Ngành Công tác xã hội
Trong thời kỳ đất nước đang đẩy mạnh công tác an sinh xã hội đã mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội. Với những bạn trẻ muốn dễ dàng xin được công việc phù hợp với bản thân thì đây chính là một lựa chọn không nên bỏ qua.
Nội Dung Chính
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngành Công tác xã hội có tên tiếng Anh là Social Work. Đây là một ngành thuộc lĩnh vực học thuật và các hoạt động chuyên môn có liên quan để giúp đỡ cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng có thể phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.
Mục tiêu đào tạo của ngành Công tác xã hội chính là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có đầy đủ đạo đức và tài năng làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người, thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành Công tác xã hội sau khi tốt nghiệp rất rộng mở. Có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng có giảng dạy và đào tạo ngành Công tác xã hội, làm tại các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, cán bộ hỗ trợ như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong bệnh viện…
HỌC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Cơ hội việc làm ngành Công tác xác hội hiện nay rất đa dạng. Cụ thể là các bạn có thể lựa chọn làm những công việc như:
-
Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.
-
Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…
-
Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ty, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
-
Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
-
Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học); Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo dự án; Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.
-
Nhà quản trị công tác xã hội: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Quản lí các mạng lưới công tác xã hội; Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Có cơ hội làm việc trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội.
-
Nhân viên công tác xã hội: Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi.
-
Phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Với sự tiến bộ trong đời sống xã hội của con người như hiện nay, nhân viên ngành Công tác xã hội giữ một vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, mức lương ngành Công tác xã hội đối với những sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng từ 7 đến 8 triệu đồng. Đối với một nhân viên Công tác xã hội được làm việc tại nước ngoài thì mức thu nhập lên tới 51,930 USD/năm (theo báo cáo của cục thống kê Lao động tại Mỹ).
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Công tác xã hội: 7760101
– Ngành Công tác xã hội xét tuyển các tổ hợp môn sau:
-
A00: Toán, Lý, Hoá
-
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
-
C00: Văn, Sử, Địa
-
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
-
D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
-
D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
-
D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
-
D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
-
D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
-
D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
-
D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
-
D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
-
D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
-
D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
-
D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
-
C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
-
C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
-
C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
-
D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
-
D41: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Đức
-
D42: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
-
D43: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
-
D44: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
-
D45: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Trung
Ngành Công tác xã hội với tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hiện nay, nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội rất được trọng dụng. Chính vì thế, số lượng bạn trẻ muốn theo học ngành nghề này hiện nay rất đông đảo. Tại nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành nghề hấp dẫn này. Cụ thể là các bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong số những trường đại học sau đây:
– Khu vực miền Bắc:
-
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
-
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
-
Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
-
Đại học Công đoàn
-
Học viện Phụ nữ Việt Nam
-
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
-
Đại học Hòa Bình
-
Đại học Y tế Công cộng
-
Đại học Tân Trào
-
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
-
Đại học Thủ đô Hà Nội
-
Đại học Lâm nghiệp ( Cơ sở 1 )
– Khu vực miền Trung:
-
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
-
Đại học Khoa học – Đại học Huế
-
Đại học Quy Nhơn
-
Đại học Văn hóa, Thể thao Và Du lịch Thanh hóa
– Khu vực miền Nam:
-
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
-
Đại học Tôn Đức Thắng
-
Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam)
-
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
-
Đại học Thủ Dầu Một
-
Đại học Sư Phạm TP.HCM
-
Học viện Cán bộ TP.HCM
-
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)
-
Đại học Trà Vinh
-
Đại học Cửu Long
-
Đại học Mở TP.HCM
Điểm chuẩn ngành Công tác xã hội năm 2020 dao động trong khoảng từ 15 – 26 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường. Đây thực sự là một ngành thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh và nó cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong những kỳ tuyển sinh sắp tới.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội sẽ trang bị cho sinh viên đầy đủ những kiến thức liên quan tới ngành nghề học tập, những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này. Những môn học như Xã hội học đại cương, tâm lý học phát triển, Pháp luật về các vấn đề xã hội…
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Đối với những bạn trẻ muốn theo học và làm việc liên quan tới ngành Công tác xã hội sẽ cần phải hội tụ được những tố chất như:
-
Có sức khỏe tốt;
-
Sẵn sàng đi xa;
-
Kỹ năng lập kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy, làm việc theo nhóm, giao tiếp, nghiên cứu;
-
Yêu thương đồng loại, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn;
-
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
-
Tiếng Anh giao tiếp thành thạo;
-
Có lòng bao dung, độ lượng;
-
Trung thực, thật thà;
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Công tác xã hội, từ đó có thể đưa ra lựa chọn có nên học ngành này hay không.