Nên học ngành khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm?
Nội Dung Chính
Nên học ngành khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm?
16/06/2020
Khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm luôn là hai lựa chọn hàng đầu của các thí sinh khi quyết định theo đuổi niềm đam mê với ngành công nghệ thông tin. Vậy nên theo học Khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm?
Nên chọn Khoa học máy tính hay Kỹ thuật phần mềm?
>>> Có thể bạn quan tâm:
Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm là gì?
Khoa học máy tính (KHMT) và Kỹ thuật phần mềm (KTPM) là ngành học cho sinh viên các kiến thức liên quan đến thông tin và máy tính. Hay nói ngắn gọn hơn KHMT và KTPM là những nghiên cứu và phát triển về công nghệ thông tin nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội số hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Kỹ thuật phần mềm khác gì với khoa học máy tính?
Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính là hai trong số các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin nên về cơ bản hai ngành này tương đối giống nhau khiến nhiều bạn dễ hiểu nhầm. Tuy nhiên về kiến thức chuyên sâu và kỹ năng được học giữa hai ngành khác biệt rất lớn, nên các thí sinh cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn giữa hai ngành học này.
Khoa học máy tính
Đây là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Hay nói ngắn gọn hơn KHMT là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Nói chung, Khoa học máy tính nghiêng về tính toán và kiến thức nghiên cứu phổ quát về máy tính.
Những kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính cần phải nắm vững tất cả những kiến thức cơ bản và có chuyên môn sâu về khoa học máy tính, trong đó cần phải đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực tiên tiến về công nghệ có thể kể đến như: các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,… Những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể tham gia giảng dạy bộ môn Công nghệ thông tin tại các trường đại học, đồng thời tham gia nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm R&D và tham gia tư vấn về công nghệ thông tin cho các đơn vị, doanh nghiệp hoặc viết các sản phẩm phần mềm mang bản sắc trí tuệ Việt Nam.
Kỹ thuật phần mềm
Ngành học này đào tạo cho người học những kiến thức liên quan đến quá trình phát triển các phần mềm, nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của xã hội đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để cho dễ hiểu thì Kỹ thuật phần mềm cũng nghiên cứu về máy tính và các kiến thức liên quan đến máy tính nhưng đi chuyên sâu vào phát triển, xây dựng, tìm hiểu về cách vận hành, bảo trì phần mềm, chuyên ngành học đi nhiều về phần thực hành lập trình hơn về lý thuyết tổng quan.
Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm đều là những ngành “hot”
Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
Nên học Khoa học máy tính hay Kỹ thuật phần mềm?
Khi lựa chọn ngành nghề, chúng ta thường dựa theo ba tiêu chí: chọn điều bạn thích, chọn ngành hiện đang là xu hướng mà xã hội cần trong tương lai và cuối cùng là theo học ngành mà phù hợp nhất với khả năng của các bạn. Theo mình, điều cuối cùng – phù hợp khả năng là tốt nhất vì chọn đúng ngành bạn mới phát huy hết được bản thân mình cũng như làm tốt nhất công việc có thể đóng góp cho cộng đồng.
Về cơ bản Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm đều là những ngành về công nghệ thông tin dành cho những bạn đam mê máy tính. Nếu như bạn yêu thích nghiên cứu chuyên sâu về khoa học, có được nhiều kiến thức từ tổng quan đến chuyên sâu về thế giới máy tính thì Khoa học máy tính sẽ phù hợp với bạn. Còn bạn yêu thích những điều thực tế hơn, yêu thích lập trình thuần túy để có thể tạo ra được những phần mềm đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng những ứng dụng giúp ích cho cuộc sống của chính bạn và mọi người thì Kỹ thuật phần mềm là sự lựa chọn vô cùng chính xác.
Lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng
Hãy tự tìm hiểu bản thân mình trước để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Nếu như vẫn còn phân vân thì có thể làm ngay trắc nghiệm John Holland để có thể có một định hướng ngành nghề tương lai thật đúng đắn.
Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm đều rất “hot” với lương nghìn đô nếu như sinh viên khi ra trường thực sự có chuyên môn cao và cái giá trị phái sinh tốt. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ cần chọn đúng chuyên ngành mà còn cần chọn đúng trường học – môi trường giúp nâng cao giá trị bản thân.
Đại học FPT nơi gửi gắm ước mơ Kỹ thuật phần mềm
Trường Đại học FPT với thế mạnh là Kỹ thuật phần mềm là một trường nổi tiếng lâu đời trong việc giảng dạy các ngành liên quan đến công nghệ thông tin. Với lộ trình học đặc biệt không chỉ chú trọng vào kiến thức lý thuyết mà còn ưu tiên đến sự trải nghiệm của sinh viên, luôn tạo nhiều cơ hội cho sinh viên cọ xát thực tế để phát triển kỹ năng chuyên môn và cả các kỹ năng mềm khác. Đồng thời, trường cũng chủ động giảng dạy song song ngôn ngữ thứ hai – tiếng Nhật – và tạo ra nhiều sự kiện, hoạt động để sinh viên có thể gia tăng giá trị phái sinh cho bản thân mình.
Hoạt động CLB năng nổ tạo ra nhiều giá trị khác cho sinh viên trường F
Mới đây trường Đại học FPT cơ sở thành phố Hồ Chí Minh vừa chuyển về campus siêu đẹp tọa lạc trong khu Công nghệ cao quận 9. Khuôn viên trường được xây theo thiết kế độc đáo của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa có một-không-hai. Không chỉ vậy, cơ sở vật chất hiện đại như: thư viện siêu rộng rãi thoáng mát, tất cả các phòng học đều được trang bị máy lạnh và có cả phòng câu lạc xịn sò với dàn dụng cụ, nhạc cụ trong mơ dành cho các sinh viên yêu thích thể thao và âm nhạc.
Dàn nhạc cụ trong mơ tại phòng câu lạc bộ Đại học FPT HCM
>>> Xem thêm:
Trường Đại học FPT TP. HCM còn đào tạo rất nhiều ngành hàng đầu mà các bạn học sinh có thể tham khảo như ngôi trường hàng đầu đào tạo các ngành Trí tuệ Nhân tạo, Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Truyền thông Đa phương tiện, Thiết kế Đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc….
Trở thành sinh viên trường F luôn khiến nhiều bạn sinh viên đang và đã theo học tại đây luôn tự hào.
Quyền Mi