NHỮNG LOẠI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – LawPlus
Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức cho Nhà nước với mức độ và thời hạn khác nhau.được pháp luật quy định, phục vụ cho mục đích chi tiêu.và là một phần quan trọng hình thành nên ngân sách của nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện kinh doanh buộc phải tuân thủ.để không gặp phải những chế tài không mong muốn xảy ra. Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng sẽ phải đóng những.loại thuế cơ bản gồm thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp,.thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, tùy vào lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải đóng thêm nhiều loại thuế khác theo quy định.
Với nhiều năm hoạt động và hiểu rõ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, LawPlus xin gửi đến Quý khách hàng một số quy định về.những loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp Việt Nam phải đóng theo quy định pháp luật hiện hành. thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam.
>>> CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN TRỌNG
1. Thuế môn bài (Lệ phí môn bài)
1.1. Thuế môn bài là gì?
Thuế môn bài (Lệ phí môn bài) hay còn được gọi là thuế thu nhập công ty, được hiểu là mức thuế.doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào tổng số vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh. Loại thuế này được nộp hàng năm bằng cách thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Mức thu thuế được phân theo bậc, dựa vào.số vốn đăng ký; doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh.kế trước tùy địa phương quy định. Hiện nay, pháp luật điều chỉnh thuế môn bài được quy.định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP Quy định về lệ phí môn bài và Nghị định 22/2020/NĐ-CP. thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam
1.2. Mức thuế môn bài
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định như sau:
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh lên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
2.1. Người nộp thuế và đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN 2008, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2.2. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Thuế TNDN 2008, Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của luật này.
Thuế TNDN =
Thu nhập tính thuế x
Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế: được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế: bằng doanh thu trừ đi các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
Nội Dung Chính
Về thuế suất:
Theo quy định hiện hành, mức thuế suất thuế TNDN được quy định tại
Cụ thể các quy định về thuế suất hiện nay như sau:
2.3. Điều kiện miễn giảm thuế TNDN
Miễn giảm thuế TNDN là việc Nhà nước miễn hoặc giảm thuế TNDN phải nộp cho các đối tượng nộp thuế (của doanh nghiệp) thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà Nhà nước khuyến khích phát triển. nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế, thu hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp được miễn thuế nếu có thu nhập thuộc 12 trường hợp quy định tại:
3. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn được gọi tắt là thuế VAT là mức thuế tính trên các giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh ở trong quá trình tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa dịch vụ đến người tiêu dùng. Có thể hiểu là chênh lệch giữa phần giá trị mua vào và bán ra.
3.1. Người nộp thuế và đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế GTGT, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). Như vậy, doanh nghiệp khi thực hiện việc kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế của thuế GTGT sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 3 Luật Thuế GTGT 2008 (được sửa đổi qua các năm 2013, 2014, 2016) bao gồm: hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
3.2. Cách tính thuế giá trị gia tăng
Hiện nay, pháp luật quy định có hai cách tính thuế GTGT cho doanh nghiệp bao gồm phương pháp khấu trừ và tính trực tiếp.
3.2.1. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó: thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam
- Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ được bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa và dịch vụ hay sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ sản xuất phải chịu thuế GTGT.
3.2.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp
Công thức tính thuế suất thuế GTGT trực tiếp:
– Trường hợp mua bán vàng bạc đá quý và chế tác vàng bạc đá quý).
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
– Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu lợi nhuận dưới 1 tỷ VNĐ hay không đăng ký tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu
Trước đây, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Từ ngày 28/01/2022, giảm thuế GTGT còn 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%. Do vậy, hiện nay 3 mức thuế được áp dụng đó là 0%; 5% và 8%. Việc định ra các mức thuế suất khác nhau cho từng đối tượng phù hợp còn có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, điều chỉnh thu nhập.
3.3. Các trường hợp được giảm thuế giá trị gia tăng
Hiện nay, chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% được áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
– Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
4. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản thuế mà người có thu nhập phải trích nộp phần tiền lương hoặc từ nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản giảm trừ. Mặc dù thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Như vậy, Doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ đối với việc khấu trừ tiền thuế TNCN của người lao động.
4.1. Điều kiện áp dụng thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, đồi tượng của thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Theo đó, việc xác định với tư cách cá nhân cư trú, cá nhân phải đáp ứng 01 trong các điều kiện sau:
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam
Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động.
Còn đối với cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng các điều kiện trên.
4.2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân
Nhìn chung, cả hai đối tượng cá nhận đều có cùng công thức tính thuế chính là:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
=
Thu nhập tính thuế
×
Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ;
- Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN
Tùy vào tính chất thu nhập, pháp luật sẽ quy định về từng loại thu nhập tính thuế và thuế suất khác nhau. Các mức thuế suất theo phát luật hiện nay được quy định như sau:
4.2.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần
Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật thuế thu nhập cá nhân, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
4.2.2. Biểu thuế toàn phần
Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
5. Những loại thuế khác theo quy định
Tùy theo lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm những nghĩa vụ thuế khác nhau. Bên cạnh bốn loại thuế cơ bản trên, doanh nghiệp còn có thể phải chịu thêm những loại thuế sau đây:
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
Loại thuế này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014.
Công thức tính thuế tiêu thu đặc biệt được xác định như sau:
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó, giá tính thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB được quy định chi tiết tại Luật thuế TTĐB 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế TTĐB 2014, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2016 và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014).
– Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế đánh vào các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Tùy theo loại mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty mà có các phương pháp tính thuế khác nhau. thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam
+ Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất %:
Thuế XK-NK phải nộp
=
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK-NK
x Giá tính thuế
x Thuế suất
Trong đó:
- Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xnk: số lượng đơn vị thực tế ghi trên tờ khai hải quan
- Giá tính thuế: xem tại Thông tư 39/2015/TT-BTC
- Thuế suất: xem tại Phụ lục đính kèm Thông tư 182/2015/TT-BTC
+ Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối:
Thuế XK-NK phải nộp
=
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK
x Mức thuế tuyệt đối
x Tỷ giá tính thuế
– Thuế bảo vệ môi trường
Đây là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Công thức tính thuế bảo vệ môi trường như sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp
=
Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế
x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa
Theo đó, mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa được quy định tại Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường.
– Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Thuế tài nguyên áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế, không phụ thuộc mục đích sử dụng.
Về công thức:
Thuế tài nguyên phải nộp
=
Sản lượng tài nguyên tính thuế
x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên
x Thuế suất thuế tài nguyên
6. Phương thức nộp thuế
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số những nơi nộp thuế dưới đây:
- Kho bạc nhà nước;
- Tại cơ quan quản lý thuế;
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng;
- Thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.
Thuế đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ xã hội. Việc nộp thuế đầy đủ giúp góp phần vào ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các.hoạt động vì lợi ích chung của xã hội. Nhưng trên thực tế, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng.thuận lợi, do đó, nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đôi lúc khiến cho doanh nghiệp phải gồng gánh.và không tuân thủ đúng quy định gây ra rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động.khi phải đối mặt với những mức phạt lớn.
Trên đây là các quy định về các loại thuế mà doanh nghiệp.cần phải tuân thủ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để tìm hiểu rõ hơn cũng như được giải đáp các thắc mắc trong quá.trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua đường dây.nóng +84 2862 779 399; +84 3939 30 522 hoặc qua email [email protected].