Ngành Công nghệ vật liệu và thông tin bạn cần biết
Vật liệu mới là một trong những thành tựu vĩ đại nhất mọi đời đại và là trung tâm cho sự phát triển, thịnh vượng và làm tăng đáng kể chất lượng cuộc sống của con người.
Vật liệu mở ra cánh cửa mới cho công nghệ mới dù là áp dụng trong dân dụng, hóa chất, xây dựng, hạt nhân, hàng không, nông nghiệp, cơ khí, y sinh hay kỹ thuật điện…
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về ngành học Công nghệ vật liệu nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Công nghệ vật liệu là gì?
Ngành Công nghệ vật liệu (tiếng Anh là Materials Technology) là một ngành học đại học chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu về sản xuất, tính chất, tính năng và sử dụng của các vật liệu.
Ngành học này bao gồm các lĩnh vực như vật liệu kim loại, vật liệu ceramic, vật liệu composite, vật liệu polymer và vật liệu mới. Ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức về các kỹ thuật sản xuất, chủng loại vật liệu và cách sử dụng chúng trong các ứng dụng công nghệ.
Chương trình học ngành Công nghệ vật liệu trang bị cho người học kiến thức quan trọng về công nghệ vật liệu nano, cơ sở khoa học vật liệu, phương pháp phân tích và đánh giá vật liệu, nguyên lý hấp phụ và đặc tính vật liệu xốp, ăn mòn và bảo vệ vật liệu, hóa học và hóa lý polymer, công nghệ gia công các sản phẩm nhựa, công nghệ gia công cao su, an toàn trong sản xuất vật liệu, thiết kế khuôn mẫu và sản phẩm nhựa…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ vật liệu
Nên học ngành Công nghệ vật liệu ở trường nào?
Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ vật liệu năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Điểm chuẩn ngành Công nghệ vật liệu năm 2022 dao động từ 16 tới 23 điểm (thang điểm 30).
3. Các khối xét tuyển ngành Công nghệ vật liệu
Các khối thi bạn có thể sử dụng để xét tuyển vào ngành Công nghệ vật liệu như sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ vật liệu
Ngành Công nghệ vật liệu sẽ được đào tạo những gì trong 4 năm đại học? Hãy cùng chúng mình tham khảo chương trình đào tạo ngành Công nghệ vật liệu của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CƠ BẢN
Học phần bắt buộc:
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Anh văn 1, 2, 3, 4
Toán cao cấp A1
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
Vật lý đại cương
Hóa đại cương
Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Giáo dục quốc phòng an ninh 1, 2, 3
Nhập môn kỹ thuật
Học phần tự chọn:
Quy hoạch thực nghiệm
Phương pháp tính
Xác suất thống kê
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Học phần bắt buộc:
Hóa hữu cơ B
Hóa lý 1
Vẽ kỹ thuật
Hóa phân tích
Hóa vô cơ B
Thí nghiệm hóa vô cơ
Thí nghiệm hóa hữu cơ
Thí nghiệm hóa phân tích
Hóa lý 2
Thí nghiệm hóa lý
Học phần tự chọn:
Các công cụ quản lý chất lượng
Quản lý công nghiệp
III. KIẾN THỨC NGÀNH
1. Kiến thức chung của ngành
Học phần bắt buộc:
Truyền nhiệt
Truyền khối
Các quá trình thiết bị cơ học và thủy lực
Thực hành kỹ thuật quá trình và thiết bị
Công nghệ vật liệu nano
Cơ sở khoa học vật liệu
Đồ án quá trình và thiết bị
Phương pháp phân tích và đánh giá vật liệu
Thí nghiệm vật liệu
Học phần tự chọn:
Nguyên lý hấp phụ và đặc tính vật liệu xốp
Ăn mòn và bảo vệ vật liệu
Hóa học chất rắn
Cơ sở thiết kế nhà máy
Lò công nghiệp
2. Kiến thức chuyên ngành 1 Polymer Composite
Học phần bắt buộc:
Hóa học và hóa lý polymer
Vật liệu polymer và composite
Thực hành tổng hợp polymer và composite
Công nghệ gia công các sản phẩm nhựa
Thực hành máy và thiết bị nhựa
Công nghệ gia công cao su
Phương pháp phân tích và đánh giá polymer
Thiết kế khuôn mẫu nhựa
Thiết kế sản phẩm nhựa
An toàn trong sản xuất vật liệu
Đồ án chuyên ngành công nghệ vật liệu
Phụ gia polymer
Học phần tự chọn:
Kỹ thuật chất kết dính
Polyme tiên tiến
Bao bì nhựa
Kỹ thuật sản xuất sơn
3. Kiến thức chuyên ngành 2 Silicate
Học phần bắt buộc:
Hóa học và hóa lý silicate
Kỹ thuật sản xuất thủy tinh
Kỹ thuật sản xuất vật liệu chịu lửa
Công nghệ xi măng
Công nghệ sản xuất gạch ốp lát – sứ vệ sinh
Lớp phủ ceramic
Công nghệ gốm sứ
Thực hành công nghệ gốm sứ
An toàn trong sản xuất vật liệu
Thí nghiệm silicate chuyên ngành
Đồ án chuyên ngành công nghệ vật liệu
Học phần tự chọn:
Vật liệu silicate tiên tiến
Kỹ thuật sản xuất chất màu vô cơ
Vật liệu xây dựng
Xử lý môi trường trong nhà máy sản xuất vật liệu silicate
4. Học kỳ doanh nghiệp
Học phần bắt buộc:
Thực tập tốt nghiệp
Học phần tự chọn:
Khóa luận tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Công Nghệ Vật Liệu có thể tìm thấy cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
- Nhà máy sản xuất vật liệu
- Công ty chuyên về kỹ thuật vật liệu
- Công ty chuyên sản xuất sản phẩm công nghệ cao
- Công ty chuyên về thiết kế và sản xuất các sản phẩm vật liệu
- Nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ
- Công ty dịch vụ kỹ thuật vật liệu
- Các trung tâm nghiên cứu vật liệu
Sinh viên có thể làm việc trong các vị trí như kỹ sư vật liệu, nhà phát triển vật liệu, nhà phân tích vật liệu hoặc nhà quản lý dự án vật liệu.
6. Mức lương ngành Công nghệ vật liệu
Mức lương ngành công nghệ vật liệu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, công ty, vị trí công việc.
Mức lương trung bình cho một chuyên gia công nghệ vật liệu tại Việt Nam có thể khoảng 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Phẩm chất cần có để học ngành công nghệ vật liệu bao gồm:
- Khả năng suy luận khoa học và logic.
- Sự quan tâm và nghiên cứu về các vấn đề kỹ thuật và công nghệ.
- Khả năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp.
- Khả năng làm việc nhóm và hợp tác với các chuyên gia khác.