Ngành Công nghệ chế tạo máy và thông tin bạn cần biết
Công nghệ chế tạo máy là một trong những ngành học thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, đào tạo ra những kỹ sư chuyên ngành chế tạo máy.
Ngành công nghệ chế tạo máy học gì? Học ở đâu và ra trường có thể làm những công việc nào? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Công nghệ chế tạo máy là gì?
Công nghệ chế tạo máy (tiếng Anh là Manufacturing Technology) là ngành học cung cấp cho nền sản xuất những công cụ giúp sản xuất toàn bộ các loại hàng hóa, biến nguyên liệu thô trở thành hàng chất lượng.
Chương trình học ngành Công nghệ chế tạo máy sẽ trang bị cho người học những kiến thức quan trọng về Cơ kỹ thuật, sức bền vật liệu, nguyên lý và chi tiết máy, dung sai – kỹ thuật đo, vật liệu học, điều khiển tự động, năng lượng và quản lý năng lượng, dao động trong kỹ thuật, cơ học lưu chất ứng dụng, tối ưu hóa trong kỹ thuật, công nghệ kim loại, cơ sở công nghệ chế tạo máy, công nghệ thủy lực và khí nén…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ chế tạo máy
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng chuyên kỹ thuật và trường đại học đa ngành đều có tuyển sinh ngành Công nghệ chế tạo máy.
Các trường tuyển sinh ngành công nghệ chế tạo máy năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
2.1 Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
2.2 Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
2.3 Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
2.4 Các trường Cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy
Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế tạo máy năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 14 và cao nhất là 24 điểm (thang điểm 30).
3. Các khối thi ngành Công nghệ chế tạo máy
Ngành Công nghệ chế tạo máy có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Anh, Lý)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối A03 (Toán, Vật lý, Lịch sử)
- Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy
Tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc:
Những NLCB của CN Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
Pháp luật đại cương
Toán 1, 2, 3
Xác suất thống kê ứng dụng
Nhập môn Kỹ thuật Cơ khí
Toán ứng dụng trong cơ khí
Vật lý 1, 2
Thí nghiệm vật lý 1
Hóa đại cương
Tin học trong kỹ thuật
Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Giáo dục quốc phòng
Học phần tự chọn
Viết tài liệu kỹ thuật dành cho kỹ sư
An toàn lao động và môi trường công nghiệp
Kế hoạch khởi nghiệp
Nhập môn quản trị chất lượng
Nhập môn Quản trị học
Nhập môn Logic học
Tư duy hệ thống
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu khoa học
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở nhóm ngành
Học phần bắt buộc:
Vẽ kỹ thuật 1, 2
Cơ kỹ thuật
Sức bền vật liệu
Nguyên lý – Chi tiết máy
Đồ án Thiết kế máy
Dung sai – Kỹ thuật đo
Thí nghiệm đo lường cơ khí
Vật liệu học
Thí nghiệm vật liệu học
Anh văn chuyên ngành cơ khí
Học phần tự chọn
Điều khiển tự động
Thực tập Kỹ thuật điều khiển tự động
Năng lượng và quản lý năng lượng
Dao động trong kỹ thuật
Cơ học lưu chất ứng dụng (CKM)
Kỹ thuật nhiệt
Tối ưu hóa trong kỹ thuật
2. Kiến thức chuyên ngành (lý thuyết + thí nghiệm)
Học phần bắt buộc
Công nghệ kim loại
Cơ sở công nghệ chế tạo máy
Công nghệ thuỷ lực và khí nén
TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén
Máy và hệ thống điều khiển số
Công nghệ chế tạo máy
Đồ án Công nghệ chế tạo máy
Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
TN Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
Công nghệ CAD/CAM-CNC
Chuyên đề thực tế
Học phần tự chọn
Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu
Quản trị sản xuất và chất lượng
Thiết kế sản phẩm công nghiệp
Kỹ thuật Robot
3. Kiến thức chuyên ngành (thực hành xưởng + thực tập công nghiệp)
Thực tập nguội
Thực tập Kỹ thuật Hàn
Thực tập Cơ khí 1, 2, 3
Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC
Thực tập Tốt nghiệp (CNCTM)
4. Tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các môn tốt nghiệp: Chuyên đề tốt nghiệp 1, 2, 3
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc như sau:
- Kỹ sư lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất
- Kỹ sư chế tạo máy với các công việc như kiểm tra bản thiết kế, thực hiện gia công chi tiết, gia công máy móc, dây truyền sản xuất
- Kỹ sư khai thác, bảo dưỡng máy và thiết bị cơ khí tại các nhà máy sản xuất
- Cán bộ theo dõi quá trình sản xuất, báo cáo tiến độ tới khách hàng
- Kỹ sư phòng kỹ thuật với các công việc phân tích, bóc tách và thiết kế các chi tiết máy, lập quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, thiết kế 3D khuôn mẫu cơ khí, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng
- Kỹ sư giám sát lắp đặt các thiết bị nhà máy
- Kỹ sư tổ chức quản lý thi công, kết cấu, thiết bị, đường ống, giàn giáo…
- Giám sát vận hành nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng…
6. Mức lương ngành Công nghệ chế tạo máy
Mức lương bình quân hàng tháng của các kỹ sư chế tạo máy là từ 10 – 15 triệu đồng.
Đối với sinh viên vừa tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc, mức lương dao động trong khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng và tăng dần sau sau khi tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin quan trọng về ngành Công nghệ chế tạo máy. Chúc các bạn có những sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp nhất cho tương lai.