Năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng và ứng dụng thực tế
Nội Dung Chính
Năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng và ứng dụng thực tế
Năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng có thể tái tạo hiện có và ứng dụng của chúng như thế nào? Bạn đọc quan tâm, hãy cùng Batiea tìm hiểu về những nguồn năng lượng sạch mới hiện nay.
Nhu cầu năng lượng cho cuộc sống là rất lớn, phục vụ nhiều mục đích như: Sinh hoạt, sản xuất, giải trí. Năng lượng quan trọng cho sự phát triển và tồn tại của con người hiện đại. Chúng ta đã quá quen thuộc với những nguồn năng lượng có sẵn như: Than đá, dầu mỏ. Năng lượng tái tạo là một giải pháp mới bền vững đang dần trở thành xu hướng trên toàn thế giới.
Năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng có thể tái tạo hiện có và ứng dụng của chúng như thế nào? Bạn đọc quan tâm, hãy cùng Batiea tìm hiểu về những nguồn năng lượng mới hiện nay.
Năng lượng tái tạo là gì?
Thuật ngữ năng lượng tái tạo được sử dụng khá nhiều trong đời sống hiện đại, trong sinh hoạt, sản xuất. Các vấn đề môi trường trở nên cấp bách càng khiến con người quan tâm nhiều hơn đến năng lượng mới này.
Năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch, được sản xuất từ các quy trình tự nhiên hoặc nguồn năng lượng thiên nhiên: Ánh sáng, gió, sức nước… Năng lượng tái tạo được sản xuất dựa trên công nghệ chuyển đổi các yếu tố tự nhiên thành năng lượng điện cần cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn năng lượng này có khả năng tái tạo, sản xuất bền vững.
Khác với năng lượng hóa thạch, năng lượng sạch an toàn, thân thiện và ít gây tác hại cho môi trường hơn. Bên cạnh đó, năng lượng sạch có thể khai thác bền vững, phục vụ con người về lâu dài… Giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại trên toàn thế giới.
Các dạng năng lượng tái tạo phổ biến hiện nay
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các dạng năng sạch tạo được phát hiện để phục vụ mục đích sử dụng của con người. Các dạng năng lượng tái tạo hiện nay:
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời đã được khai thác hàng triệu năm qua, phục vụ cho sưởi ấm, sinh hoạt, trồng trọt… Đây là nguồn năng lược sạch và vô tận có thể tái tạo liên tục. Ngày nay, năng lượng mặt trười được khai thác để chuyển đổi thành điện năng, phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong nhà.
Công nghệ tế bào quang điện từ vật liệu bán dẫn biến đổi quang năng trực tiếp thành điện năng. Hệ thống năng lượng mặt trời được ứng dụng để cấp điện cho hộ gia đình, khu dân cư, nhà máy sản xuất…
Năng lượng gió
Năng lượng gió tạo nên sự chuyển động của tuabin, động năng được chuyển hóa thành điện năng từ các nhà máy điện năng lượng gió. Nguồn năng lượng gió sạch, được khai thác tại các khu vực sa mạc, nơi có diện tích rộng lớn. Năng lượng gió sạch, rẻ và thân thiện môi trường, bền vững.
Năng lượng thủy điện
Năng lượng từ nước đã được khai thác từ rất lâu để phục vụ đời sống của con người, sản xuất. Các nhà máy thủy điện được xây dựng trên các con sông, tận dụng động năng từ nước để làm quay tuabin. Nguồn năng lượng thủy điện phụ thuộc vào lượng nước của con sống, lượng mua.
Tuy nhiên, việc ngăn dòng xây đập thủy điện làm ảnh hưởng đến dòng chảy, môi trường sống tự nhiên của các loại sinh vật, phá rừng, mất đất canh tác của người dân… Do vậy, việc xây dựng đập thủy điện cần được xem xét và đánh giá lại, giảm tác động lên môi trường tự nhiên.
Năng lượng sinh khối
Sinh khối tự nhiên: Cây, lá… Bị đốt cháy tạo thành nhiệt năng, làm quay tuabin tạo thành điện năng. Tuy nhiên, năng lượng sinh khối sẽ giải phóng một lượng khí CO2 cao, tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính, phát thải khí ra môi trường.
Nhiên liệu hydrogen
Nhiên liệu Hydrogen là nguồn năng lượng mới được phát minh những năm gần đây. Việc đốt nhiên liệu hydrogen tạo ra hơi nước, giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường. Nhiều dòng xe sử dụng pin hydrongen đang là giải pháp thay thế cho xe chạy xăng dầu. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất hydrogen khá phức tạp, tốn kém chi phí.
Năng lượng địa nhiệt
Tâm trái đất là lõi có khả năng tỏa nhiệt năng lượng lớn. Tận dụng địa nhiệt để làm quay tuabin đang là giải pháp sản xuất năng lượng sạch của nhiều quốc gia áp dụng. Nguồn năng lượng địa nhiệt sạch, nhưng bị giới hạn bởi đặc điểm địa lý của từng khu vực.
Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nhiều nguồn năng lượng sạch thay thế: Năng lượng sóng, năng lượng thủy triều… Áp dụng cho từng khu vực, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt.
Ứng dụng thực tế của năng lượng sạch trong đời sống
Năng lượng sạch được ứng dụng ngày càng nhiều trong đời sống, trong những công việc đơn giản như:
- Sử dụng năng lượng điện mặt trời cho sinh hoạt gia đình, chạy các thiết bị tại gia, nấu nướng…
- Năng lượng điện mặt trời cho sản xuất công nghiệp. Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà xưởng để cung cấp điện sản xuất, điện chiếu sáng…
- Năng lượng sạch được sử dụng trong các phương tiện xe máy, ô tô, máy bay thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Pin hydrogen, pin lithium tích điện để cung cấp điện năng cho xe di chuyển.
▷ Xem thêm: Công nghiệp sản xuất ô tô điện – hướng đến môi trường xanh.
Năng lượng tái tạo đang được khai thác ngày càng hiệu quả hơn, dần thay thế cho năng lượng từ dầu mỏ và than đá. Với ưu điểm là tính thân thiện, bền vững, sử dụng năng lượng mới, có khả năng tái tạo sẽ là xu hướng trong tương lai. Hiểu về năng lượng tái tạo sẽ giúp bạn đọc có giải pháp thay thế, bảo vệ môi trường hiệu quả.