NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THI KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KHÔNG CHUYÊN NĂM HỌC 2021-2022 – Chi tiết tin tức – Sở giáo dục Bắc Giang

Phụ lục

NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THI

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KHÔNG CHUYÊN

 NĂM HỌC 2021-2022

          (Kèm theo Công văn số 769/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 16/6/2021 của Sở GD&ĐT)

 

 

 

A. MÔN TOÁN

I. NỘI DUNG

            1. Căn thức bậc hai, căn bậc ba: Tính toán, rút gọn, biến đổi biểu thức chứa căn bậc hai; tìm điều kiện xác định của căn thức bậc hai; rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai.

            2. Hệ phương trình: Các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; giải và biện luận hệ phương trình có chứa tham số.

            3. Phương trình bậc hai: Giảỉ phương trình bậc hai; giải các phương trình quy về phương trình bậc hai một ẩn số; tìm điều kiện của tham số để phương trình thỏa mãn điều kiện về số nghiệm; các bài toán liên quan đến hệ thức Vi-ét và ứng dụng; sử dụng phương trình bậc hai để tìm cực trị, chứng minh đẳng thức, tìm nghiệm nguyên.

            4. Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình.

5. Hàm số và đồ thị: Hàm số y = ax + b; Hàm số y = ax2 (a khác 0).

            6. Hình học: Các bài toán có nội dung tính toán (Hệ thức lượng trong tam giác vuông; công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn; diện tích hình tròn, hình quạt tròn); góc với đường tròn; chứng minh tứ giác nội tiếp và các điểm cùng nằm trên một đường tròn; vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn; chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường thẳng đồng quy; các bài tập hình tổng hợp.

II. CẤU TRÚC ĐỀ THI

Phần I. Trắc nghiệm (30% tổng số điểm)

Gồm 15 câu trắc nghiệm (11 câu đại số, 4 câu hình học).

Phần II. Tự luận (70% tổng số điểm)

Câu 1. (3.0 điểm)

Bao gồm 03 phần trong các nội dung sau: Biến đổi về căn thức; giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng, phương pháp thế; các bài toán liên quan đến hàm số bậc nhất; giải phương trình bậc 2, phương trình bậc 2 chứa tham số; hệ thức Vi-et và ứng dụng.

Câu 2. (1.5 điểm)

Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình.

Cầu 3. (2.0 điểm) – (Gồm 02 ý)

Bài toán hình học phẳng (chứng minh tứ giác nội tiếp, nhiều điểm cùng nằm trên một đường tròn, các bài toán có nội dung tính toán, bài toán liên quan đến vị trí tương đối của đường thẳng với đường thẳng và với đường tròn; chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường thẳng đồng quy,…).

Câu 4. (0.5 điểm)

Chứng minh bất đẳng thức; tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất; giải phương trình nghiệm nguyên;…

B. MÔN NGỮ VĂN

I. Hình thức thi: tự luận

II. Cấu trúc, nội dung

Phần I (4.0 điểm): Yêu cầu thí sinh đọc hiểu một ngữ liệu (văn bản) nhằm kiểm tra kiến thức (chủ yếu là kiến thức tiếng Việt cấp THCS) và năng lực đọc hiểu của thí sinh (với 05 câu hỏi) ở các mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Cụ thể:

– Từ và phân loại từ.

– Các thành phần câu và các kiểu câu, dấu câu.

– Liên kết câu, đoạn trong văn bản; cách trình bày đoạn văn.

– Các biện pháp tu từ.

– Các phương châm hội thoại.

– Vai xã hội, lượt lời trong hội thoại và hành động nói.

– Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.

– Nghĩa tường minh và hàm ý.

– Các phương diện nghệ thuật của văn bản: Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, thể thơ, ngôi kể, chi tiết, hình ảnh,….

– Chủ đề, nội dung, của văn bản; tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm của tác giả; thông điệp, bài học rút ra,… từ văn bản.

Phần II (6.0 điểm): Yêu cầu thí sinh viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích (thơ, văn xuôi) được học chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Cụ thể:

Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Đồng chí (Chính Hữu).

 – Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Bếp lửa (Phạm Tiến Duật).

Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

Ánh trăng (Nguyễn Duy).

Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

Viếng Lăng Bác (Viễn Phương).

Sang thu (Hữu Thỉnh).

Nói với con ( Y Phương).

Làng (Kim Lân).

Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).

Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

* Lưu ý:

Các tác phẩm thuộc phần giảm tải, đọc thêm, tự học có hướng dẫn, văn bản nhật dụng không nằm trong nội dung câu hỏi phần nghị luận văn học.

– Tất cả các câu hỏi trong đề thi là câu hỏi tự luận.

———————