Nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng thì tốt hơn?
Nội Dung Chính
Nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng thì tốt hơn?
Ai cũng mong “tiền đẻ ra tiền” khi có một khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên làm sao để chọn được phương pháp đầu tư hợp lý là vấn đề không dễ. Hiện nay, với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, gửi tiết kiệm và đầu tư trái phiếu là 2 hình thức phổ biến nhất. Vậy nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm? Cùng MSB giải đáp thắc mắc về vấn đề này nhé!
1. Đặc điểm của đầu tư trái phiếu
Để biết nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm bạn cần phải biết được những đặc điểm của hình thức đầu tư trái phiếu.
1.1 Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành đối với người nắm giữ trái phiếu. Người mua trái phiếu cho người phát hành trái phiếu vay một khoản tiền gốc bằng với giá trị của trái phiếu. Tổ chức phát hành trái phiếu phải trả lãi cho trái chủ và hoàn trả khoản vay khi trái phiếu khi đến thời gian đáo hạn.
1.2 Các loại trái phiếu ngân hàng
Tùy vào nhiều đặc điểm khác nhau để có thể phân loại trái phiếu. Vậy có mấy loại trái phiếu ngân hàng phổ biến nhất hiện nay?
- Phân loại trái phiếu ngân hàng dựa vào chủ thể phát hành: Trái phiếu được chia thành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu của các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
- Dựa vào hình thức trái phiếu: Chia thành trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh. Trong đó, các loại trái phiếu vô danh không ghi tên của người mua vào trong sổ sách còn trái phiếu ghi danh thì ngược lại.
- Dựa vào lợi tức: Trong đó có lãi suất thả nổi, trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất bằng không.
1.3 Đặc điểm của mua trái phiếu ngân hàng là gì?
Ngoài ra bạn cũng cần hiểu rõ xem trái phiếu có những đặc điểm gì trước khi đầu tư:
- Cơ quan hay doanh nghiệp đều có quyền phát hành trái phiếu.
- Lãi là khoản thu cố định được nhận, hoàn toàn không phụ thuộc vào quá trình kinh doanh.
- Đặc biệt, khi một công ty ngừng hoạt động hoặc phá sản, ưu tiên của công ty đó là thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu.
1.4 Những rủi ro thường gặp
- Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư kiếm được tiền lãi từ trái phiếu và trả cao hơn giá thị trường, khiến trái phiếu tăng giá trị. Nhưng nếu lãi suất tăng, các nhà đầu tư sẽ từ bỏ trái phiếu sinh lãi suất thấp đẩy giá trái phiếu xuống.
- Rủi ro lạm phát: Sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm và có thể thu về mức lợi suất âm nếu lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn so với tốc độ mà lãi suất đầu tư trái phiếu.
- Rủi ro thanh khoản: Được hiểu là do thị trường quá nhỏ khiến các nhà đầu tư không thể bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình. Khi ấy buộc bạn cần phải bán với giá thấp hơn nhiều so với mức dự định ban đầu.
2. Đặc điểm của hình thức gửi tiết kiệm
Câu hỏi có nên gửi tiết kiệm ngân hàng cực kỳ phổ biến. Gửi tiết kiệm ngân hàng cũng được xem là hình thức đầu tư tài chính phổ biến. Dưới đây là đặc điểm của hình thức gửi tiết kiệm để bạn tham khảo:
Đặc điểm
Gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn
Gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn
Thời gian cụ thể
Khách hàng lựa chọn nhiều kỳ hạn gửi như 1 đến 12 tháng,… Sau đó, bạn sẽ nhận được một khoản tiền khi đến ngày đáo hạn.
Không cần chọn thời hạn và có thể thanh toán bất cứ lúc nào bạn muốn.
Lãi suất
Cao hơn so với tiết kiệm không kỳ hạn
Thấp hơn
Xem thêm: 7 kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng bạn cần biết
3. Điểm giống và khác nhau giữa trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm
Sau khi so sánh giữa trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm nhé!
3.1 Điểm giống nhau giữa trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm
Về cơ bản khi gửi tiết kiệm ngân hàng bản chất là nhà đầu tư đang cho ngân hàng vay tiền và ngân hàng cần thanh toán tiền lãi trên khoản tiền đó.
Điều này giống với trái phiếu, nếu nhà đầu tư mua trái phiếu họ cũng đang cho đơn vị này vay tiền để thu lại lợi nhuận. Việc nhà đầu tư nhận tiền khi đáo hạn cũng tương tự với việc bạn rút tiền từ tài khoản tiết kiệm sau khi hết hạn gửi tiền ngân hàng.
3.2 Điểm khác nhau giữa trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm
Điểm khác nhau giữa trái phiếu với tiền gửi tiết kiệm sẽ là những yếu tố giúp bạn quyết định nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm. Điểm khác biệt này phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
Lãi suất
Đối với trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất thường cố định trong vài năm đầu và dao động trong khoảng 8 – 10%/năm. Những năm tiếp theo, lãi suất vay dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cộng với một biên độ nhất định. .
ối với hình thức gửi tiết kiệm, khách hàng nhận được mức lãi suất cụ thể, được quy định trong từng kỳ hạn của khoản vay.
Lợi tức
Lợi tức trái phiếu được trả định kỳ, thông thường từ 3-6 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại trái phiếu và thỏa thuận giữa hai bên. Còn với gửi tiết kiệm ngân hàng mức lãi suất sẽ được trả theo thời hạn quy định của người gửi với đơn vị cung cấp tín dụng.
Kỳ hạn
Tùy theo loại hình, trái phiếu doanh nghiệp hay chính phủ thường có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm, kỳ hạn của tiền gửi tiết kiệm là từ 1 tháng đến 36 tháng.
Xem ngay ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất cao MSB
4. Nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm tại ngân hàng tốt hơn?
Vây nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm? Cả 2 hình thức đầu tư này đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Ví dụ, tiết kiệm kiếm được tiền lãi suất thấp hơn nhưng an toàn và ổn định. Ngược lại, trái phiếu có lãi suất cao hơn, nhưng chúng cũng liên quan đến nhiều rủi ro hơn.
Bạn nên lưu ý đến các mục tiêu tài chính của mình để biết nên gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu. Nếu là người ngại rủi ro hoặc chưa có nhiều kiến thức về tài chính, nhà đầu tư nên chọn hình thức gửi tiết kiệm. Ngược lại, nếu nhà đầu tư nhạy bén, nắm bắt thị trường thì việc đầu tư vào trái phiếu sẽ mang lại lợi nhuận.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn quyết định được xem nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm. Ngoài ra, còn có nhiều loại chứng khoán có thể bán được trên thị trường hứa hẹn lợi nhuận cao. Quyết định của bạn sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính, mục tiêu của bạn. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ luôn có những quyết định đầu tư đúng đắn để thu được nhiều lợi ích nhất.