Ngành Công Tác Xã Hội – 4 Lý Do Nên Theo Học Ngành Này
Ngành công tác xã hội đang dần trở thành sự lựa chọn của rất nhiều thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại Học, Cao Đẳng trong những năm trở lại đây. Đây là ngành khoa học, là một nghề nghiệp chuyên môn và đòi hỏi người làm nghề này phải được học tập, đào tạo về kiến thức chuyên ngành và cả kỹ năng chuyên môn. Ngành công tác xã hội được coi là ngành có cơ hội việc làm tốt và có mức thu nhập ổn định. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Mua Bán nhé.
Nội Dung Chính
Ngành công tác xã hội là gì?
Ngành Công tác xã hội hay Social Work – ngành học học thuật và hoạt động chuyên môn để giúp đỡ cho các đối tượng như những cộng đồng, nhóm người hay cá nhân nhằm giải quyết những vấn đề và tăng cường chức năng xã hội, góp phần vào việc đảm bảo nền an sinh xã hội.
Mục tiêu của ngành Công tác xã hội chính là đào tạo những sinh viên có đạo đức tốt và có tài năng làm việc được với những vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội con người, giải quyết những vấn đề xảy ra trong mối quan hệ của con người, giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong đời sống xã hội thường ngày và thúc đẩy sự thay đổi xã hội.
Học ngành công tác xã hội được đào tạo những gì?
Chương trình đào tạo của ngành Công tác xã hội là một hệ thống kiến thức được đúc kết từ những nghiên cứu chuyên sâu của đội ngũ giảng viên có kiến thức thực tế và thâm niên, kết hợp với sự cố vấn đến từ các chuyên gia, những nhà lãnh đạo đến từ phía các doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong ngành. Chính vì thế mà chương trình đào tạo có tính khái quát, vừa tập trung bám sát đặc thù công việc lại vừa giúp bạn cải thiện năng lực thực sự để có thể đủ sức đáp ứng nhu cầu của môi trường kinh tế – xã hội.
Khi bạn quyết định theo học ngành công tác xã hội bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức sâu rộng về tâm lý học, xã hội học cũng như các lý thuyết và mô hình công tác xã hội. Kết hợp với đó, bạn sẽ được tiếp cận với các phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp, phương pháp phân tích và xây dựng kế hoạch và hỗ trợ vào việc thực hiện.
Bên cạnh đó, bạn sẽ được học cách xây dựng các mô hình tiếp cận khác nhau để phù hợp cho từng đối tượng được giúp đỡ trong cuộc sống, đồng thời dựa vào đó để xây dựng và nghiên cứu các chính sách. Bạn cũng sẽ biết cách sử dụng các mô hình truyền thông, mô hình quản trị trong công tác xã hội và tư vấn xây dựng các chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Học ngành công tác xã hội ra làm gì?
Công tác tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Khi ra trường, bạn có thể làm việc tại các công ty/doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước. Khi làm việc tại đây, bạn sẽ đảm nhận vai trò là người hỗ trợ, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên và tham mưu cho tổ chức. Đã là một nhân viên Công tác xã hội thì bạn phải là người đứng ra kết nối giữa những công nhân với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với xã hội để từ đó giúp cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang gây ảnh hưởng đến công ty/doanh nghiệp.
Công tác tại các trường học
Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể thực hành Công tác xã hội ngay trong các trường học. Ở trường học, nhân viên ngành Công tác xã hội sẽ là người hỗ trợ nhà trường trong các công việc xây dựng các chính sách, quản lý và hạn chế những thói quen không tốt từ đó phát huy những thế mạnh của nhà trường.
Nhân viên ngành công tác xã hội giúp kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội khác, cùng với đó là chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cán bộ công nhân viên và học sinh, trợ giúp cho các giáo viên và học sinh vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy và học tập tại trường.
Công tác tại các bệnh viện
Không chỉ làm việc ở các công ty/doanh nghiệp, các trường học mà sinh viên ngành công tác xã hội ra trường còn có thể làm việc tại các bệnh viện. Một nhân viên ngành công tác xã hội sẽ đảm bảo các hoạt động công tác xã hội nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đội ngũ y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, tư vấn và hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh, góp phần làm giảm bớt những khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện trung ương và các trung tâm y tế địa phương.
Làm việc với các ban ngành địa phương ở thành thị và nông thôn
Một nhân viên ngành công tác xã hội hoàn toàn có thể làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn.
Công việc phải làm đó là làm công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện vai trò kết nối giữa cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để có thể giải quyết được các vấn đề kinh tế, xã hội. Có thể kể đến như việc giảm tình trạng đói nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường sống, giải quyết vấn đề của các trẻ em cơ nhỡ, người già neo đơn. Tất cả đều muốn hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững, có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc.
Công tác trong các tổ chức phi chính phủ
Nhân viên ngành công tác xã hội có thể lựa chọn làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hay các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Đây là cơ hội để vận dụng các kiến thức công tác xã hội vào thực tế một cách bài bản và quy mô lớn do các doanh nghiệp, tổ chức thường sẽ có nguồn lực tài chính vững mạnh. Các kế hoạch lâu dài, bền vững sẽ được đề ra và triển khai hiệu quả hơn so với cá nhân.
Thực hiện nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
Bên cạnh những nơi làm việc như các tổ chức phi chính phủ, các bệnh viện, các ban ngành địa phương thì ngành công tác xã hội còn có cơ hội làm việc trực tiếp trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có liên quan đến ngành công tác xã hội. Tuy nhiên, làm việc trong môi trường này đòi hỏi ở bạn kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng sư phạm để hỗ trợ công tác giảng dạy hiệu quả.
Học ngành công tác xã hội như thế nào?
Ngành công tác xã hội tuyển sinh khối thi nào?
Ngành công tác xã hội là ngành thuộc khối ngành xã hội và được xem là một ngành học năng động, có hướng cộng đồng. Trong những năm gần đây thì ngành công tác xã hội đã và đang thu hút một lượng lớn các bạn trẻ quan tâm, đăng ký thi và gửi hồ sơ xét tuyển.
Ngành công tác xã hội sẽ xét tuyển các tổ hợp môn khối A, khối C, khối D như A00 (Toán – Lý – Hoá), A01 (Toán – Lý – Anh), C00 (Văn – Sử – Địa), C03 (Văn – Toán – Sử), khối C04 (Văn – Toán Địa), C14 (Văn – Toán – GDCD), D01 (Toán – Văn – Anh), D02 (Toán – Văn – Tiếng Nga), D03 (Toán – Văn – Tiếng Pháp), D04 (Toán – Văn – Tiếng Trung), D79 (Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Đức), D78 (Văn – Khoa học xã hội – tiếng Anh),…
>>> Có thể bạn quan tâm: Ban xã hội gồm những môn nào? Học ban xã hội làm nghề gì? Cập nhật xu hướng mới nhất 2022
Ngành công tác xã hội lấy bao nhiêu điểm?
Điểm chuẩn của ngành công tác xã hội sẽ khác nhau tùy vào trường và tuỳ vào khối thi mà bạn đăng ký. Nhìn chung, điểm chuẩn dao động từ 17 đến 25,75 điểm. Cụ thể năm 2021:
- Đại học Thủ Đô Hà Nội 25,75 điểm (C00, D01, D78)
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền 25 điểm (A16, D01,C15)
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM 24,3 điểm (C00)
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM 24 điểm (D01, D14)
- Đại học Sư Phạm TP HCM 22,5 điểm (C00, D01)
- Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở phía Nam) 19,5 điểm (A00, A01, C00, D01)
- Đại học Mở TP HCM 18,8 điểm (A01, C00, D01, D02, D03)
- Đại học Hùng Vương 17 điểm (C00, C20, D01, D15)
>>> Có thể bạn quan tâm: Điểm chuẩn các trường Đại học năm 2021 trên cả nước
Trường đào tạo ngành công tác xã hội
Ngành Công tác xã hội luôn được trọng dụng và có cơ hội việc làm lớn, cũng chính vì thế mà lượng thí sinh muốn đăng ký theo học ngành này cũng rất cao. Hiện nay, nước ta có rất nhiều trường đào tạo ngành học hấp dẫn này trải dài từ Bắc vào Nam như:
- Khu vực phía Bắc: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Lao động Xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Hòa Bình, Đại học Y tế Công cộng, Đại học Công đoàn, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Thủ đô Hà Nội,…
- Khu vực phía Trung: Đại học Văn hóa, Thể thao Và Du lịch Thanh hóa, Đại học Khoa học – Đại học Huế, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn.
- Khu vực miền Nam: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Sư Phạm TP.HCM, Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam), Đại học Thủ Dầu Một, Học viện Cán bộ TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM,…
Mức lương ngành công tác xã hội có đủ sống?
Một nhân viên làm việc trong ngành Công tác xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển tiến bộ của đời sống xã hội con người. Những người sống và làm việc trong ngành công tác xã hội cũng có mức thu nhập tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 7 đến 8 triệu đồng/tháng. Với trường hợp nhân viên ngành Công tác xã hội làm việc tại nước ngoài thì mức thu nhập sẽ nhỉnh hơn và có thể lên tới 60 USD một giờ.
>>> Xem thêm: Mức lương ngành công tác xã hội với các vị trí mới nhất 2022
Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành công tác xã hội
Đối với một nhân viên hoạt động trong ngành Công tác xã hội, muốn công tác thật tốt và muốn có được thành công thì nhất định bạn phải có đủ những đạo đức và kỹ năng chuyên môn sau: Luôn luôn trung thực, thật thà, có lòng bao dung, độ lượng, yêu thương đồng loại, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn.
Có trình độ tiếng Anh, Tiếng Anh giao tiếp thành thạo là một lợi thế rất lớn. Do đặc thù môi trường làm việc không cố định, phải di chuyển đến rất nhiều nơi, làm việc với nhiều tổ chức xã hội quốc tế nên ngoại ngữ là yếu tố quan trọng để bạn hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, bạn cần có kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch, theo dõi giám sát, giao tiếp, nghiên cứu. Và đặc biệt là bạn phải có sức khỏe tốt, sẵn sàng đi xa trong một số trường hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nhân viên bán hàng cần kỹ năng gì để trở thành nhân viên xuất sắc
Có nên theo học ngành công tác xã hội không?
Cơ hội việc làm và tiềm năng thăng tiến rộng mở
Ai cũng nghĩ rằng ngành công tác xã hội chính là một nghề mới, nhưng thực tế đây không còn là nghề mới nữa. Cũng theo đề án phát triển ngành thì mỗi xã phường sẽ cần từ 1 đến 2 viên chức công tác xã hội. Nhu cầu nhân lực của ngành này thì cao trong khi hiện nay mỗi năm các trường chỉ đào tạo được khoảng hơn 1000 sinh viên.
Bên cạnh đó, ngành công tác xã hội còn có những lĩnh vực hoạt động rất đa dạng. Trong cuộc sống xã hội hiện nay, hầu hết trong tất cả các ngành trọng điểm như y tế hay giáo dục đều cần tới nhân viên ngành công tác xã hội. Như vậy, cơ hội việc làm ngành công tác xã hội là rất lớn, cơ hội thăng tiến mở rộng.
Ngành công tác xã hội đề cao tính nhân văn
Vai trò của một nhân viên ngành công tác xã hội là giúp đỡ, hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn. Niềm vui của người làm công tác xã hội chính là đem đến niềm vui cho người khác. Những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt không bao giờ là thiếu như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em mô côi, người già neo đơn… và họ rất cần vòng tay nhân ái của xã hội. Ngành công tác xã hội là lá cờ đầu cho các phong trào, chương trình nhân đạo, lấy sức mạnh của tình thương người làm động lực thúc đẩy một xã hội ấm no, tốt đẹp hơn.
Cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân
Tất cả các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, tư vấn tâm lý, kỹ năng hỗ trợ, giải quyết các vấn đề,… đều sẽ có cơ hội được rèn luyện khi theo học ngành công tác xã hội. Môi trường công tác xã hội được coi là nơi tốt nhất để rèn luyện những kỹ năng đó. Khi học và làm nghề này bạn sẽ lớn lên cả về nhận thức lẫn kỹ năng sống.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp & cách rèn luyện hiệu quả
Mang lại giá trị lớn lao cho xã hội
Nhân viên ngành công tác xã hội là người tham gia vào mặt trận tiền tuyến đấu tranh cho sự công bằng, bình đẳng, thúc đẩy quyền con người và phúc lợi xã hội. Ngoài việc đóng góp cho người dân trong nước thì nghề này cũng đóng góp rất nhiều cho sự phát triển nhân loại thế giới. Đây là ngành học mang giá trị thực tiễn rất cao, mang đến những đóng góp ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho xã hội dù là trong bất kỳ thời đại nào.
Trên đây là một vài chia sẻ của mua bán về các vấn đề xoay quanh ngành công tác xã hội. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành công tác xã hội cũng như các bạn sĩ tử chuẩn bị bước chân vào giảng đường đại học sẽ có định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp tương lai của mình. Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên truy cập vào website Muaban.net để cập nhật những thông tin tìm kiếm việc làm hữu ích nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.
>>> Có thể bạn quan tâm: 9 công việc làm thêm ngoài giờ có thu nhập hấp dẫn nhất