Ngành Dinh Dưỡng – Công Việc, Cơ Hội Việc Làm & Các Trường Đào Tạo
Ngành học Dinh dưỡng có thể còn xa lạ đối với nhiều người, nhưng ít ai biết được đây là ngành nghề rất hot trong một vài năm trở lại đây. Trong điều kiện việc bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình được quan tâm nhiều hơn, thì ngành Dinh dưỡng trở nên thật cần thiết. Bạn là học sinh THPT đang băn khoăn lựa chọn ngành phù hợp để thi Đại Học? Hãy thử đọc bài viết dưới đây để xem Ngành Dinh Dưỡng có phù hợp với bạn không nhé!
Ngành học Dinh dưỡng có thể còn xa lạ đối với nhiều người, nhưng ít ai biết được đây là ngành nghề rất hot trong một vài năm trở lại đây. Trong điều kiện việc bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình được quan tâm nhiều hơn, thì ngành Dinh dưỡng trở nên thật cần thiết. Bạn là học sinh THPT đang băn khoăn lựa chọn ngành phù hợp để thi Đại Học? Hãy thử đọc bài viết dưới đây để xem Ngành Dinh Dưỡng có phù hợp với bạn không nhé!
A. NGÀNH DINH DƯỠNG LÀ GÌ?
Ngành dinh dưỡng là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đồng thời tư vấn đưa ra lời khuyên cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống. Phòng ngừa và khắc phục bằng cách giải quyết những thiếu hụt dinh dưỡng trước khi phải sử dụng tới thuốc, hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cụ thề.
Mục tiêu của ngành Dinh dưỡng đó là giúp cá nhân hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hiểu biết về vai trò, nhu cầu, nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng. Hiểu được cơ chế hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, độ an toàn hay có hại trong các thực phẩm. Lập kế hoạch bữa ăn, kinh tế, và các chuẩn bị cần thiết. Đưa ra tư vấn và những lời khuyên tốt nhất đối với sức khỏe người cần được tư vấn dinh dưỡng. Từ đó phòng ngừa được những bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng mà phát bệnh.
Sinh viên theo học ngành Dinh dưỡng sẽ được trang bị mọi kiến thức, kỹ năng cần thiết, những môn học từ cơ sở đến chuyên môn ngành Dinh dưỡng; tạo tiền đề nền tảng cho ngành Dinh dưỡng mà mình sẽ làm việc sau này. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm trong ngành Dinh dưỡng cũng rất nhiều với mức thu nhập tốt. Bạn có thể làm tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, các bệnh viện, trung tâm y tế có khoa dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng, các trường đại học, cao đẳng, Bộ y tế, cơ sở y tế…
B. HỌC NGÀNH DINH DƯỠNG THÌ SẼ HỌC GÌ?
Sinh viên theo học ngành Dinh dưỡng sẽ được trang bị mọi kiến thức, kỹ năng cần thiết, những môn học từ cơ sở đến chuyên môn ngành Dinh dưỡng; tạo tiền đề nền tảng cho ngành Dinh dưỡng mà mình sẽ làm việc sau này. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm trong ngành Dinh dưỡng cũng rất nhiều với mức thu nhập tốt. Bạn có thể làm tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, các bệnh viện, trung tâm y tế có khoa dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng, các trường đại học, cao đẳng, Bộ y tế, cơ sở y tế…
Ngoài ra, sinh viên được:
-
Được rèn luyện, trau dồi để thành thạo kỹ năng khai thác, thu thập thông tin, chẩn đoán, xử trí vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
-
Có khả năng phát hiện được vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả.
-
Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá công tác dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
-
Có khả năng tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH DINH DƯỠNG?
Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người trong cộng đồng đang ngày càng tăng cao hơn, mọi người cũng quan tâm nhiều hơn tới nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Ngành Dinh dưỡng tuy là ngành mới nhưng lại có cơ hội việc làm nhiều vì nguồn nhân lực ngành này đang quá ít. Cụ thể, cử nhân ngành Dinh dưỡng có thể làm việc tại đơn vị sau đây:
-
Các bệnh viện từ địa phương đến trung ương;
-
Các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm;
-
Các Viện nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm;
-
Các trường đại học Y, Bộ Y tế, các Sở Y tế;
-
Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện;
-
Các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe ;
-
Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khoẻ, chi cục Dân số – KHHGĐ;
-
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS;
-
Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng;
-
Các cơ sở y tế khác có liên quan đến dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
-
Các công ty du lịch và các cơ sở, dịch vụ ăn uống, các trường học, nhà máy, xí nghiệp, các nhà dưỡng lão…
-
Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng, thực phẩm chức năng;
Tất cả những người làm việc trong ngành Dinh dưỡng đều có nhiệm vụ chung là giám sát việc ăn uống của những cá nhân có nhu cầu khám, quan tâm tới dinh dưỡng và khẩu phần ăn hàng ngày để có thể đảm bảo sức khỏe, xây dựng thực đơn hợp lý, tiến hành điều trị đối với cá nhân đang thừa quá nhiều chất từ đó có thói quen ăn uống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
D. MUỐN LÀM NGÀNH DINH DƯỠNG CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
Những người làm việc trong ngành dinh dưỡng nói riêng và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung luôn là ngành nghề cần phải có sự tin tưởng của người bệnh. Vậy đối với ngành Dinh dưỡng, thì người hoạt động trong ngành này cần có những tố chất sau:
-
Đức tính trung thực;
-
Có ý thức trách nhiệm cao với ngành nghề và với người bệnh;
-
Kỹ năng giao tiếp với người cần tư vấn;
-
Sự ân cần và chu đáo;
-
Tác phong nhanh nhẹn và tự tin;
-
Cẩn thận, tỉ mỉ;
-
Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
-
Chuyên môn nghề nghiệp vững vàng;
-
Kỹ năng làm việc thành thạo, chuyên nghiệp;
-
Khả năng nhận định và đánh giá bệnh, nguồn dinh dưỡng hợp lý;
-
Hỗ trợ tinh thần người khám chữa dinh dưỡng một cách tuyệt đối, không dè bỉu, không làm cho người bệnh rơi vào trạng thái bị tự ti..
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH DINH DƯỠNG?
Những người theo đuổi ngành Dinh dưỡng thường sẽ có những nét chung đó là mong muốn sự an toàn dành cho tất cả mọi người và bản thân mình. Họ là những người được tin cậy với những tố chất cụ thể. Những người làm trong ngành dinh dưỡng cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự trung thực, thật thà, luôn luôn có thái độ ân cần và chăm sóc những người bệnh tìm đến chu đáo, tỉ mỉ.
Bên cạnh đó, ngành Dinh dưỡng rất cần những người có tác phong nhanh nhẹn, tự tin vào khả năng của bản thân, nắm vững những kiến thức cơ bản của chuyên môn cùng với những kỹ năng để nhìn nhận chính xác những vấn đề dinh dưỡng mà bệnh nhân đang gặp phải.
Nói gì thì nói, những người làm trong ngành Dinh dưỡng cần là những người có niềm đam mê với nghiên cứu, có tâm huyết trong công cuộc mang đến sự khỏe mạnh cho con người. Luôn trau dồi kiến thức, tìm tòi những kiến thức mới để bắt kịp với xu hướng và nhu cầu dinh dưỡng của con người trong từng thời kỳ phát triển của xã hội.
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH DINH DƯỠNG
STT
Tên trường
Tên khoa
Điểm đầu vào
2019
2020
2021
1
Đại học Y Hà Nội
Dinh dưỡng
21.0
24.7
24.65
2
Đại học Thăng Long
Dinh dưỡng
18.2
16.75
20.35
3
Đại học Y tế Công cộng
Dinh dưỡng
18.0
15.5
20.66
4
Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Dinh dưỡng
20.15
23.0
23.45-23.8