NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CẦN VỀ TÉP CẢNH VÀ CÁCH NUÔI TÉP CẢNH CHUẨN NHẤT
Bạn đang băn khoăn việc có nên chọn mua tép cảnh không? Cùng với đó là suy nghĩ nên chăm sóc cũng như cho tép cảnh ăn như thế nào? Để giúp bạn giải đáp được những câu hỏi mấy, hãy cùng Kingaqua tìm hiểu về tép cảnh và cách nuôi tép cảnh đúng cách nhất!
Nội Dung Chính
Giới thiệu về tép cảnh
Tép cảnh là loài tép thuộc họ Atyidae, chi Caridina đều có nguồn gốc chung từ họ nhà tép trong tự nhiên, nguồn gốc trực tiếp là từ các con suối nhỏ tại miền Nam Trung Quốc.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng ngàn năm lịch sử, tép ngày càng được lai tạo và nhân giống đa dạng, mang đến sự đa dạng về tép như hiện nay. Tép thủy sinh thường được người chơi lựa chọn cho các bể thủy sinh nhỏ bởi chúng là loài có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên lại mang nhiều điểm độc đáo về hình dáng, sự nhanh nhẹn, tinh tế và những ý nghĩa riêng.
Nên chăm sóc tép cảnh như thế nào cho chuẩn nhất?
Để có thể biết về cá cảnh và cách nuôi tép cảnh chuẩn là cả một quá trình. Hãy cùng lưu ý một số điều dưới đây khi chăm nuôi tép cảnh cùng Kingaqua nhé:
- Tép cảnh là loài ăn tạp. Chúng ăn rêu, thức ăn thừa của cá, thức ăn viên khô, thức ăn công nghiệp, đồ sống hoặc đồ đông lạnh, dưa leo hoặc đậu hà lan.
- Phải loại bỏ lượng thức ăn thừa mà tép không tiêu thụ hết sau 1 giờ. Phải hút hết phần thức ăn thừa đưa ra ngoài vì để lâu sẽ làm ô nhiễm môi trường nước.
- Ngoài bữa ăn chính, tép cảnh trong bể còn ăn rêu và vi sinh vật nên nếu những bể thủy sinh có hệ sinh thái ổn định thì việc quên cho tép ăn một vài ngày thì tép cũng không bị chết do đói.
- Bạn phải thay nước cho tép cảnh trong bể một tuần một lần. Mỗi lần thay thì chỉ thay từ 1/4 đến 1/3 lượng nước bể. Khi thay nước trong bể cần nhẹ nhàng hút phần nước ở đáy bể để loại bớt phần chất thải của tép dưới nền. Sau khi thay bước bạn nên cho thêm một ít khoáng giúp hệ vi sinh vật trong bể phát triển tốt hơn.
- Khi nuôi tép cảnh được một vài tháng thì bạn có thể nhặt ít lá khô rửa sạch nhúng vào nước sôi rồi cho chúng vào trong bể. Lá khô vừa làm ổn định nồng độ pH của bể vừa chống nấm và các mầm bệnh gây hại cho tép. Đồng thời lá khô cũng là thức ăn làm ổn định quá trình lột xác của tép cảnh.
Một số bệnh thường gặp ở Tép cảnh bạn cần lưu ý
Việc để tép cảnh mắc bệnh là việc không ai mong muốn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số bệnh thường gặp ở tép cảnh để có thể biết cũng như có phương pháp khắc phục bệnh kịp thời giúp cho cá cảnh có thể phát triển tốt nhất:
1. BỆNH THIẾU KHOÁNG
Một bể cá cảnh hoàn hảo là bể cá có đầy đủ các yếu tố tự nhiên: ánh sáng, cây thủy sinh,.. cùng các loại cá rực rỡ và không thể nào thiếu những chú tép cảnh đầy màu sắc. Nhưng đối với các loài tép cảnh vẫn có thể gặp các triệu chứng của các loại bệnh. Một trong những loại bệnh thường gặp ở tép cảnh đó chính là bệnh thiếu khoáng.
Đối với tép cảnh mắc phải vấn đề bệnh thiếu khoáng, bạn có thể nhận thấy tép cảnh bị hở cổ, không thấy lột vỏ hay chết do nguyên nhân không lột được vỏ. Bạn có thể sử dụng bút TDS, sẽ phát hiện ra chỉ số thấp hơn mức cho phép.
Để khắc phục được bệnh thường gặp ở tép cảnh này, bạn cần bổ sung khoáng dạng bột hoặc nước, hạn chế thức ăn giàu đạm, thay thế bằng thức ăn đặc biệt cho tép để bổ sung sức khỏe tốt hơn.
2. BỆNH MỀM VỎ
Mềm vỏ cũng là một trong số các bệnh thường gặp ở tép cảnh với biểu hiện tép chết do vỏ mềm không lột được, hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cưng nhanh, khiến đồng loại cắn, làm bị thương và dẫn đến dễ chết.
Để khắc phục, bạn nên sử dụng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho thức ăn đặc biệt dành cho tép để loại bỏ nhanh chóng hiện tượng này.
3. BỆNH ĐEN MANG
Một trong các loại bệnh thường gặp ở tép cảnh với biểu hiện tép bị đen, thụ động, không ăn uống, biểu hiện mệt mỏi trốn lẩn tránh trong một góc chính là biểu hiện của bệnh đen mang, Chúng thường bỏ bê ăn uống, mất đi màu sắc vốn có.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng bằng 140% lượng khoáng trung bình định kỳ, Nước đen có tác dụng sát khuẩn tốt, vitamin giúp vỏ tép cứng hơn, giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen trên cơ thể.
4. TÉP NGỪNG SINH SẢN
Tép ngừng sinh sản là một trong cá loại bệnh thường gặp ở tép. Nguyên nhân chính là do chất lượng nước làm ảnh hưởng đến quá trình giữ trứng của tép. Nồng độ NO3 cao có trong hóa chất thuốc diệt sản.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, Đối với bể quá nhiều tép cái, hãy bổ sung thêm tép đực để cân bằng cá thể trong bể. Sử dụng thức ăn dành riêng cho tép để tép trong đàn tráng tình trạng phát triển không đồng đều. Trong trường hợp sử dụng thuốc triệt sản, tép có thể bị chậm sinh sản 1,5 đến 2 tháng.
Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về loại tép cảnh và cách nuôi tép thủy sinh sao cho chuẩn xác và giúp tép cảnh có thể phát triển tốt nhất.