Ngành Food and Beverage là gì? Phân biệt F&B và ngành dịch vụ

Ngành Food and Beverage là gì?

Khởi nghiệp kinh doanh lĩnh vực nhà hàng chắc hẳn các bạn đã biết tới khái niệm ngành Food and Beverage với các thuật ngữ thông dụng như F&B, kinh doanh F&B,… Hiện nay đây được đánh giá là ngành “hái ra tiền” căn cứ vào tốc độ phát triển cũng như tỷ suất lợi nhuận nó mang lại. Vậy cụ thể ngành Food and Beverage là gì? Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây. 

Ngành Food and Beverage là gì?

Ngành Food and Beverage là gì? ngành Food and Beverage phổ biến với các tên viết tắt là F&B. Đây là dạng mô hình cung cấp dịch vụ có liên quan tới ẩm thực cho các khách hàng. Từ đó ngành Food and Beverage là loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. 

Ngành Food and Beverage là ngành có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh chóng Ngành Food and Beverage là ngành có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh chóng 

Các loại hình F&B cụ thể là:

  • Doanh nghiệp F&B độc lập. Mô hình này hoạt động chủ yếu ở mảng ẩm thực: nhà hàng, quán ăn, quán cafe,…
  • Phòng F&B trong các doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì F&B là một phòng ban trong toàn thể cơ cấu tổ chức. Bộ phần F&B sẽ chịu trách nhiệm phục vụ nhu cầu ẩm thực căn cứ theo sự chỉ đạo của ban quản lý. 

>>> Xem thêm: Ngành F&B là gì? Học ngành F&B ra trường làm gì?

Sự khác nhau giữa ngành F&B và ngành dịch vụ

Ngành F&B là gì? Căn cứ vào giải đáp trên đây về Food and Beverage chúng ta có thể hiểu F&B chính là một ngành cung cấp dịch vụ. Tuy vậy thực tế hai ngành này hoàn toàn khác nhau. Ngành dịch vụ là khái niệm tổng quan có đề cập tới lĩnh vực phục vụ. Trong đó bao gồm ngành dịch vụ sản xuất, phi sản xuất. 

Ngành F&B và ngành dịch vụ có sự khác nhau trong lĩnh vực hoạt động Ngành F&B và ngành dịch vụ có sự khác nhau trong lĩnh vực hoạt động 

Trong cơ cấu ngành nghề ở nước ta hiện nay ngành dịch vụ được chia thành:

  • Dịch vụ kinh doanh: thông tin liên lạc, vận tải, ẩm thực-ăn uống, bảo hiểm,…
  • Dịch vụ tiêu dùng: buôn bán, giáo dục, y tế,…
  • Dịch vụ công: hoạt động đoàn thể, hành chính công,…

Trong khi đó F&B chỉ là một lĩnh vực, phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ. Nó đảm nhận nhiệm vụ cung ứng nhu cầu ăn uống cho thực khách trong ngành du lịch, khách sạn.

>>> Xem thêm: Quản lý nhà hàng khách sạn là gì? Cơ hội công việc ngành này ra sao?

Vai trò của ngành F&B

Trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn F&B có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây được coi là vị trí có sự quyết định và ảnh hưởng tới sự phát triển chung về doanh số, uy tín của nhà hàng. Vậy F&B là ngành gì? Ngành F&B có vai trò như thế nào? 

Thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh thu 

F&B được coi là lĩnh vực cần có sự đầu tư bài bản, nghiêm túc. Bởi đây là yếu tố quyết định tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh.  F&B có vai trò cụ thể như sau:

Gia tăng trải nghiệm của khách hàng

Đã có rất nhiều những doanh nghiệp trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp thường băn khoăn trong việc xác định vai trò của ngành Food and Beverage là gì. Xét về vai trò thì hiệu quả tăng trải nghiệm được đánh giá là vai trò chính yếu nhất của F&B. Bởi với mỗi con người thì ăn uống vẫn là nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất. Khi giải quyết tốt nhu cầu này sẽ góp phần quan trọng tăng vị thế, thương hiệu của cơ sở. 

Ngành Food and Beverage là gìNgành Food and Beverage là gì

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Bạn cho rằng điều gì ở khách sạn khiến khách hàng hài lòng và muốn quay trở lại lần thứ 2? Đó là giá cả, dịch vụ hay không gian? Thực tế đây đều là các tiêu chí để khách hàng so sánh. Chính vì thế tập trung phát triển dịch vụ Food and Beverage sẽ là cách tốt nhất để khách hàng ghi nhớ thương hiệu xây dựng mức độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả hơn. 

Marketing tiết kiệm chi phí

Ngành hàng F&B là gì? Có thể nói với bất kỳ doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn nào thì F&B luôn được coi là “vũ khí sắc bén” nhất giúp thúc đẩy Marketing truyền miệng một cách hiệu quả. Đây là một hình thức kinh doanh giá rẻ, không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả tối ưu. Hơn nữa còn tăng giá trị thương hiệu. 

Phản hồi tích cực của khách hàng là cách Marketing đơn giản, hiệu quả nhất Phản hồi tích cực của khách hàng là cách Marketing đơn giản, hiệu quả nhất 

Một nhà hàng với các món ăn ngon, giá cả phù hợp sẽ được các khách hàng đánh giá giá cao. Họ sẽ chính là những người truyền thông hiệu quả nhất mang tên tuổi thương hiệu của bạn tới nhiều người khác hơn. Như vậy sẽ không cần quá nhiều chi phí marketing mà các bạn vẫn có thể có được một thương hiệu phát triển. 

>>> Xem thêm: Marketing khách sạn là gì? Tất tần tật những gì bạn cần biết

Tìm hiểu các bộ phận trong ngành Food and Beverage

Thông qua việc tìm hiểu ngành Food and Beverage là gì các bạn có thể hiểu được vai trò của ngành F&b. Mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng không phải tất cả các đơn vị đều có bộ phận này. Bởi còn tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp.

Ngành Food and Beverage gồm nhiều bộ phận khác nhauNgành Food and Beverage gồm nhiều bộ phận khác nhau

Thông thường ngành Food and Beverage thường có mặt trong các khách sạn từ 3, 4 sao trở lên. Còn đối với các các dịch vụ kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, ăn uống độc lạ thì bộ phận F&B cũng chỉ xuất hiện trong các nhà hàng cao cấp mà thôi. 

>>> Xem thêm: Làm nhà hàng khách sạn đừng quên rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Các bộ phận của ngành ngành Food and Beverage gồm:

  • Lobby bar (quầy bar): Đây là khu vực tại các nhà hàng để cung cấp đồ uống và là nơi để khách hàng thư giãn, giải trí. Hiện nay tại các nhà hàng, khách sạn cao cấp thường có khu vực này góp phần thể hiện đẳng cấp, sự sang trọng cho không gian. 
  • Restaurant (nhà hàng): đây là khu vực phục vụ các bữa ăn cả ngày lẫn đêm. Tại đây khách hàng sẽ được phục vụ những bữa ăn chất lượng với cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. 
  • Room Service (dịch vụ phòng): Dịch vụ này tại khách sạn hoạt động 24/24  đáp ứng tối ưu các nhu cầu của khách hàng. Đối với những khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên dịch vụ sẽ bao gồm các dịch vụ VIP như: đặt trái cây, bánh, ăn uống tại phòng,…
  • Banquet (Yến tiệc): Đây là bộ phận cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện: tiệc sinh nhật, tất niên, tiệc công ty,.. Bộ phận Banquet thường là vị trí mang lại doanh thu lớn nhất cho ngành F&B của các khách sạn. 
  • Executive Lounge: Đây là khu vực VIP tại các khách sạn phục vụ đẳng cấp 5 sao. 
  • Kitchen( Khu bếp): đây là bộ phận tạo ra các món ăn ngon trong danh sách menu của khách sạn. Những khách sạn có đồ ăn ngon, độc đáo chắc chắn sẽ tạo được dấu ấn riêng và thu hút khách hàng. 

>>> Xem thêm: Công việc của lễ tân văn phòng, nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp là gì?

Một số vị trí việc làm ngành Food and Beverage

Bên cạnh việc tìm hiểu ngành Food and Beverage là gì các bạn cần phải tìm hiểu các vị trí việc làm trong ngành này. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu công việc và tiêu chí riêng. Vì thế để có được việc làm phù hợp các bạn nên tìm hiểu để có được những thông tin công việc cụ thể. 

Cấp quản lý

Ở vị trí cao nhất ngành Food and Beverage là vị trí quản lý. Trong đó bao gồm các vị trí được phân cấp cụ thể. Căn cứ vào kinh nghiệm làm việc, năng lực mà các cá nhân thể hiện sẽ đảm nhận các vị trí nhất định:

F&B Director (giám đốc bộ phận F&B): Đây là vị trí cao nhất trong bộ phận F&B. Người đảm nhận vị trí này sẽ có vai trò quyết định và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng hoạt động kinh doanh ẩm thực của khách sạn. Đồng thời họ sẽ là người trực tiếp đưa ra và triển khai các chiến dịch đã được thống nhất và đảm bảo hoàn thành đúng mục tiêu, đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất. 

Giám đốc bộ phận F&BGiám đốc bộ phận F&B

Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager): Đây là vị trí quản lý có nhiệm vụ theo dõi, quản lý khu vực ăn uống: đại sảnh, quầy phục vụ, phòng tiệc,… Restaurant Manager sẽ đưa ra các tiêu chuẩn phục vụ . Đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo trưởng nhóm. 

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm xin việc làm nhà hàng, khách sạn chuẩn quốc tế

Trưởng nhóm

Xếp dưới quản lý là trưởng nhóm nhà hàng. Ở từng bộ phận đều sẽ có trưởng nhóm để quản lý hoạt động khu vực diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. 

  • Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn (Reception Head Waiter): Nhiệm vụ chính của vị trí này là tiếp nhận thông tin đặt bàn từ các nhân viên. Sau đó ghi chép lại yêu cầu của thực khách như: số bàn, vị trí, số lượng khách,…. Ngoài ra tìm hiểu và phục vụ thêm các dịch khác mà khách hàng yêu cầu. Trưởng nhóm đặt bàn sẽ có trách nhiệm phối hợp cùng lễ tân hay trưởng nhóm phục vụ để hướng dẫn các khách hàng tới vị trí bàn phù hợp. 
  • Trưởng nhóm phục vụ bàn (Station Head Waiter): Những người đảm nhận vị trí này sẽ thực hiện giám sát nhân viên phục vụ tại phòng ăn. Trưởng nhóm sẽ chỉ dẫn công việc để chuẩn bị phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
  • Nhóm phó: nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho nhóm trưởng đảm nhận việc phục vụ. Trong những trường hợp cần thiết sẽ thay thế và điều hành công việc. Đối với những công việc hàng ngày trong sảnh thì đây là hai vị trí chịu trách nhiệm cao nhất.

>>> Xem thêm: Nhân viên f&b là gì? Công việc của nhân viên f&b

Nhân viên

Đối với các công việc của ngành F&B nhân viên là vị trí trực tiếp thực hiện công việc và phục vụ khách hàng. 

Nhân viên lễ tân khách sạn Nhân viên lễ tân khách sạn 

  • Nhân viên phục vụ rượu vang ( Sommelier/Wine Waiter): nhiệm vụ chính của nhân viên là phục vụ đồ uống cho khách hàng. Các nhân viên làm ở vị trí này cần phải am hiểu loại thức uống nào phù hợp cho các món ăn và biết cách phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. 
  • Nhân viên trực bàn: Nhân viên sẽ đứng phục vụ trực tiếp khi khách hàng dùng bữa. họ sẽ hỗ trợ khi khách hàng có yêu cầu. Đồng thời phối hợp với nhà bếp để phục vụ món ăn nhanh chóng không để khách hàng phải chờ đợi lâu.
  • Nhân viên chia đồ ăn: đây là vị trí việc làm của các nhân viên sử dụng xe đẩy phục vụ đồ ăn tới những bàn khách hàng yêu cầu. Vị trí này phải có sự nhanh nhẹn, tư duy và sắp xếp đồ ăn hợp lý tránh đổ vỡ, mất thẩm mỹ.
  • Nhân viên trực sảnh: Công việc chính của vị trí này là trực sảnh phục vụ đồ uống buổi sáng, chiều và rượu trước mỗi bữa ăn. Tại các khách sạn có quy mô lớn thì sẽ có người hỗ trợ nhân viên trực sảnh vào buổi sáng và dọn dẹp. 
  • Nhân viên trực tầng: nhân viên đảm nhận nhiệm vụ trực các tầng luôn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng khi có nhu cầu đặc biệt là đồ ăn, thức uống. 
  • Nhân viên lễ tân: đảm nhận công việc đón tiếp khách hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về chi phí, vị trí phòng, các dịch vụ đặt vé, thuê xe,…

>>> Xem thêm: Mẫu CV tham khảo dành cho nhân viên kinh doanh mảng F&B

Tìm việc làm ngành Food and Beverage ở đâu?

Ngành F&B Việt Nam hiện đang là ngành có xu hướng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 ngành F&B cũng đã ứng dụng và có được những dịch vụ tiện ích dành cho các khách hàng. Sự phát triển của ngành kéo theo nhu cầu tuyển dụng các vị trí ngành càng cao. Nhân lực trẻ luôn có nhiều cơ hội để theo đuổi và phát triển trong nghề. 

Tìm việc làm F&B trên TopCVTìm việc làm F&B trên TopCV

Để tìm được việc làm ngành Food and Beverage không quá khó khăn. Các bạn có thể tham khảo các thông tin trên trang tuyển dụng uy tín như: TopCV. Tại đây thông tin tuyển dụng ngành F&B nói riêng và các ngành nghề khác luôn được cập nhật mỗi ngày. Các bạn chỉ cần nhập từ khóa tất cả các thông tin tuyển dụng của các công ty sẽ hiện ra giúp các bạn lựa chọn một cách nhanh chóng. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham gia các nhóm tìm việc làm ngành F&B. Thông tin việc làm được đăng tải liên tục sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình thay đổi môi trường làm việc. 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp ngành Food and Beverage là gì. Hy vọng sẽ giúp các bạn có được những hiểu biết cụ thể trước khi lựa chọn vị trí công việc phù hợp trong ngành F&B vốn tồn tại nhiều cơ hội và thách thức.  

TopCV là địa chỉ tìm kiếm việc làm uy tín tại Việt Nam. Thông tin tuyển dụng được cập nhật với độ chính xác cao. Bên cạnh tin tuyển dụng, TopCV còn cung cấp các mẫu CV chuyên nghiệp giúp người lao động có thể có được những cách thể hiện bản thân đầy mới mẻ, cuốn hút và dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.

Nguồn ảnh: Sưu tầm