát tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; quản lý nông lâm sản; dự báo, giám sát và đánh giá thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra, rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống cần đến viễn thám như việc giám sát, theo dõi, định vị, điều tiết giao thông; lĩnh vực truyền hình, an ninh quốc phòng. 

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 1,5% GDP (tương đương 3 tỷ USD) do thiên tai. Việc sử dụng nguồn thông tin vệ tinh giúp kịp thời dự báo, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại. Phát triển công nghệ Viễn thám đã trở thành chiến lược Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Công nghệ vệ tinh là việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh đưa vào không gian. Ngoài vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 là vệ tinh viễn thông phục vụ truyền hình, thông tin liên lạc, chúng ta còn cần nhiều vệ tinh quan sát trái đất.

Sự kiện phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1A năm 2013 và MicroDragon năm 2019 với mục đích giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc phòng đã đánh dấu những bước đi vững chắc cho khả năng phát triển và điều khiển vệ tinh. 

Trong thực tiễn, các kỹ thuật của vật lý thiên văn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống như y tế (chẩn đoán hình ảnh, chụp cắt lớp CAT scan, PET scan, X-quang, …), trong công nghiệp (nhiếp ảnh, xử lý ảnh, lập trình – mô phỏng trong công nghiệp chế tạo, truyền thông đa phương tiện) và công nghiệp quốc phòng.

2. Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh học gì?

USTH là trường đại học tiên phong tại Việt Nam đào tạo về ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh từ hệ Đại học đến Tiến sĩ theo 3 định hướng ứng dụng: Viễn thám; Vật lý thiên văn; Công nghệ vệ tinh.

Chương trình được xây dựng dựa trên sự hợp tác, hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Vũ trụ tại Pháp và Việt Nam như Đài thiên văn Paris, Đại học Montpellier, Đại học Paris, Đại học Paris Est-Créteil, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, …

Cơ hội học tập và hướng dẫn bởi các giáo sư, tiến sĩ giỏi trong nước và quốc tế, cùng ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh giúp sinh viên dễ dàng làm chủ các kiến thức mới nhất về khoa học và công nghệ vũ trụ.

Ngoài việc học tập song song giữa lý thuyết và thực hành, khoa Vũ trụ và Ứng dụng thường xuyên tổ chức các buổi seminar, hội thảo khoa học, với diễn giả chính là các chuyên gia trong và ngoài nước. Qua đó, sinh viên không những có cơ hội tìm hiểu về các định hướng nghiên cứu mới nhất trên thế giới, mà còn có thể trao đổi học thuật trực tiếp với các diễn giả.

Hàng năm, khoảng 60% sinh viên cử nhân và 100 % học viên thạc sĩ có cơ hội thực tập 3 – 6 tháng tại những cơ sở đầu ngành trong lĩnh vực Vũ trụ như: Viện Vật lý địa cầu Paris (Pháp), Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Pháp (Pháp), Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA (Mỹ), Đại học Cornell (Mỹ), Viện Khoa học Thiên văn và Vũ trụ (KASI) (Hàn Quốc), Tập đoàn Viettel (Việt Nam), …

https://usth.getflycrm.com/api/forms/viewform/?key=C2Y8krpWyGpqrUR1JcVWAJbZEB9yR33DiTMDRQD5TjspyAoO8V

3. Cơ hội nghề nghiệp ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh?

Tốt nghiệp ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí, cơ quan sau:

  • Chuyên viên thiết kế, điều khiển và lắp ráp vệ tinh và tín hiệu vệ tinh từ các Công ty Viễn thông (Vinaphone, Mobifone, Viettel), các công ty dịch vụ truyền hình (K+, VTC, AVG, HTV, VTV, VOV, VOH…);

  • Các Cơ quan phát triển Vệ tinh như: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Công nghệ Vũ trụ, …

  • Các cơ quan sử dụng, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm viễn thám như: các đơn vị trực thuộc các Bộ, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Giao thông, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

  • Các cơ quan, công ty trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giám sát, dự báo, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai;

  • Tham gia các dự án nghiên cứu về môi trường và biến đổi khí hậu tại các tổ chức phi chính phủ như GIZ, Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), Tổ chức bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học (Winrock International), tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WCS), …

  • Nghiên cứu, giảng dạy trong các Trường, các viện nghiên cứu có chuyên ngành liên quan về Vật lý, Vật lý thiên văn, Khoa học Trái Đất, …

  • Tiếp tục học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh tại USTH hoặc các trường đại học trong và ngoài nước.

Khám phá về ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh tại USTH: