Ngành F&B là gì? Khám phá tất tần tật về lĩnh vực F&B
Ngành F&B đang là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và được coi là ngành “Hái ra tiền” trong vài năm gần đây. Vậy ngành F&B là gì? Tiềm năng phát triển của F&B ra sao? Các vị trí trong bộ phận F&B gồm những gì? Không để bạn phải chờ lâu, hãy cùng mayhutamhoanglien tìm hiểu tất tần tật mọi khía cạnh của F&B trong bài viết sau nhé!
Ngành F&B là gì? F&B có phải là ngành dịch vụ không?
F&B là từ viết tắt của Food and Beverage: Mô hình dịch vụ liên quan tới lĩnh vực ẩm thực cho khách hàng. Do đó, ngành F&B chính là ngành dịch vụ về ẩm thực – ăn uống trong các nhà hàng, khách sạn. Một số ví dụ điển hình về ngành này mà chúng ta thường gặp là:
Các doanh nghiệp kinh doanh F&B độc lập: Đây là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực, ăn uống như quán ăn, nhà hàng, quầy bar,…
Bộ phận F&B trong doanh nghiệp: Đây là các bộ phận trực thuộc, nằm trong một khách sạn hay những tổ chức khác. Bộ phận này làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ liên quan tới đồ ăn, thức uống cho du khách theo sự chỉ đạo của ban quản lý doanh nghiệp.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu F&B là gì rồi chứ. Còn một câu hỏi khác mà nhiều bạn còn đang lăn tăn, thắc mắc đó là: F&B có phải là ngành dịch vụ không? Thực chất, F&B là một bộ phận nhỏ trong ngành dịch vụ chứ không phải là cả một ngành lớn như vậy.
Ví dụ: Ngành dịch vụ không chỉ có dịch vụ ăn uống mà còn có dịch vụ lưu trú (Nhà nghỉ, khách sạn,…), dịch vụ y tế (Hệ thống bệnh viện, phòng khám,…), dịch vụ vận tải (Các loại phương tiện vận tải như: xe khách, xe bus, máy bay,…). Như vậy, có thể thấy, dịch vụ là một phạm trù rất lớn chứ không nhỏ như F&B.
Tìm hiểu về thị trường F&B. Sức tăng trưởng ra sao tại Việt Nam?
Về quy mô, tính tới năm 2021, Việt Nam có 637.200 cửa hàng ăn uống, trong đó có 80% là cửa hàng nhỏ – chiếm phần nhiều. 8.000 cửa hàng tập trung vào sản phẩm thức ăn nhanh, hơn 25.000 cửa hàng kinh doanh cà phê, đồ uống và chỉ có 94.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách chuyên nghiệp và bài bản.
Theo số liệu được lấy từ Boston Consulting Group thì thị trường F&B tại Việt Nam vào năm 2021 có sức tăng trưởng mạnh bởi có tới 20% thu nhập của hộ gia đình tại Việt Nam được chi tiêu cho dịch vụ ăn uống. Mặc dù sau đại dịch COVID 19, nhiều doanh nghiệp kinh doanh F&B bị ảnh hưởng nhiều nhưng cho tới quý 2 năm 2022, thị trường đang trên đà phục hồi rất tích cực.
Trong hiện tại và tương lai gần, đối tượng mà tiêu thụ nhiều nhất dịch vụ F&B chính là thế hệ gen Z. Đây là thế hệ được đánh giá là sẽ tạo ra sức bật cho ngành F&B. Tuy thu nhập của họ không quá cao nhưng mức chi tiêu dành do dịch vụ ăn uống của họ lại chiếm phần lớn trong thu nhập (Có thể lên tới 900.000 đ/tháng).
Về triển vọng trong tương lai, theo nghiên cứu của Mordor Intelligence thì dự báo, thị trường F&B tại Việt Nam sẽ cán mốc tăng trưởng hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn từ 2021 – 2026. Như vậy, đây là một con số rất đáng để kỳ vọng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đây là ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh nên số lượng đối thủ tham gia vào ngành không phải là ít, hàng năm cũng có thêm nhiều đơn vị mới gia nhập ngành. Vì thế, mức độ cạnh tranh cũng như áp lực trong ngành F&B là rất lớn. Nếu như không có chiến lược kinh doanh bài bản cũng như khả năng giữ chân khách hàng thì doanh nghiệp rất dễ bị đào thải.
Kinh doanh F&B là gì?
Kinh doanh F&B chính là việc kinh doanh liên quan tới lĩnh vực ẩm thực – đồ uống nói chung. Những doanh nghiệp kinh doanh F&B có sản phẩm chủ lực là những món ăn hay đồ uống. Như đã nói ở trên, doanh nghiệp này có thể là: Nhà hàng, quán ăn, quán bar, quán cà phê,…
Ngoài ra nhiều khách sạn cũng thực hiện kinh doanh luôn cả F&B bên cạnh dịch vụ chính của họ là dịch vụ lưu trú để cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích tích hợp hơn. Cụ thể, khi đến nghỉ ngơi tại khách sạn, du khách sẽ không phải di chuyển tới một nơi khác để thưởng thức món ăn, ẩm thực độc đáo mà có thể sử dụng luôn dịch vụ tại khách sạn đó.
Kinh doanh chuỗi F&B là gì?
Kinh doanh chuỗi F&B chính là việc mà chủ đầu tư tiến hành kinh doanh dịch vụ ẩm thực, ăn uống theo một chuỗi cửa hàng được kết nối với nhau chặt chẽ. Thông thường, các cửa hàng này đều cùng mang một thương hiệu, được quản lý theo cùng một tiêu chuẩn chung và phải đảm bảo sự đồng bộ với nhau.
Điểm đặc biệt của kinh doanh chuỗi F&B
Các cửa hàng thuộc chuỗi F&B ngoài khác nhau về mặt địa lý ra (Được phân bố ở nhiều khu vực để đảm bảo tiếp cận với khách hàng tốt hơn) thì tất cả những thứ còn lại đều được sắp xếp, quản lý như nhau, từ sản phẩm, cách phục vụ, cách bài trí tương đồng,…
Đôi khi, hình thức kinh doanh nhượng quyền – Franchise cũng gắn với việc kinh doanh chuỗi. Theo đó, người sở hữu thương hiệu, cửa hàng gốc sẽ liên hệ với một chủ sở hữu khác để tiến hành nhượng quyền, cho phép người này sử dụng thương hiệu cũng như các bí quyết kinh doanh khác. Cuối cùng, người sở hữu thương hiệu sẽ được nhận lại một khoản hoa hồng định kỳ hàng tháng sau hoạt động nhượng quyền kia.
Thách thức lớn nhất của việc kinh doanh chuỗi F&B đó là bài toán về quản lý. Từ cách vận hành cho tới quản lý nhân sự, quản lý thương hiệu, sản phẩm,… đều đòi hỏi chủ đầu tư phải bỏ ra rất nhiều công sức. Ở quy mô nhỏ lẻ thì việc vận hành có thể không xảy ra vấn đề gì nhưng ở quy mô lớn càng lớn thì bài toán này càng trở nên khó khăn.
Một số ví dụ mà bạn chắc chắn cảm thấy quen thuộc chính là hình thức kinh doanh chuỗi F&B như: Chuỗi F&B gà rán KFC, Mcdonald, Lotte, Jollibee, Highland coffee, cà phê Starbuck, Ding Tea,…
Bộ phận F&B là gì trong khách sạn?
Bộ phận F&B thường nằm ở trong các đơn vị kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ. Đây được xem là bộ phận quan trọng hàng đầu của khách sạn bên cạnh bộ phận buồng phòng (Liên quan tới dịch vụ lưu trú).
Trong các khách sạn quy mô 3 sao trở lên thì bộ phận F&B thường bao gồm những vị trí như sau:
Quầy bar: Đây là khu vực cung cấp cho khách hàng không chỉ đồ uống phong phú mà còn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Du khách thường đến khu vực này để thư giãn, chill cùng bạn bè. Phần lớn khách sạn cao cấp hiện nay đều có quầy bar và chất lượng của khu vực này cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá khách sạn.
Nhà hàng nằm trong khách sạn: Khu vực nhà hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ phận F&B. Đây là nơi phục vụ bữa ăn chất lượng cho du khách bởi nhiều món ăn đến từ nhiều nền ẩm thực khác nhau. Tùy theo từng khách sạn mà có thể có món Âu, món Á,…
Dịch vụ phòng 24/24: Dịch vụ phòng đảm bảo phòng nghỉ ngơi của du khách được dọn dẹp sạch sẽ, có đầy đủ trang thiết bị. Bộ phận này gần như hoạt động 24/24 và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng bất cứ khi nào.
Khu vực phòng tiệc, sự kiện: Phòng yến tiệc mang lại doanh thu khổng lồ cho F&B. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nó đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong dịch vụ đồ ăn & thức uống. Trách nhiệm của bộ phận yến tiệc là bài trí, tổ chức, cung cấp không gian cho khách hàng để tổ chức sự kiện quan trọng.
Quầy bếp: Đây chính là bộ phận cung cấp sản phẩm cho nhà hàng. Các món ăn cũng góp phần mang đến sự độc đáo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng khách sạn. Bộ phận này có trách nhiệm đảm bảo những bữa ăn ngon miệng cho du khách, đồng thời liên tục nghiên cứu, tìm hiểu để phát triển món ăn mới.
Tìm hiểu về các vị trí trong bộ phận F&B
Có nhiều vị trí nhân sự trong bộ phận F&B của khách sạn, được phân theo nhiều cấp bậc khác nhau như sau:
Về cấp quản lý, có hai vị trí nhân sự chính là: Giám đốc/quản lý bộ phận F&B (F&B manager) và quản lý nhà hàng (Restaurant manager).
Trong đó, F&B manager là người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong bộ phận F&B. Họ thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy chuẩn, quy định. Tiếp theo là quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý tài sản của cả bộ phận F&B. Có thể nói, vị trí này thực hiện một công việc mang tính rất khái quát và rất rộng.
Ở cấp bậc trưởng nhóm, một bộ phận F&B của khách sạn có thể sẽ có những vị trí: Trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm nhân viên đặt bàn hay trưởng nhóm phục vụ bàn.
Cuối cùng ở cấp bậc nhân viên, như đã nói ở trên, F&B bao gồm nhiều bộ phận nhỏ khác nhau, mỗi bộ phận nhỏ này đều phải đảm đương ở một mảng công việc quan trọng, do vậy mà số lượng nhân viên cũng ở mức nhiều:
Nhân viên phục vụ rượu vang, nhân viên phục vụ bàn, nhân viên chia đồ ăn, nhân viên tiệc, nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn,… (Bộ phận nhà hàng, quán bar, yến tiệc,…)
Nhân viên trực tầng, nhân viên lễ tân, nhân viên đón tiếp,… (Bộ phận dịch vụ).
Tùy vào đặc điểm riêng của từng khách sạn mà số lượng các vị trí nhân viên sẽ khác nhau. Thông thường, ở những khách sạn có quy mô lớn thì lại càng có nhiều vị trí và mỗi vị trí công việc mang tính chuyên môn cao hơn.
Lời kết
Vừa rồi là tất tần tật thông tin về lĩnh vực F&B mà mayhutamhoanglien chia sẻ tới bạn. Hy vọng bạn đã có câu trả lời cho: Ngành F&B là gì, cũng như biết được triển vọng phát triển trong tương lai của ngành này. Có thể nói, F&B vẫn đang trên đà tăng trưởng và có sức hấp dẫn rất mạnh trong vài năm tới. Để theo dõi nhiều bài viết hơn, hãy nhớ ghé thăm website thường xuyên nhé!