Nên Học Ngành Luật Nào? Chi Tiết Tiềm Năng Của Từng Ngành Luật Bạn Cần Biết

Ngành luật là một ngành học khá hot và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên có lẽ nhiều người vẫn chưa biết ngành luật là gì, nên học ngành luật nào và ngành luật học gì. Vì vậy, Glints mang đến cho bạn bài viết bên dưới, với những thông tin cụ thể và chi tiết về ngành luật. Hãy tiếp tục đọc bài viết và tìm hiểu về ngành nghề này với Glints nhé. 

Định nghĩa ngành luật 

Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của một hệ thống pháp luật. Ngành luật bao gồm: các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống, xã hội. Các lĩnh vực chính của ngành luật có thể kể đến là luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hành viên, chuyên viên pháp lý, v.v.

Ngành luật ở trường đại học sẽ được phân chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như luật kinh tế, luật dân sự, luật hành chính, luật đất đai, v.v. Theo đó, mỗi chuyên ngành sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức khác nhau phù hợp với chuyên ngành để sinh viên có những kiến thức bài bản nhất trước khi hành nghề. 

Chi tiết các ngành luật 

Một số ngành luật phổ biến đang được đào tạo tại các trường đại học tại Việt Nam có thể kể đến như.

1. Ngành luật dân sự

Ngành luật dân sự sẽ trang bị cho người học các kiến thức về chuyên ngành luật dân sự như các hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự, luật thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, các vấn đề về sở hữu công nghiệp, luật hôn nhân gia đình, v.v. 

Những môn học tiêu biểu của ngành luật dân sự là luật sở hữu trí tuệ, luật dân sự, luật đất đai, luật thuế, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động, v.v.

2. Ngành luật thương mại

Ngành luật thương mai là các kiến thức pháp luật về tài chính, kinh tế, ngân hàng, đất đai, thuế, v.v. Khi học ngành luật thương mại, sinh viên sẽ học những môn học tiêu biểu như luật thương mại quốc tế, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật phá sản, luật cạnh tranh, v.v.

Ngoài ra, những sinh viên theo học luật thương mại cũng cần biết và hiểu về những kiến thức liên quan đến luật sở hữu trí tuệ, luật dân sự, luật môi trường, luật đất đai, v.v. 

nên học luật gìnên học luật gìTìm hiểu các ngành để xem bạn nên học ngành luật nào.

3. Ngành luật hành chính

Sinh viên học ngành luật hành chính sẽ được đào tạo chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật, cách hoạt động của bộ máy nhà nước, kiến thức cơ cấu tổ chức, v.v. 

Những môn học nổi bật của chuyên ngành luật hành chính là Pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Pháp luật hành chính với việc đảm bảo quyền con người, quyền con người, quyền công dân, Tài phán hành chính, Pháp luật về công chức, viên chức, Phân cấp trong quản lý nhà nước, v.v. 

4. Ngành luật hình sự

Với ngành luật hình sự, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về hình sự. Những môn học tiêu biểu của ngành luật hình sự có thể kể đến là Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tội phạm học, Tâm thần học tư pháp, Tâm lý học tư pháp, Giám định pháp y, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Khoa học điều tra hình sự, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, v.v. 

5. Ngành luật quốc tế

Ngành luật quốc tế sẽ đào tạo sinh viên theo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế, Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật thương mại quốc tế và Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế. 

Ngành luật quốc tế cung cấp các kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong các mối quan hệ quốc tế. Kỹ năng đàm phán hợp đồng ngoại thương, lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia cũng như giải quyết các tranh chấp dân sự mà có những yếu tố nước ngoài, v.v. 

Đọc thêm: Học Luật Ra Làm Gì? Tất Tần Tật Về Ngành Học Đặc Thù Ở Việt Nam

6. Ngành Quản trị – Luật

Sinh viên theo đuổi ngành Quản trị – Luật sẽ được trang bị các kiến thức về quản trị, kinh doanh và các điều luật nền tảng nghề nghiệp cho các nhà tư vấn và quản trị. 

Các môn học của ngành Quản trị – Luật là Luật tố tụng hành chính, Pháp luật về chủ thể kinh doanh Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lao động, Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại Quốc tế.

Ngoài ra, các sinh viên của ngành này còn được đào tạo về những kỹ năng hoạch định phát triển doanh nghiệp, cùng những kiến thức về các vấn đề quản trị và pháp lý trong doanh nghiệp. 

Nên học ngành luật nào?

Có rất nhiều chuyên ngành luật mà bạn có thể lựa chọn và vì vậy có lẽ bạn sẽ thấy mông lung khi đưa ra quyết định nên học luật gì. Để trả lời cho câu hỏi nên học ngành luật nào, có lẽ bạn cần tự hỏi bản thân mình trước.

Hãy lựa chọn theo sở thích của bản thân và cân nhắc một số yếu tố về cơ hội việc làm, khả năng theo đuổi lâu dài, v.v trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Ngành luật là một ngành khá đặc thù, và không hề đơn giản. Để có thể học luật và theo đuổi ngành luật, bạn cần có niềm đam mê, có định hướng và mục tiêu để phấn đấu.

Học luật không đơn giản là học thuộc lòng mà bạn còn cần có hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống, v.v và biết vận dụng chúng vào công việc của mình sau này.

Trên thực tế, việc lựa chọn ngành luật không quan trọng bằng tư duy nghề nghiệp của bạn.

Nếu bạn có tư duy tốt, có thể hiểu sâu vấn đề và có kỹ năng phân tích, chắc chắn bạn sẽ không dừng lại ở việc học một chuyên ngành luật nhất định, thay vào đó, bạn sẽ có xu hướng theo đuổi từ một đến hai chuyên ngành song song. 

Đọc thêm: Top 7 Các Công Ty Luật Hàng Đầu Việt Nam

Ngành luật nên học trường nào?

Nên học ngành luật nào ở trường nào? Ngành luật kinh tế nên học trường nào và cơ hội du học ngành luật có rộng mở hay không, đọc tiếp để khám phá với Glints nhé.

ngành luật nên học trường nàongành luật nên học trường nàoNgành luật nên học trường nào?

Các trường đại học đào tạo luật trong nước:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội: Là một trong những trường đại học đào tạo luật chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam, các chuyên ngành Luật của trường có thể kể đến như: Luật Kinh tế, Luật học, Luật thương mại quốc tế, v.v. 
  • Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh là đơn vị đào tạo luật tốt nhất trong khu vực phía Nam, với các chuyên ngành đào tạo nổi tiếng: Luật Thương mại, Luật Quốc tế, Luật dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, v.v.  
  • Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội: Bạn cũng có thể lựa chọn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội để được đào tạo chuyên ngành Luật một cách bài bản nhất. 
  • Trường Đại học Luật Huế: Ở khu vực miền Trung, Trường Đại học Luật Huế là một cơ sở đào tạo Luật uy tín và chất lượng.

Du học ngành luật ở nước ngoài:

  • Du học ngành Luật sở hữu trí tuệ: Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Luật sở hữu trí tuệ, hãy chọn Singapore làm điểm đến của mình. Quốc gia này có nền kinh tế rất phát triển vì vậy ngành Luật sở hữu trí tuệ được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn.
  • Du học ngành Luật Thương mại quốc tế: Với ngành học này, bạn nên lựa chọn các trường đại học ở Mỹ, Anh, Úc, v.v. để được học những kiến thức chuyên môn liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
  • Du học ngành Luật Quốc tế: Đây là một chuyên ngành phù hợp với những bạn yêu thích nghiên cứu, tư vấn và phát triển cộng đồng. Những môn học thuộc ngành Luật quốc tế là Luật so sánh, Luật Biển, Luật Châu Âu, Công pháp Quốc tế, Nhân quyền, v.v. 
  • Du học ngành Luật hình sự: Với ngành luật hình sự, khi đi du học, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu liên quan đến tội phạm, án phạt, nhân quyền, v.v. Các quốc gia lý tưởng để du học Luật hình sự là Canada, Anh, v.v. 

Lời kết 

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về ngành luật là gì, nên học chuyên ngành luật nào và ngành luật nên học trường nào. Nếu bạn yêu thích pháp luật và mong muốn theo đuổi ngành luật trong tương lai, hãy để lại bình luận cho Glints biết nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả