Nấm Mối Đen: Đặc điểm và cách trồng ra sao? | Farmvina Nông Nghiệp
Nấm mối đen là một loài nấm được ưa chuộng và có giá trị kinh tế rất cao. Đặc điểm của loại nấm này thế nào? Cách trồng ra sao để đạt năng suất cao nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Nội Dung Chính
Đặc điểm của nấm mối
Ở Việt Nam có hai loại nấm mối. Một loại mọc tự nhiên, nơi có những ổ mối. Loại này là nấm mối trắng và chưa thể nuôi trồng được. Còn một loại là nấm mối đen. Đây là loại được trồng khá phổ biến và cho giá trị kinh tế cao.
Nấm mối đen (Xerula radicata) là kết quả nghiên cứu của một tác giả người Trung Quốc và được đăng kí bản quyền năm 2010 với đặt tên là Black Termitomyces Heim.
Khi đã phát triển hết, nấm mối đen thường dài khoảng từ 10 đến 15 cm, với bán kính phần thân thường từ 0.5 đến 1.5 cm. lớp ngoài đen, thịt trắng. Mũ nấm hơi cụp, không xòe rộng như những loại nấm khác và nhỏ hơn.
Cây nấm lớn có thể có bán kính thân lên đến hơn 2 cm. Nấm mối đen tuy có mọc thành từng nhóm, nhưng chúng mọc đơn lẻ riêng biệt chứ không dính vào nhau. Nhiệt độ phát triển tốt của giống nấm này là khoảng từ 24 đến 32 độ C.
Phần mũ của nấm mối đen cũng không xòe rộng ra như cá loại nấm khác, mà có phần nhỏ gọn hơn. Chúng khoác bên ngoài một tấm áo màu xám đen, nhưng phần thịt bên trong lại rất đỗi trắng và ngon ngọt thanh nhẹ, hơi giòn.
Nhiều người từng ăn và nhận xét rằng giống nấm mối này ngon hơn hẳn so với những loại nấm khác thường được dùng để chế biến món ăn. Vị ngon của nó chỉ kém hơn so với nấm mối tự nhiên mà thôi.
Nấm có vị ngọt và giòn; chứa rất nhiều dưỡng chất như canxi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng khác, Ăn nấm thường xuyên rất có ích cho dạ dày và lá lách, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và giảm lipid máu.
Bên cạnh đó, nấm mối đen còn là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa, chống viêm, làm đẹp da.
Hiện giá của nấm mối đen trên thị trường giao động khoảng từ 300.000 – 1 triệu đồng/kg. Giá rất đắt nên nhiều gia đình đã tự trồng nấm để có thể ăn thường xuyên mà không quá tốn kém.
Loài nấm này cũng là loài cây mang lại giá trị kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Hiện Nấm mối đen được trồng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ và Miền Tây nước ta.
Cách trồng nấm mối đen
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chủ yếu để trồng nấm mối là mùn cưa. Tuy nhiên cần tránh các loại mùn cưa của các loại cây có tinh dầu, mùn cưa bị ẩm mốc hay mùn cưa từ cây gỗ cứng. Loại mùn cưa tốt nhất là từ cây bồ đề hoặc cao su.
Nên sử dụng mùn cưa mới, đảm bảo khô, không bị mốc hoặc lên men.
Tạo độ ẩm cho mùn cưa bằng cách dùng nước sạch rắc lên rồi trộn đều. Khi cầm nắm mùn cưa vo lại và bóp thấp nước hơi rỉ ra tay là được.
Sau đó bạn dùng nilon phủ lên. Vài ngày sau, mở ra, trộn vôi bột vào mùn cưa với tỷ lệ 0,5kg vôi bột/100kg mùn cưa.
Trộn thật đều hai nguyên liệu. Bước này có thể cho thêm nước vào nếu cần, sao cho độ ẩm đạt 60-70% là phù hợp.
Nên sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng để đảm bảo độ ẩm chuẩn xác, tránh hư hỏng. Ủ tiếp hỗn hợp này. Sau 2 – 3 ngày, mở ra đảo lại rồi ủ thêm trong 2 – 3 ngày nữa.
Sau thời gian ủ, bạn đóng mùn cưa vào các túi PP chuyên dụng, kích thước túi khoảng 19 x 37cm là được. Túi có cổ nút, có nút bông và nắp đậy đầy đủ, trọng lượng từ 1,2 đến 1,5 kg. Lưu ý, khi đổ mùn cưa vào đến đâu thì nén thật chặt đến đấy. Buộc chặt cổ bịch và đóng nắp lại.
Tiệt trùng phôi nấm (túi mùn cưa)
Tiệt trùng túi mùn cưa bằng hấp cách thủy. Hơi nước nóng sẽ loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn. Đây là bước rất quan trọng nên bạn cần phải tuân thủ quy trình và cá tiêu chuẩn dưới đây:
Xếp phôi vào rọ hấp cách thủy một cách cẩn thận. Chú ý xếp đều và là không được để chồng nên nhau. Hấp bằng một trong 3 cách:
– Hấp bằng thùng phuy: Thời gian hấp cách thủy khoảng 10 – 12h. Nhiệt độ trong giữa túi mùn cưa phải đạt từ 95 – 100 độ C.
– Dùng nồi áp suất: Hấp mùn cưa trong 120 180 độ C ở nhiệt độ từ 120 – 125 phút.
– Hấp trong lò: Cách này áp dụng cho quy mô sản xuất lớn, mỗi mẻ ấp có thể lên đến 600-800 túi. Hấp trong thời gian từ 9 – 10 giờ.
Sau khoảng thời gian trên, tháo nồi hấp lấy sản phẩm ra để nguội,. Khoảng 12 đến 24h túi phôi sẽ nguội hẳn.
Cấy giống nấm lên túi phôi
Sau khi đã tiệt trùng phôi, bạn có thể cấy giống lên túi phôi. Để cấy giống bạn cần chuẩn bị các đồ dùng và cần tiệt trùng những dụng cụ làm thật sạch để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.
Nếu dùng hạt thì dùng que sắt nhặt giống từ lọ giống sang túi mùn cưa. Còn nếu sử dụng giống làm trên que thì dùng pen kẹp nhẹ nhàng từng que giống chuyển sang các lỗ cấy giống trong túi mùn cưa. Chú ý để đầu que giống sát với lề mặt của túi mùn cưa. Cách này cần phải thực hiện trong phòng kín, sạch sẽ.
Chăm sóc nấm mối đen
Chăm sóc nấm mối đen cần chú ý đến ba khâu: Ủ tối, ủ sáng và kích ẩm
Đầu tiên các túi phôi phải được ủ tối trong phòng đảm bảo thoáng khí, tránh ẩm thấp. Phòng càng tối càng tốt. Thời gian ủ tối từ 50 đến 60 ngày. Sau mỗi tuần, cần xem lại phôi để theo dõi khả năng thành công, nếu tơ nấm xuất hiện là đạt.
Sau khi tơ bám khoảng 80% túi thì cần ủ sáng từ 7-15 ngày. Nhiệt độ phòng ủ sáng bình thường, không cần lạnh. Ánh sáng vừa đủ, không được quá sáng và không được cho ánh nắng chiếu trực tiếp.
Sau khi kích sáng, bạn sẽ tạo quả thể bằng cách phủ đất. Mở nút cổ túi phôi cho vào đó 1 ít đất sạch, đồng thời tươi thêm chút nước để tạo độ ẩm vừa đủ.
Lúc này cần kích ẩm bằng cách thường xuyên phun sương tạo độ ẩm (đảm bảo độ ẩm luôn đạt từ 80% đến 90%) và chờ nấm ra. Sau 20 đến 30 ngày bạn có thể bắt đầu thu hoạch nấm. Mỗi túi phôi có thể cho thu hoạch nấm nhiều lần trước khi phải thay túi phôi mới.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng nấm mối đen. Nấm mối đen cần đầu tư thời gian và công dụng khá cẩn thận. Đây cũng là lý do khiến giá nấm cao. Tuy nhiên nếu đã quen và nắm được kỹ thuật, đây sẽ là một hướng làm kinh tế rất có triển vọng.
Thành phần dinh dưỡng trong nấm mối đen
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng nấm mối đen có hàm lượng chất dinh dưỡng khá giống với nấm mối trắng tự nhiên. Trong đó bao gồm các chất rất tốt cho cơ thể con người như canxi, photpho, sắt, protein, các loại vitamin và khoáng chất khác… Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ cải thiện một số loại bệnh.
Chất chống oxy hóa có chứa trong nấm mối sẽ giúp ích rất nhiều cho chị em phụ nữ trong việc duy trì sắc đẹp. Nó sẽ giúp chống lão hóa, mang lại làn da mịn màng, căng và bóng khỏe. Ngoài ra, nấm mối cũng làm tăng khả năng chống viêm nhiễm, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Loại vitamin có nhiều nhất trong nấm mối đen là các loại vitamin B, bao gồm vitamin B1, B2, B3,… Đây là loại vitamin sẽ bổ trợ rất nhiều cho các hoạt động bên trong cơ thể chúng ta.
Công dụng của nấm mối đen đối với sức khỏe
Như đã đề cập ở các phần phía trên, nấm mối đen chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Vì thế mà nó có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta nếu kiên trì ăn vài lần mỗi tuần. Vậy đâu là những công dụng của giống nấm mối này?
Phòng ngừa bệnh ung thư
Trong nấm mối đen có chứa hai chất được gọi là Beta Glucan (β-Glucan) và Axit Linoleic (C18H32O2). Đây là hai thành phần có khả năng gây tác động tích cực lên các cơ quan bảo vệ và ngăn ngừa ung thư trong cơ thể. Nhất là hai loại bệnh gây đang ngày càng phát triển trong thời gian gần đây là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Các kết quả nghiên cứu về loài nấm mối này đã chỉ ra rằng, những phụ nữ thường xuyên ăn nấm mối thì lượng estrogen trong cơ thể sẽ ít bị gia tăng. Đặc biệt là những phụ nữ sau thời kỳ tiền mãn kinh. Đây được xác định là do axit linoleic đã hỗ trợ ức chế những tác hại mà estrogen nữ giới có thể mang lại. Điều đó sẽ giúp họ giảm đáng kể nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư vú quái ác.
Beta Glucan lại chính là phao cứu sinh cho những người đàn ông đang gặp phải những mối lo về căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chất này có khả năng kìm hãm hiệu quả, từ đó hỗ trợ ngăn chặn sự sinh trưởng của các tế bào gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Nấm mối đen còn chứa một hàm lượng oudenone (C12H16O3). Đây là chất hoạt động rất hiệu quả trong quá trình ức chế các tế bào ung thư, cũng như khả năng phát triển của những khối u ác tính. Từ đó, ăn nấm mối sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị của người mắc bệnh ung thư tốt hơn.
Thuyên giảm bệnh tiểu đường
Số lượng người mắc bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, đang gia tăng ngày một nhiều ở Việt Nam. Nguồn gốc của loại bệnh này là do các hormone tụy hoạt động không đủ mạnh, hoặc không được tổng hợp đầy đủ. Điều đó dẫn đến việc cơ thể bị rối loạn trong quá trình chuyển hóa lượng cholesterol, protein và carbohydrate.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này, hãy bổ sung thêm nấm mối vào trong các bữa ăn của mình. Những enzim tự nhiên trong nấm mối sẽ làm phá vỡ các cấu trúc của đường và tinh bột trong thức ăn của bạn. Vì thế mà khi kết hợp nấm mối đen với các món ăn, chỉ số đường huyết của bạn sẽ giảm đi và cải thiện dần bệnh tiểu đường.
Không chỉ có các enzim tự nhiên, nấm mối cũng như các loại nấm nói chung đều có hàm lượng chất xơ cao, có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đường. Chất xơ trong nấm còn nhiều hơn so với trong các loại rau và hạt. Vì thế, nếu bạn tích cực ăn nấm, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Hỗ trợ hệ tim mạch
90% những người bị bệnh tim mạch đều được xác định là do thành động mạch bị một lượng cholesterol bám xung quanh. Từ đó, những bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng bệnh như:
- Xơ vữa động mạnh
- Bị nhói cơ tim
- Nguy cơ đột tử hoặc đột quỵ cao
Hàm lượng chất xơ và protein có lợi cao có trong nấm mối đen sẽ giúp bạn giảm thiểu lượng cholesterol trong máu của bạn. Chính vì thế mà loại thức ăn này sẽ góp phần hỗ trợ cải thiện hệ tim mạch của bạn, cũng như ngăn ngừa hiệu quả các loại bệnh liên quan.
Bổ sung chất sắt
Chị em phụ nữ thường gặp phải tình trạng thiếu máu do có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Ngoài ra đây cũng là tình trạng mà nhiều người mắc phải do nhiều lý do khác nhau như bệnh tật, hiến máu,… Vì thế mà họ cần phải bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
Thuốc bổ sung sắt là một loại thuốc khá quen thuộc. Nhưng nhiều người cảm thấy vô cùng ái ngại khi uống, thậm chí là thấy sợ do vị của nó khá… ghê. Nhưng sắt lại là một chất có khá nhiều trong các loại nấm như nấm rơm, mộc nhĩ, đặc biệt là nấm mối đen.
Vì thế mà ăn nấm mối sẽ là cách vừa ngon miệng mà vừa giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và bổ sung chất sắt. Từ đó mà tình trạng thiếu máu của cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể.
Giảm đau đầu, căng thẳng
Trong phần 3 về Thành phần dinh dưỡng trong nấm mối đen, đã có nhắc đến việc giống nấm này có chứa rất nhiều loại vitamin B. Không chỉ trong nấm mối mà các loại nấm khác đều có ưu điểm này. Lượng vitamin B đó sẽ hỗ trợ bổ máu, tăng cường và điều hòa lượng máu trong cơ thể.
Điều đó có nghĩa là máu sẽ được phân bổ đồng đều đến khắp nơi, cũng như đến não. Từ đó mà hệ thần kinh của bạn sẽ được củng cố. Các triệu chứng đau đầu, căng thẳng sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nấm mối đen luôn được khuyên dùng kết hợp trong các bữa ăn dành cho những người đang phải đối mặt với những triệu chứng về hệ tiêu hóa. Vì giống nấm này tạo ra những tác động tích cực để đẩy lùi những căn bệnh về dạ dày, bao tử, tá tràng, tiêu hóa kém,…
Giảm cân, giữ dáng
Tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao là thế, nhưng lượng calories trong nấm nói chung và nấm mối đen nói riêng lại không hề cao. Vì thế mà bạn có thể thấy nấm luôn xuất hiện trong các thực đơn ăn kiêng dành cho người muốn giảm cân.
Nấm mối khi nhai có cảm giác dai dai, giòn giòn rất thú vị nên có thể kết hợp với các loại rau củ khác để giảm đi lượng thịt mỡ trong bữa ăn. Nếu bạn có một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học với nấm mối, kết hợp việc tập luyện đầy đủ, bạn sẽ nhanh chóng có được một cơ thể thon thả hơn.
Giải độc, tăng cường chức năng của gan
Các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong nấm mối đen sẽ là một trợ thủ đắc lực để bạn có một lá gan khỏe mạnh. Một số tác động tích cực của nấm mối trong việc cải thiện chức năng gan bao có thể kể đến như làm hạ men gan hiệu quả, tăng cường chỉ số glycogen trong gan,… Và nó còn làm giảm lượng cacbon tetraclorua và thioacetamide, đây đều là những hợp chất gây hại cho gan
Kết hợp các món ăn với nấm mối đen
Tương tự như nhiều loại nấm ăn khác, khi chế biến nấm mối đen, bạn hãy loại bỏ phần thừa rồi cắt nhỏ vừa ăn để chế biến thôi. Rất đơn giản. Nấm mối ăn vào vừa dai vừa giòn, lại còn mát nên rất dễ trở thành món khoái khẩu của nhiều người.
Nấm mối đen có thể làm thành nhiều món ăn ngon. Cách chế biến cũng tương tự như khi làm với các loại nấm khác. Vì thế mà tùy vào khẩu vị, sở thích, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon từ nấm mối.
Một số món hấp dẫn có thể chế biến từ nấm mối như:
- Nấm xào, nấm kho nước dừa
- Súp nấm, cháo hoặc canh gà hầm nấm dành cho người ốm
- Nhúng lẩu
- Đậu hũ sốt cà chua và nấm dành cho người ăn chay
- Bánh xèo
- Mì xào nấm
Nấm mối đen có hương vị ngon rất đặc trưng, khác hẳn so với nấm mối tự nhiên và các loại nấm khác. Khi ăn, người ta sẽ dễ dàng bị “bỏ bùa” bởi sự giòn dai sựt sựt của nó. Bên cạnh đó là vị ngọt thanh đọng lại sau mỗi một miếng ăn khiến bất cứ ai ăn xong cũng phải thòm thèm.
Kết Luận
Nấm mối không chỉ đơn thuần là một nguyên liệu nấu ăn, mà nó còn là một trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng bệnh lý.
Được kế thừa những ưu điểm của “đàn anh” nấm mối trắng, nấm mối đen hiện rất được lòng nhiều người tiêu dùng. Còn bạn thì sao, bạn có thích loài nấm này không?
Câu Hỏi Thường Gặp
Đặc điểm của nấm mối là gì?
Ở Việt Nam có hai loại nấm mối. Một loại mọc tự nhiên, nơi có những ổ mối. Loại này là nấm mối trắng và chưa thể nuôi trồng được. Còn một loại là nấm mối đen. Đây là loại được trồng khá phổ biến và cho giá trị kinh tế cao. Khi đã phát triển hết, nấm mối đen thường dài khoảng từ 10 đến 15 cm, với bán kính phần thân thường từ 0.5 đến 1.5 cm. lớp ngoài đen, thịt trắng. Mũ nấm hơi cụp, không xòe rộng như những loại nấm khác và nhỏ hơn.
Cách trồng nấm mối đen như thế nào?
(1) Chuẩn bị nguyên liệu: chủ yếu để trồng nấm mối là mùn cưa; (2) Tiệt trùng phôi nấm (túi mùn cưa): Tiệt trùng túi mùn cưa bằng hấp cách thủy. Hơi nước nóng sẽ loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn; (3) Cấy giống nấm lên túi phôi: Sau khi đã tiệt trùng phôi, bạn có thể cấy giống lên túi phôi. Để cấy giống bạn cần chuẩn bị các đồ dùng và cần tiệt trùng những dụng cụ làm thật sạch để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn; (4) Chăm sóc nấm mối đen: cần chú ý đến ba khâu: Ủ tối, ủ sáng và kích ẩm: cần chú ý đến ba khâu: Ủ tối, ủ sáng và kích ẩm.