Nên làm gì sau khi nạo phá thai để giảm trừ tội lỗi?

Phá thai là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam với khoảng 300.000 ca nạo phá thai mỗi năm, trong đó có đến 60 – 70% là học sinh, sinh viên.Nạo phá thai dẫn đến những hậu quả khôn lường cả về thể chất lẫn tinh thần đối với thai phụ. Không chỉ vậy, việc này còn đem đến những quả báo đáng sợ đối với cha mẹ của thai nhi bị phá và những người có liên quan, hỗ trợ việc sát sinh này.

Vậy những hậu quả đó là gì, nên làm gì sau khi phá thai để giảm trừ tội lỗi? Kính mời quý vị cùng tìm hiểu qua chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến trong bài viết dưới đây!

Nhân duyên thai nhi bị phá theo quan điểm đạo Phật

Với những bé rơi vào hoàn cảnh phải bị nạo thai thì đó là duyên hợp. Tức bản thân bé không đủ duyên làm người, khi gặp duyên bố mẹ cũng không muốn có con thì sẽ bị phá bỏ.

Tuy nhiên, từ đây lại sinh ra một loại nghiệp lực, đó là các bé vong thai bị sát mạng sẽ đi theo để báo oán những người đã sát sinh nó. Trong việc này lại có một loại nhân duyên nghiệp nữa. Đó là các bé vong thai có oán nghiệp với cha mẹ từ kiếp trước và việc thai nhi bị phá bỏ chính là quả báo của người mang thai phải trả. Tức hai bên đều phải trả nghiệp, thai nhi bị chết còn cha mẹ thì không có con. Việc cha mẹ phá bỏ thai nhi là duyên để bé này về trả thù cho ác nghiệp kiếp trước của cha mẹ nữa. Đó là duyên gốc. Chúng ta thấy, quả thật là trùng trùng nhân duyên.

Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về nhân duyên nạo phá thai theo quan điểm đạo Phật
Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về nhân duyên nạo phá thai theo quan điểm đạo Phật

Hậu quả của việc phá thai

Việc nạo phá thai với con mắt thế gian có thể là bình thường, vì nghĩ là còn nhỏ sẽ dễ đầu thai. Nhưng với con mắt pháp nhân quả thì đây là hành vi tước đoạt quyền được sống trong kiếp người của hài nhi, còn có thể gọi là sát mạng chúng sinh.

Vì bị tước đi quyền được sống, quyền được làm người, nên các hài nhi vô cùng sân hận. Việc sân hận này khiến hài nhi không từ bỏ được sự chấp trước, nên hài nhi khi bị giết là chúng sinh khó tái sinh nhất và mang tâm trả thù lớn nhất.

Chính vì vậy, không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe, tâm sinh lý mà theo quan điểm của đạo Phật, phá thai sẽ còn tạo ra những quả báo vô cùng đáng sợ và đau khổ.


Nạo phá thai là hành vi sát mạng chúng sinh (Ảnh minh họa)

1. Đối với người nạo phá thai

1.1. Trắc trở về đường con cái

Sau khi nạo phá thai, rất nhiều người khó có con trở lại khi lập gia đình hoặc sinh ra những đứa trẻ hư. Do thời nay, mỗi gia đình thường chỉ đẻ hai con nên khi vỡ kế hoạch, các cặp vợ chồng nạo hút nhiều. Điều đó tương tác đến những đứa con tiếp theo rất hư.

Bởi các vong thai có mối tương tác với những người anh em với mình, đáng ra chúng được làm con mà lại bị phá bỏ. Vì vậy, khi các vong thai thấy cha mẹ nuôi nấng, chăm lo cho người con còn sống thì sẽ khởi tâm ganh tị, nên đi theo cản trở và tác động khiến anh em của mình không được hạnh phúc.


Nạo phá thai kéo theo những hệ lụy khôn lường về sức khỏe sinh sản, con cái sau này (Ảnh minh họa)

1.2. Ảnh hưởng đến kinh tế, công danh, hạnh phúc và cuộc sống không an ổn

Thực tế, có những người phá thai nhiều lần nhưng chưa phải trả nghiệp. Tuy nhiên, khi phước giảm thì sẽ phải trả quả báo phá thai. Một số quả báo người nạo phá thai có thể gặp phải đó là:
– Ốm đau bệnh tật: Có những người trước khi chết, phải nằm liệt 3 – 5 năm hay 10 năm, 20 năm.
– Con cái bất hiếu.
– Gặp nạn về công danh sự nghiệp: Nhiều người đang làm ăn bình thường thì tự nhiên tiêu tán tài sản; hoặc đang có công danh sự nghiệp thì mất hết và phải ngồi tù.
– Cuộc sống bất an: Các vong thai cũng có thể tác động khiến hay hiểu nhầm người khác; hoặc thường thấy điều gì cũng không vừa ý, làm cho tâm luôn bị đau khổ, bứt rứt. Hay nhiều người gặp ác nghiệp khi đang ngủ, khiến có ác mộng rất sợ hãi.


Phá thai cũng gây ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng giấc ngủ (Ảnh minh họa)

– Gặp trắc trở trong mọi việc và bị người khác đổi xử thiếu tình nghĩa: Đó là quả báo của việc nạo phá thai bởi chúng ta đã bị giảm lòng từ bi ngay khi quyết định phá thai. Bản thân chúng ta còn không yêu thương được con của mình thì chúng ta sẽ không được ai yêu thương cả.

1.3. Trắc trở về tình cảm đôi lứa, hôn nhân gia đình

Nhiều người nghĩ rằng trong thai tạng, các bé không biết gì. Nhưng thực tế, theo nghiệp lực, thai nhi vẫn nhận thức rõ ràng về nỗi đau và trong tâm sẽ khởi phát thù hận khi bị cha mẹ phá bỏ.
Vong thai có thể theo cha mẹ, biết câu chuyện giữa hai người và trả thù theo năng lực của chúng. Một trong những điều đó là sẽ tác động làm cho tình cảm của hai người nhanh rạn nứt, dễ chia tay và còn kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Thường người mẹ nạo thai nhiều thì vợ chồng cũng hay có mâu thuẫn, gia đình bất hòa. Hoặc người bố đã từng xui bạn gái phá bỏ thai nhi cũng hay gặp quả báo bị người khác chối bỏ tình cảm. Bởi xui bạn gái nạo thai chính là xui khiến họ chối bỏ tình cảm đối với chính con của mình, dẫn đến sau này mình sẽ bị người khác chối bỏ tình cảm.


Vong thai nhi bị phá có thể tác động khiến tình cảm đôi lứa dễ rạn nứt (Ảnh minh họa)

2. Đối với người đưa bạn đi nạo thai

Việc đưa bạn đi phá thai không phải là việc tốt trong nhân quả. Đây là nhân duyên khiến cho những ác nghiệp đã gây trong tiền kiếp có nhân duyên trổ quả.

Nghĩa là, người này sẽ gặp phải những điều bất như ý do mọi người tập trung, thông đồng với nhau tạo nên. Ví dụ, khi đi làm ở cơ quan, sẽ gặp những người xúi bẩy khiến cho mình phải chịu những điều bất lợi. Hoặc khi đi lấy chồng, sẽ bị anh em, họ hàng nhà nội hoặc bạn bè của chồng xui khiến làm cho gia đình bất hòa.

Nên làm gì sau khi nạo phá thai?

– Sám hối, cúng dường Tam Bảo: Phá thai là một tội ác nên tất cả những ai đã từng nạo phá thai hay xui khiến, dẫn bạn đi phá thai đều phải thành tâm sám hối. Đồng thời nên cúng dường Tam Bảo hồi hướng phúc báo cho các vong thai nhi bị phá. Việc cúng dường Tam Bảo hồi hướng phước cho vong linh, thì vong linh mới bớt khổ, hết khổ, đã được Đức Phật xác chứng và chỉ dạy, là chân lý, không thể thay thế bằng cách khác mà vong linh có thể siêu thoát được. Tuy Đức Phật dạy như vậy, nhưng việc cúng dường Tam Bảo trong lễ cầu siêu cho vong linh là tùy duyên của gia đình tín chủ, chùa hay các đạo tràng không có quy định về việc này.

– Tích cực làm các việc phúc thiện: Chúng ta có thể thực hành một số việc sau:
+ Thực hành tâm hiếu với cha mẹ để hồi hướng phước cho bé.
+ Tha thứ khi người khác mắc lỗi với mình để hồi hướng mong vong thai cũng tha thứ cho lỗi lầm của mình.
+ Ra đường làm nhiều việc phước, giúp đỡ mọi người. Ví dụ: Thấy người cãi nhau, bất hòa thì can gián, khuyên bảo khiến cho hai bên thông cảm và không bất hòa với nhau.
Khi đó, không những có thể hồi hướng được cho vong thai nhi bị phá mà còn hồi hướng được cho mọi công việc và hạnh phúc của mình.

– Nghe học Phật Pháp: Đây là việc nên làm vì khi chúng ta nghe, các bé vong thai cũng được nghe hiểu và hóa giải oán kết với mình.


Nghe học Phật Pháp cũng là việc nên làm để trợ duyên cho vong thai được hiểu nhân quả và xả bỏ oán kết (Ảnh minh họa)

– Cầu siêu cho vong thai: Vào ngày 19/6 âm lịch hàng năm và các ngày 14, 30 (29 tháng thiếu) âm lịch hàng tháng, chùa Ba Vàng có tổ chức khóa lễ cầu siêu cho vong linh thai nhi. Trong khóa lễ, chư Tăng chú trọng việc khai thị giác ngộ cho các linh thức hài nhi. Nhờ công đức tu tập, tâm từ bi giác ngộ của chư Tăng, oai lực của Tam Bảo mà các hài nhi giác ngộ phần nào về nhân quả của mình, sẽ hoan hỷ nhận phần phước báu của gia đình tín chủ, hóa giải hận thù, nương tựa Tam Bảo tu hành.

Để tham gia lễ cầu siêu cho vong linh thai nhi chùa Ba Vàng, quý vị thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: Nghi thức cầu siêu vong linh thai nhi (làm lễ tại nhà trước khi tham dự lễ cầu siêu trực tiếp/trực tuyến)

Ngoài ra, đối với người đã từng nạo phá thai và xui khiến, dẫn bạn gái đi phá thai thì cần bạch sám hối cụ thể theo hướng dẫn dưới đây.

1. Những người đã từng nạo phá thai

Những người cha, người mẹ đã từng bỏ thai thì phải biết sám hối theo đúng sự hiểu biết của mình. Cha mẹ phải sám hối với Phật chứ không phải với bất kỳ tôn giáo nào khác. Bởi Đức Phật mới là bậc nói đến nhân, duyên và quả. Khi cha mẹ sám hối theo nhân quả thì những bé vong thai mới có thể hiểu và tha thứ cho mình được.

Những người lỡ nạo phá thai bạch bài bạch sám hối ở link sau đây: Văn bạch sám hối dành cho những người lỡ nạo phá thai

Đây chính là cách hóa giải oán kết và giúp cho những người con không đủ nhân duyên làm người sớm được tái sinh.

2. Những người xui khiến và dẫn bạn đi phá thai

Với những người đưa bạn đi nạo thai, nên sám hối và khi làm được ít hay nhiều việc công đức nào cũng xin hồi hướng cho vong thai của bé đó thì nghiệp sẽ được chuyển.

Với những người xui khiến bạn gái đi nạo phá thai, nên sám hối, làm lễ cầu siêu cho vong linh thai nhi và tác phước hồi hướng cho vong thai. Khi sám hối và cúng dường đủ phúc thì bé sẽ được siêu thoát.

Tuy nhiên, không phải cứ cầu siêu là hết tội, không phải chịu nghiệp gì nữa mà sẽ chỉ giảm nhẹ đi. Ví dụ, giảm đi 70%, còn 30% thì phải nỗ lực tu tâm từ bi; biết yêu thương, giúp đỡ và tha thứ cho lỗi lầm của người khác để bù lại những lỗi đã gây ra. Ngoài ra, phải tụng kinh, lễ bái, nghe Pháp để hiểu đạo lý và cách ứng xử của mình được tốt lên. Biết yêu thương, tha thứ và chia sẻ thì mới không còn phải chịu quả báo cũ.


Sám hối là một trong những việc nên làm với người từng từng xui khiến hoặc đưa bạn gái đi phá thai (Hình minh họa)

———
Mong rằng, qua những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến, mọi người và đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ hiểu nhân quả và biết sợ quả báo của việc phá thai. Từ đó, biết tự phòng hộ cho mình; xây dựng tình yêu, hôn nhân gia đình bền vững, hạnh phúc trên nền tảng Phật Pháp.

Các bài nên xem: