NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC – THÍCH NHUẬN THIỆN

A. DẪN NHẬP

Triết học phương tây là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững chắc, là bản nhạc giao hưởng du dương đầy màu sắc, âm hưởng tuyệt vời, là cầu nối những bến bờ triết học sau này. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc tới hai nền triết học lớn của thế giới nói chung và phương Tây nói riêng, đó là triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức. Nếu bản giao hưởng của triết học phương Tây có lúc trầm lúc bổng, có lúc lắng động, là những khoảng lặng đến tê lòng người thì khúc dạo đầu của bản giao hưởng ấy là nền triết học Hy Lạp cổ đại và cổ điển Đức, từ trầm hùng rồi bay bổng tạo ra những thanh âm tuyệt vời, đến khoảng lặng nghẹt thở của thời kỳ trung cổ, nó thăng hoa lên vào thời phục hưng, rồi huy hoàng tráng lệ thời cận đại và hiện đại. Có thể nói, triết học là tinh hoa của sự thông thái nơi những tâm hồn rộng mở. Nơi trời phương Tây, bình minh của sự ra đời của một nền văn minh, muộn hơn phương Đông nhưng cũng không kém phần rực rỡ đó chính là văn minh Hy Lạp, nền văn minh ấy tiêu biểu cho một sức sống mạnh mẽ của nhân loại, một mốc đánh dấu lịch sử loài người đã tiến vào thời đại văn minh, bước qua thời tiền sử. Triết học Hy Lạp cổ đại là một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại, làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Còn triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người, khắc phục triết học truyền thống phương Tây. Cả hai nền triết học cách nhau rất xa nhưng đều là những giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng phương Tây, cùng vào giai đoạn tiến sang trang sử mới của nhân loại. Để tìm hiểu về sự tương đồng và dị biệt giữa hai nền tư tưởng triết học, người viết chọn đề tài: “Những đặc điểm giống và khác nhau giữa triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức” làm bài nghiên cứu của mình. Mục đích nói lên những tư tưởng được xem là rực rỡ của văn minh phương Tây, đây là những giai đoạn quan trọng bừng dậy sau dấu lặng mà khoảng trắng quá dài.

B. NỘI DUNG

I. Điểm Tương Đồng Giữa Nền Triết Học Hy Lạp Cổ Đại Và Nền Triết Học Cổ Điển Đức

  1. Ảnh hưởng lớn tới triết học Tây Phương nói riêng và triết học thế giới nói chung

Tương đồng không có nghĩa là giống nhau hoàn toàn mà là cùng hoà vào một sắc thái tương tự nhau, gần giống nhau nhưng vẫn tạo nên dấu ấn của riêng mình. Khi mà triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức là hai thời kì cách xa nhau, như một mặt trời bừng sáng lúc bình minh và một mặt trời đỏ rạng rực rỡ buổi chiều tà, đều đem đến những nguồn năng lượng dồi dào, mới mẻ, có khi làm con người nóng bừng, có khi lại dịu dàng, ấm áp chính bởi nguồn ánh sáng tự nhiên và trong lành, thậm chí là diệu kì và thần bí.

1.a. Ảnh hưởng của triết học Hy Lạp cổ đại

Triết học Cổ đại là nền triết học của những người Hy Lạp và La Mã cổ đại xuất hiện từ thế kỷ VI tr. CN đến thế kỷ VI sau CN. Triết học Cổ đại đã có đóng góp cực kỳ to lớn cho sự phát triển nền văn minh thế giới, vai trò của nó là cực kỳ lớn. Chính từ đây dã sản sinh ra nền văn hoá và văn minh Âu châu, là nơi bắt nguồn của triết học phương Tây với hầu hết các trường phái của nó cũng như các tư tưởng, quan niệm, phạm trù và các vấn đề.

Ở mọi thời đại cho đến nay, khoa học, văn hoá và triết học châu Âu đều quay về với triết học Cổ đại như nguồn gốc và là cái nôi, là mẫu mực tư duy của mình. Arixtốt cho rằng khởi thuỷ của triết học bắt nguồn từ sự ngạc nhiên của con người trước thế giới và chính bản thân mình, còn khả năng ngạc nhiên lại là cái vốn có của bản chất con người. Triết học là tình yêu thuần tuý của con người đối với chân lý và sự thật, là “tri thức vì chính tri thức”. Đó là tri thức vì sự nhận thức tự do tinh thần. Cho nên nhà hoạt động chính trị và là nhà tư tưởng La Mã Xixêrôn nói rằng: “Không yêu triết học coi như hoàn toàn ngang với không yêu người mẹ đẻ ra mình. Triết học không chỉ tìm tòi chân lý, mà còn là cách sông vốn có đối với con người tự do”

1.b. Ảnh hưởng từ triết học cổ điển Đức

Từ “cổ điển” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “classicus”, nghĩa là thứ bậc đầu tiên”, “chuẩn mực”, “khuôn mẫu”… Thuật ngữ này biểu thị cách nhìn của các nhà văn hoá Phục hưng đối với di sản Hy Lạp, La Mã cổ đại, được xem như những giá trị mẫu mực, đáng tôn vinh và học tập; mặt khác đây còn được xem như một khuynh hướng trong văn học nghệ thuật châu Âu, bắt đầu tại Pháp, vào các thế kỉ XVII-XIX, chủ trương xác lập quy tắc về văn pháp và thứ bậc “cao” hay “thấp” của thể loại theo hình mẫu cổ đại; ngoài ra tính “cổ điển” còn để nhấn mạnh mặt tích cực, “mẫu mực” của một trào lưu, tư tưởng nào đó. Những tư tưởng không còn trong sáng, không còn là tinh hoa thì sẽ bị loại bỏ khỏi nền triết học cổ điển Đức. Về phương diện thế giới quan, triết học cổ điển Đức là sự hệ thống lại truyền thống cổ điển phương Tây nói chung trên các mặt triết học, không phải tìm về một đất nước Đức cũ kỹ xa xôi nào đó. Đại diện làm công việc hệ thống các khái niệm, các chủ đề nghiên cứu cách thức tiếp cận quan điểm siêu hình học về thế giới và về xã hội,…  Triết học tư sản cổ điển, một mặt là triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết học tư sản cổ điển nói riêng là các cuộc cách mạng xã hội để đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền khôn g còn cần thiết, tính chất của triết học cung thay đổi theo tính biện hộ, tính biện hộ thay thế tính cách mạng. Truyền thống cổ điển Đức được thay bằng phi cổ điển, tức là rà soát lại những vấn đề của quá khứ, những tích cực tiến bộ trong thời kì các cuộc cách mạng tư sản sơ kì được biết đến với tên gọi thời đại ánh sáng – thời đại Khai sáng quay trở lại từng giai đoạn, từng thời kì. Triết học cổ điển Đức là giai đoạn đỉnh cao của triết học phương Tây, rà soát, tổng hợp lại những tinh hoa của nền triết học trước, biểu trưng là nền triết học La mã cổ đại. Hy Lạp được xem là cái nôi của triết học phương Tây. Triết học cổ điển Đức không chỉ là niềm tự hào cho đất nước Đức mà cho cả châu Âu và cho triết học phương Tây cũng như thế giới về sự tư duy trong nền triết học lỗi lạc của họ. Triết học phương Tây hôm nay đã thoát ly những truyền thống trong chi tiết, song xét những nét chung, việc đánh giá cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của nền triết học này vẫn phải dựa trên các cấp độ và tính chất truyền thống để lại, dù ngưỡng mộ nhưng vẫn thoát ly nếu không phù hợp. Xây dựng nên nhiều cuộc cách mạng tư tưởng chứ không mang tính bảo thủ, vẫn dựa vào những tư tưởng truyền thống căn bản.

  1. Hoàn cảnh chính trị – xã hội ra đời hai nền triết học

Hai thời đại với những biến cố lịch sử khác nhau, bản chất xã hội – chính trị lại vô tình tương đồng về sự mâu thuẫn giai cấp, phân chia giai cấp, tinh thần tiếp cận với sự biến đổi thực tại để thoả mãn từ chủ quan đến khách quan nhu cầu xã hội, nhu cầu tìm đến chân giá trị con người, cũng là tinh thần thời đại mà hai nền triết học hướng tới. Mặt khác, sự đối lập về điều kiện kinh tế lại là tiền đề để quy về động lực xây dựng nền triết học của Hy Lạp cổ đại và Đức.

2.a. Sự ra đời nền triết học Hy Lạp cổ đại

Thời đại của thần thoại (còn gọi là thời đại của Homère từ thế kỷ XII đến thế kỷ X tr. CN) được tiếp nối bởi thời kỳ tan rã chế độ cộng sản nguyên thuỷ đưa đến hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ (thế kỷ X-VIII tr. CN). Sự xuất hiện công cụ bằng sắt trước đó đã làm tăng năng suất lao động, đưa đến sự xuất hiện óc tư hữu, sự ra đời giai cấp (chủ nô và nô lệ) và sự phân công lao động xã hội (lao động trí óc và lao động chân tay) đã tạo ra một tầng lớp trí thức chuyên việc suy nghĩ tìm hiểu những vấn đề sâu sắc, căn bản của vũ trụ và con người bằng lý trí chứ không phải bằng lòng tin thần thánh. Cái nôi của triết học là thành phố cảng Miletus, nằm đối diện với Athens qua biển Aegea, thuộc vùng bờ biển phía tây Tiểu Á. Trước thời các triết gia Miletus từng là một giao lộ của nền thương mại đường biển cũng như nơi hội ngộ của các tư tưởng thế giới đại đồng. Sự giàu có của thành phố tạo điều kiện cho người ta có một nếp sống an nhàn nhờ đó mà hoạt động nghệ thuật và triết học mới có thể phát triển, đầu óc cởi mở và ham thích tìm tòi của người dân tạo một bầu không khí thích hợp cho sinh hoạt trí tuệ mà sau này sẽ trở thành triết học.

Mặt khác, sự hưng thịnh của kinh tế kích thích quá trình vượt biển tìm đất mới, dẫn đến những cuộc di thực ồ ạt, xâm chiếm các khu vực láng giềng, bắt người làm nô lệ. Như vậy, sự hình thành triết học Hy Lạp cổ đại còn bắt nguồn từ óc ngạc nhiên, óc hoài nghi và sự tin tưởng ở lý trí có sức mạnh tự do phê phán và sức sáng tạo kỳ diệu.

2.b. Điều kiện cho nền triết học cổ điển Đức ra đời

Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nền kinh tế nước Đức đã thiết lập được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng hãy còn nhỏ yếu so với một số nước Tây Âu khác như Anh, Pháp, Hà Lan. Chế độ quân chủ Phổ là lực lượng áp bức khắc nghiệt. tình trạng cát cứ vẫn còn phổ biến ngăn cản sự phát triển của thị trường tự do tư bản chủ nghĩa

Giai cấp tư sản nhỏ bé về số lượng, yếu hèn về chính trị, muốn làm cách mạng nhưng không đủ sức mạnh. Còn quần chúng nhân dân bị áp bức nặng nề nhưng không có lực lượng lãnh đạo.

Khoa học ở nhiều nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành tựu vượt bậc so với thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Nhiều thành tựu của khoa học tự nhiên tạo tiền đề cho sự xem xét thế giới một cách biện chứng.

Chính những điều kiện như thế đã tạo cho triết học cổ điển Đức một nét đặc thù hiếm thấy. Các triết gia Đức bị thôi thúc bởi khát vọng chiến thắng của lý trí, bởi nhu cầu “cải tổ tư duy” không thể trì hoãn trong một nước Đức lạc hậu giữa châu Âu phát triển bùng nổ

  1. Đều luận bàn về vấn đề con người

Trên phương diện nhân bản, tuy hai nền triết học có những dị biệt căn bản, nhưng tư tưởng loài người đã đưa đến mẫu số chung, cho chúng ta được nhận thức rõ về giá trị con người và ngày nay mới để cho triết học chiếm độc quyền “trở về”.

3.a. Vấn đề con người trong tư tưởng của Hy Lạp

Vào buổi bình minh của tư tưởng và văn minh, con người suy tư về những gì mình cảm nhận bên ngoài và những cảm xúc của riêng mình. Mặt khác, hình như con người khám phá ra rằng thiên nhiên có những sức mạnh huyền bí và thường có tính thù nghịch, từ đó con người phải có một lối cư xử, sự thận trọng, tính khéo léo, thậm chí cả những mưu chước để làm những phương tiện đưa đến thành công giữa những hiểm nguy. Con người Hy Lạp đã sản sinh những chuyện thần thoại diễn tả cái tư tưởng còn ngây thơ, nhưng cảm nhận được cái đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của con người và những tiêu chuẩn đạo đức mà con người cần hướng đến.

Như với Héraclite, con người là một toàn thể và toàn thể này lại là phần mảnh của đại đoàn thể. Dẫn con người vào giữa lòng của vũ trụ, nhưng muốn làm thế, con người lại phải hiểu được chính mình. Mình là con người ở một vị trí đặc biệt trong vũ trụ, tạo hoá của con người lại là tạo vật cao siêu hơn vạn vật. Nhưng chính sức mạnh của sự vật cao cả và thống trị trên muôn vật ấy lại chỉ là một sức mạnh có cùng và giới hạn cho con người, như người ta thường lý luận, vì không những con người không thể thống trị được mọi sự và sức mạnh của con người còn có thể bị tiêu hao vì sự bao la của vũ trụ mà còn vì con người cảm thấy bị lệ thuộc thần thánh, những đấng thiêng liêng vô hình. Trong viễn tưởng Nhân sinh học của siêu hình học xưa, con người được quan niệm là một kẻ thống trị vạn vật, nhưng đồng thời lại là một đầy tớ của thần thánh. Lại nữa, hình ảnh con người qua Héraclite bị xơ cứng, bị lệ thuộc với lý tính, với lửa, với thần linh và với thời gian,… và nó cũng được trôi đi do những triền lưu của dòng nghiệp dĩ vô biên.

Hay nhà Socrate – nhà triết học kinh điển cổ Hy Lạp, ông chuyên nghiên cứu thuần tuý về con người, ông khởi công kêu gọi các triết gia phải bỏ sự vật để tìm hiểu về con người, phải lấy con người làm trung tâm suy hiện: “Người ơi, người tự biết chính mình đi đã”.

Platon – nhà tư tưởng kiệt xuất thời cổ đại Hy Lạp, được coi là người mở đầu siêu hình học phương Tây. Ông xây dựng con người lí tưởng là con người biết dùng lí trí làm cơ quan tối cao để chỉ đạo cho các hành vi đạo đức của mình và để theo đuổi sự hiểu biết vượt qua nững gia đoạn từ tưởng tượng (pistis), suy nghĩ (dianoia) đến hiểu biết (episteme) và cuối cùng đến tri thức (Noesis) nghĩa là hiểu được rằng thế giới thực là thế giới ý niệm, còn cõi trần mà chúng ta đang sống chỉ là những bóng dáng phù du tạm bợ.

3.b. Giá trị nhân bản trong triết học cổ điển Đức

Tính nhân đạo trong triết học của Kant –  nhà triết học đặt nền móng cho triết học cổ điển Đức đã đưa ra triết lý về đạo đức như sau: “Con người là một nhân cách đạo đức mà trong đó lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lý, chuẩn mực cho mọi hành vi đạo đức của con người”. Kant xem khát vọng cảm tính chỉ hướng đến cảm thụ cá nhân, ích kỷ, phi đạo đức. Vì vậy, để tránh điều này thì con người phải tuân thủ những nguyên lý của lý tính thuần tuý biết kìm chế khát vọng cảm tính của mình. Kant thể hiện lý tưởng cao đẹp nhất mà cả nhân loại hướng đến, đó là sự tự do, được hiểu như sau:

  • Là khả năng tiên nghiệm của gáic tính hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi các quy luật của tự nhiên (trong hiện tượng luận)
  • Là tính tất yếu đã được nhận thức (trong hiện tượng luận)
  • Là “vật tự nó” – lý tưởng đạo đức cao cả nhất của nhân loại, mục đích cuối cùng của con người

Tuy vậy, triết lý nhân đạo của Kant cũng không ít không tưởng và phi lịch sử, nhưng thể hiện rõ khát vọng giải phóng con người của giai cấp tư sản Đức.

Xuất phát từ triết học tiên nghiệm của Kant, Fichte muốn xây dựng triết học thành một khoa học luận hay khoa học về khoa học để nó thực hiện sứ mạng vĩ đại là mang lại cho con người về cái nhìn mới về chính bản thân mình và cuối cùng là trở thành con người theo đúng nghĩa của nó.

Hay Feuerbach từng phê phán Hegel coi con người như một cái gì đó trừu tượng thần bí siêu nhiên sáng tạo ra hiện thực. Con người, đối với Feuerbach, là con người có lý trí, ý chí, tình cảm, có khối óc và trái tim, đang sống để nhận thức, để đa mê, để ham muốn, để khát vọng, đê hành động…

  1.  Đều lấy phép biện chứng làm phương pháp nền tảng cho cơ sở triết học.

4.a. Các trường phái của triết học Hy Lạp cổ đại đều áp dụng phép biện chứng.

Sự ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại gắn với hữu cơ khoa học tự nhiên, hầu hết các nhà triết học duy vật đều là các nhà khoa học tự nhiên; sự ra đời rất sớm chủ nghĩa duy vật mộc mạc, thô sơ và phép biện chứng tự phát; cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm biểu hiện qua cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học Démocrite và đường lối triết học của Platon, đại diện cho hai tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc, về mặt nhận thức, triết học Hy Lạp cổ đại đã theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy giác.

1-Trường phái Milet: Trường phái này bao gồm 3 nhà triết học – khoa học sinh ra tại thành phố Milet – một đô thị thương mại giao dịch lớn ven biển vùng cận Đông là Thalès, Anaximandre và Anaximène đã xây dựng nên quan điểm duy vật trực quan cảm tính và biện chứng sơ khai thời cổ đại để giải quyết vấn đề căn nguyên của thế giới.

Thalès (624-546): Là nhà triết học, toán học, thiên văn học vĩ đại. Theo Thalès phải quan sát giới tự nhiên để lý giải nó. Thalès cho rằg nước là căn nguyên ban đầu cấu tạo nên vũ trụ.

Anaximandre (610-545) Mầm móng tư tưởng biện chứng thể hiện ở tư tưởng chuyển hoá giữa các mặt đối lập mày đã giúp Anaximandre giải quyết tốt mối quan hệ giữa cái toàn bộ và cái bộ phận.

Anaximène (585-525) Với quan điểm “địa tâm”, Anaximène cho rằng trái đất là tâm của vũ trụ; do quay tròn mà nó bắn ra mặt trăng, mặt trời. Mầm móng tư tưởng biện chứng thể hiện ở tư tưởng khí tụ – khí tán: khí tụ tạo thành không khí, nước, nước đá, đất, đá; khí tán tạo thành lửa.

2-Trường phái Pythagore: Ông cho rằng cái căn bản của vũ trụ không phải là nước, apeiron hay khí mà là xuất hồn hoà mình vào vũ trụ bằng những nghi thức huyền bí. Triết học là con đường để giải thoát. Đối với Pythagore, căn nguyên hay bản chất của vạn vật là con số. Cái gì tồn tại đo được, cái gì đo được thì tồn tại.

3-Trường phái Héraclite: Bản thể luận biện chứng: căn nguyên của thế giới là lửa. Thế giới là một chỉnh thể bao gồm những sự vật không do thần thánh tạo ra mà nó đã, đang và sẽ là ngọn lửa sống vĩnh hằng bùng cháy hay chợt tắt đi theo quy luật của chính mình. Mọi vật đều nằm trong sự liên hệ và biến đổi; mọi vật đều có mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập là động lực của sự phát triển – chuyển hoá. “Vạn vật đều biến dịch. Không ai có thể tắm hai lẩn trên cùng một dòng sông.”

4.b. Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức

Phép biện chứng Đức là sự thể hiện sinh động tinh thần của thời đại, sự thay thế tất yếu phương pháp tư duy của Siêu hình học cũ bằng phương pháp tư duy về thế giới như một quá trình, vượt qua cách xác định sự vật theo kiểu trắng – đen, đúng – sai một cách máy móc, không phản ánh bản chất thực sự của sự vật. Thời đại tư bản là thời đại biện chứng nhất từ trước cho đến lúc đó. Nhờ các chất liệu tư tưởng vô giá do những người đi trước để lại, các triết gia Đức bị thôi thúc bởi khát vọng chiến thắng, không thể trì hoãn trong một nước Đức lạc hậu giữa châu Âu phát triển bùng nổ, cũng có nghĩa là phế bỏ những cách tiếp cận không còn phù hợp với các biến đổi của thực tiễn. Phép biện chứng của triết học duy tâm Đức có thêm nguồn tiếp sức quan trọng là khoa học tự nhiên.

Hegel trong “Hiện tượng luận tinh thần” đã trình bày mối quan hệ ông chủ – nô lệ như điểm nút của phần tự ý thức, qua đó ngụ ý về cuộc đấu tranh của con người vì phẩm giá, vì tự do. Tư tưởng chủ đạo trong phần duy tâm điển hình này là: chỉ trong hoạt động lao động, hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất, con người mới ý thức đầy đủ về phẩm giá của mình và sẵn sàng đấu tranh vì nó.

Kant với “biện chứng tiên nghiệm” – quan niệm về lý tính. Nếu giác tính thỏa mãn ở việc nhận thức trong khuôn khổ hiện tượng luận, thừa nhận “vật tự nó” bất khả tri; thì lý tính là khả năng cao nhất của tư duy có được ý niệm, lại luôn khát vọng nhận thức mọi cái một cách trọn vẹn, tuyệt đối, kể cả “vật tự nó”.

II. Chủ nghĩa đối lập của triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức

  1. Những tư tưởng mâu thuẫn trong triết học Hy Lạp cổ đại

Do những nét đặc thù về nền kinh tế chính trị xã hội, triết học Hy Lạp ra đời mang trong mình sự phân chia phe phái, sự đối lập của chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy tâm, Siêu hình vô thần và Hữu thần  là nét nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của nền triết học này. Và có thể nói sự đấu tranh điển hình xuyên suốt lịch sử thời này đó là cuộc chiến mạnh mẽ của hai nền triết học chủ nghĩa Duy vật của Đemoric và Duy Tâm của Platon.

Đemoric (460 -370 TCN) là “một trong đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật trong triết học Hy Lạp cổ đại”, người mà như V.I.Lênin đã nói, làm nên “đường lối Đêmôcrít” trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại.

Platon (428 -348 TCN) đại diện cho trường phái Duy Tâm. Triết học của Ông là một hệ thống triết học duy tâm khách quan lớn và đầu tiên trong lịch sử triết học đã đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và triệt để. Ông là người đầu tiên xây dựng chủ nghĩa Duy Tâm khách quan đối lập với thế giới quan Duy Vật. Ông cũng là người đã tiến hành đấu tranh gay gắt công khai chống lại chủ nghĩa Duy Vật, nhất là chống lại hai đại biểu lớn của Duy Vật bấy giờ là Hêracrit và Đêmôcrít.

  • Vấn đề khởi nguyên thế giới:

Theo Đêmôcrít quan niệm rằng vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể

đầu tiên là nguyên tử và chân không.  Hai thực thể này là căn nguyên của các sự vật hiện tượng. Đêmôcrít đã đi đến khẳng định rằng, chỉ có nhận thức chân lý mới giúp con người có được những tri thức chân thực về nguyên tử và chân không. Như vậy quan niệm về bản nguyên thế giới chỉ mang tính hình tượng nhưng chưa thoát khỏi trực quan cảm tính, biểu hiện là ông coi các nguyên tử có hình dạng nhất định.

Trong quan niệm về thế giới, Platon theo lập trường duy tâm khách quan, coi mọi sự vật chỉ là hiện thân của ý niệm, là cái bóng của ý niệm. Vật chất không tồn tại với ý nghĩa là nó không tồn tại chân thực chứ không phải là không có. Sự vật cảm tính chỉ có thể có ý niệm tồn tại và vật chất không tồn tại, nó nằm giữa tồn tại và không tồn tại.

  • Vấn đề vận động:

Đêmôcrít cho rằng vận động là vô tận vĩnh cửu, có vô số thế giới phát sinh, phát triển và tiêu diệt. Còn Platon thì ngược lại ông cho rằng vận động này không tồn tại thực, tất cả chỉ là sự phức hợp của ý niệm do ý niệm quy định do thượng đế quyết định và không tồn tại.

  • Vấn đề về linh hồn:

Democrite theo lập trường duy vật phủ nhận các quan niệm duy tâm thừa nhận sự bất hủ của linh hồn. Ông coi cái chết là sự là sự phân tán của các nguyên tử cấu tạo nên thể xác và các nguyên tử cấu tạo nên linh hồn chứ không phải linh hồn lìa khỏi thể xác. Tuy quan niệm của Ông về linh hồn còn mang tính mộc mạc, song đã giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại quan niệm duy tâm, tôn giáo về tính bất tử của linh hồn.

Còn Platon cho rằng  trong con người có hai phần là phần thể xác và phần linh hồn. Ông là người đầu tiên tách rời tinh thần và thể xác. Phần linh hồn được xem như là một thực thể độc lập, không phụ thuộc vào thể xác, hơn thế nữa nó còn chi phối thể xác. Linh hồn làm cho thể xác hoạt động, limh hồn điều khiển thể xác. Linh hồn tồn tại độc lập với thể xác con người, linh hồn bất tử, ý niệm tồn tại bất biến và vĩnh hằng, linh hồn thuộc thế giới ý niệm nên linh hồn bất tử.

Quan niệm về linh hồn bất tử của Platon rất duy tâm, thần bí hoàn toàn đối lập với quan niệm của Heraclite và Democrite về linh hồn.

  • Về quan điểm chính trị xã hội:

Đêmôcrít thể hiện lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô, đấu tranh bảo vệ nền dân chủ Aten. Theo ông “cần phải tự thích cái nghèo trong một nhà nước dân chủ hơn so với cái gọi là cuộc sống hạnh phúc trong chế độ chuyên chế, tựa như tự do tốt hơn so với nô lệ”. Nền tảng của chế độ nô lệ, dưới con mắt của nhà nguyên tử luận nổi tiếng đó là nhà nước. Chính nhà nước đóng vai trò duy trì trật tự và điều hành hoạt động của xã hội, cho nên cần phải trừng phạt nghiêm khắc những kẻ nào vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức.

Còn theo Platon con người chỉ có thể hoàn thiện nhân cách trong một nhà nước được tổ chức hợp lí, mục đích của triết học là xây dựng một nhà nước hoàn toàn lí tưởng và hoàn thiện. Vì vậy đạo đức học của Platon mang nặng tính xã hội. Về sự công bằng xã hội, Platon cho rằng công bằng của cá nhân phải gắn với công bằng của xã hội. Theo ông công bằng cá nhân là sự phát triển cân bằng những phẩm chất đạo đức.

Triết học Hy Lạp cổ đại từ khi ra đời đã bùng nổ cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy Vật và chủ Nghĩa Duy Tâm diễn ra đầy quyết liệt. Có thể thấy ngay từ thời cổ đại nhận thức của con người tuy còn nhiều hạn chế, song giữa chủ nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm đã hình thành nên cuộc đấu tranh gay gắt không thế điều hòa được về mọi mặt trong xã hội.

  1.  Những tư tưởng mâu thuẫn trong triết học cổ điển Đức.

Các nhà triết học tuy tiếp thu, học hỏi rất nhiều từ những cuộc cách mạng Khai sáng trước đó,  nhưng vẫn mâu thuẫn về tư tưởng, tính cách mạng và khoa học vẫn có sự chống trái nhau.

  • Tư tưởng về nguồn gốc thế giới

Tư tưởng về nguồn gốc thế giới trong triết học cổ điển Đức đầy mâu thuẫn thể hiện ở tính duy tâm, duy vật và nhị nguyên của các nhà triết học tiêu biểu.

Trong triết học nhị nguyên của Cantơ  thì thế giới được tạo nên từ “vật tự nó” tồn tại khách quan và tác động lên các giác quan con người, nhưng các sự vật mà con người nhận thấy được chỉ là các hiện tượng phù hợp với các cảm giác và tri giác do lý tính con người tạo ra, không liên quan tới “vật tự nó”.

Còn đối với Hêghen trong triết học duy tâm khách quan  thì ý niệm tuyệt đối là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Theo Phoiơbắc thì trong triết học duy vật nhân bản: “Thế giới là thế giới vật chất, tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ học thuyết triết học nào, do vậy cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm trong giới tự nhiên”.

  • Tư tưởng biện chứng

Là người sáng lập phép biện chứng cổ điển Đức, những quan điểm biện chứng của Cantơ thể hiện rõ nét ngay từ thời kỳ tiền phê phán theo đó phát triển không những chỉ là trạng thái tự nhiên, mà còn là nguyên lý quan trọng để nhận thức tự nhiên và nguyên lý này phải được vận dụng trong mọi khoa học chuyên ngành.

Trái lại, phép biện chứng duy tâm của Hêghen thể hiện trong quan điểm của ông về mâu thuẫn; về quy luật lượng – chất; về các phạm trù riêng – chung, bản chất – hiện tượng, nguyên nhân – kết quả v.v. Hêghen coi phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là tha hoá và khẳng định tha hoá diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần.

Phép biện chứng Duy Tâm Đức, một phương pháp tư duy mà sau này, khi đã được C.Mác và Ph.Ăngghen cải tạo, thì nó trở thành “linh hồn của chủ nghĩa Mác”.

  • Tư tưởng về con người

Trong triết học cổ điển Đức, con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của quá trình hoạt động của mình và có bản chất xã hội.

Tư tưởng về con người trong triết học Cantơ bắt đầu tư tưởng về sự thống nhất của loài người. Bản chất hoạt động của con người được thể hiện trong triết học thực tiễn, theo đó con người trong triết học thực tiễn chính là con người đã được bàn tới trong triết học lý luận, bây giờ được nghiên cứu trong trong hoạt động thực tiễn.

Hêghen lại coi thế giới vật chất là con người vô cơ. Con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình; tư duy, trí tuệ con người được hình thành và phát triển khi con người nhận thức và cải biến thế giới đối lập với mình thành thế giới của mình; hoạt động càng phát triển thì ý thức càng mang bản chất xã hội.

Còn Phoiơbắc coi con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên và nhận thức con người là nền tảng để nhận thức thế giới và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Con người là sự thống nhất giữa vật chất và tinh thần; con người sáng tạo ra Thượng Đế.

Qua việc phân tích, trình bày ở trên ta thấy vấn đề mâu thuẫn đã nằm ngay trong chính tự thân của mỗi nền triết học rồi. Ở Hy Lạp cổ đại thì hai trường phái đại biểu là học thuyết Chủ Nghĩa Duy vật của Đêmoric và Duy Tâm của Platon chống trái nhau. Từ vấn đề khởi nguyên thế giới, về vận động, về linh hồn, về nhận thức cho đến quan điểm chính trị xã hội đều có quan điểm riêng biệt. Bên cổ điển Đức thì có Cantơ, Hêghen và Phoiơbắc đều có tư tưởng chống trái về các phạm trù như nguồn gốc thế giới, phép biện chứng, vai trò của con người cho đến tư tưởng đạo đức.

Từ những luận cứ đó ta có thể suy lường được khả năng khác biệt sẽ là rất cao nếu so sánh tư tưởng của hai nền triết học này với nhau. Bên cạnh những điểm tương đồng đã nêu ở phần trước, thì sau đây ta cùng tìm điểm khác biệt của hai nền triết học đặc biệt này.

  1. Chủ nghĩa đối lập của triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức

          3.a Chủ nghĩa duy vật trong triết học Hy Lạp cổ đại

Tư duy triết học đã đến với loài người khi con người bắt đầu tìm cách giải thích thiên nhiên và nguồn gốc của vũ trụ bằng lý luận và quan sát thay vì bằng thơ ca và thần thoại. Đó là lúc loài người đã đi bước đầu tiên trong sự phát triển tư duy triết học. Triết học Hy lạp cổ đại cũng thế là triết học thần thoại thể hiện tính thời đại nguyên thủy cổ xưa, còn thô sơ, ngây thơ, chất phát. Do đó đối với những tư tưởng sơ khai về thế giới thì chủ nghĩa duy vật của Hy lạp xứng đáng được tán dương, ca ngợi.

     Trường phái Heraclite: do nhà triết học duy vật biện chứng, nhà ẩn dật Heraclite (544-484) sinh tại Ephèse sáng lập. Bất cứ sự vật nào cũng có thể biến thành lửa và lửa cũng có thể biến thành bất cứ vật gì. Vạn vật vừa là nó nhưng lại không phải là nó; vì vạn vật đang nằm trong sự thay đổi, cái này chuyển thành cái kia theo hai hướng: biện chứng đi lên (dư thừa lửa), đất-nước-khí-lửa, và biện chứng đi xuống (thiếu hụt lửa) -lửa-khí-nước-đất.

Nhận thức luận khẳng định khả năng nhận thức của linh hồn đối với thế giới, ông cho rằng linh hồn cũng là một dạng của lửa cho nên cả cảm giác trực quan, lẫn tư duy trừu tượng đều rất quan trọng trong quá trình nhận thức. Nhận thức là khám phá ra cái logos của vũ trụ (logos được hiểu là cái lý tính, trật tự, quy luật v.v.. của vũ trụ, đồng thời logos cũng được coi là cái chân lý, ý nghĩa, lời nói,…)

     Trường phái thời kỳ Socrate

     Empedocle (492-432) sinh ra tại Agrigent – là nhà chính trị, nhà thơ, nhà hùng biện, nhà bác học, bác sĩ, nhà triết học cũng với tư tưởng duy vật. Về bản thể luận, ông cho rằng có tới 4 căn nguyên vật chất của thế giới là đất-nước-lửa và khí. Sự hình thành và biến đổi của sự vật là do sự hợp và phân của 4 yếu tố này nhờ vào sự tác động của 2 lực bên ngoài là lực “Tình Yêu” và lực “Hận Thù”. Thế giới hình thành qua 4 giai đoạn:

 

  • Tình yêu ngự trị ở trung tâm kết hợp các chất làm một; chưa có phân tán, đa tạp; hận thù bị đẩy xa.
  • Hận thù dần dần thâm nhập thế giới dẫn tới phần phân tán, một phần kết hợp.
  • Hận thù chiếm lĩnh trung tâm, tình yêu bị đẩy ra xa thế giới phân tán thành 4 yếu tố.
  • Tình yêu dần dần xâm nhập, hận thù bị đẩy xa các yếu tố bị phân tán giờ kết hợp lại. Quá trình cứ thế tiếp diễn mãi…

Sự hình thành sinh vật cũng trải qua 4 giai đoạn:

  • Hình thành các sinh vật đơn giản nhất sống dưới nước.
  • Xuất hiện các cơ quan, tổ chức phức tạp.
  • Sự hình thành các bộ phận phức tạp hơn nhưng rời rạc (đầu không cổ, mình không có cánh, mắt không trên đầu…)
  • Các bộ phận kết hợp lại tạo thành thực vật, động vật, con người hài hoà và nhân giống. Empedocle cho rằng linh hồn có tính thần thánh, do phạm tội nên bị đoạ vào thân xác xuống trần gian đầu thai, chịu kiếp luân hồi mấy chục ngàn năm. Sau đó nhờ sám hối nên được trở lại nơi thần thánh trên trời.

Về nhận thức luận: Ông cho rằng nhận thức đúng đắn phải kết hợp cả giác quan cảm tính với lý trí trừu tượng.

Anaxagore (500-428) – người Ba Tư, sinh tại Clazomena, ông cũng hướng về tính biện chứng duy vật. Về bản thể luận, ông cho rằng căn nguyên của vạn vật là Homeomerie (mầm giống của vạn vật). Sự kết hợp và phân tán hay sinh sôi nảy nở của các Homeomerie tạo ra các vật thể dưới sự chi phối của Nous (trí tuệ vũ trụ thuần khiết…). Các mầm giống (Homeomerie) được phân chia đến vô tận. Nhờ Nous mà các hạt giống đó trở nên năng động sinh sôi nảy nở tạo nên vạn vật: “Cái gì sinh ra cái náy” và “Mỗi cái chứa mọi cái”.

      Démocrite (460-370): Sinh tại Abdère, tiếp tục phát triền bản thể luận – nguyên tử luận của Leucippe. Nguyên tử là vật chất cực nhỏ, không chia cắt, tồn tại vinh viễn, không màu sắc, không mùi vị. Sự vật khác nhau do trật tu kết hợp khác nhau của các nguyên tử. Vật chất (nguyên từ) và chân không đều tồn tại. Vận động của nguyên tử là tự thân.

Về nhận thức luận : Démocrite cho rằng có 2 loại nhận thức : nhận thức mờ tối dựa trên cảm giác, chỉ mang lại những hình tượng mơ hồ không lĩnh hội được bản chất thế giới (nguyên tử, chân không). Nhận thức chân lý dựa trên lý trí, mang lại những ý tưởng đúng đắn cho phép lĩnh hội được bản chất của thế giới. Tuy nhiên, muốn nhận thức dúng đắn phải biết kết hợp 2 loại nhận thức trên.

Về logich- phương pháp luận: Ông là người khai sinh ra logich quy nạp. Về triết lý con người, xã hội : Ông cho rằng con người là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên. Linh hồn con người cũng khả tử, do các nguyên tử tinh tế, linh hoạt tạo thành. Thần linh là sự nhân hóa, hiện tượng tự nhiên và là thuộc tính của con người. Tôn giáo do sự sợ hãi, ngu dốt của con người mà có. Con người lúc đầu sống theo bày đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói ; do nhu cầu ăn, ở mà có nhà cửa, quần áo, chăn nuôi săn bắn… Vậy nhu cầu là động lực phát triển xã hội.

Về tư tưởng đạo đức Démocrite cho rằng sống đạo đức là làm điều thiện; điều thiện là khoái lạc; khoái lạc cao cả không ở trong hưởng thụ vật chất mà là trong cái tinh thần, trong sự khôn ngoan, điều tiết dục vọng, còn điều ác là đau khổ.

3.b. Chủ nghĩa duy tâm trong triết học cổ điển Đức

Chủ nghĩa duy tâm là nét riêng của triết học cổ điển Đức. Các nhà triết gia không còn tranh luận về phương pháp mà chú trọng về vai trò của triết học trong đời sống xã hội, triết học của một triết thuyết giúp con người tìm ra chân lí chứ không phải để xảy đến những cuộc tranh cãi vô bổ. Nhà duy tâm thông minh luôn đáng trân trọng hơn một nhà duy vật duy vật thô thiển. Kant, Hegel đã tạo ra những bước đột phá trong phương pháp triết học ở giai đoạn này, khắc phục tính phiến diện về hai khuynh hướng giữa duy lý lẫn duy nghiệm, bổ túc để hoàn  thiện chứ không thiên lệch rằng phương pháp nào tối ưu hơn.

Kant chủ trương thống nhất các giai đoạn của nhận thức, vạch ra mối liên hệ biện chứng, ông cho rằng trực quan mà thiếu tư duy thì mù quáng, tư duy mà thiếu trực quan thì trống rỗng, vô bổ. Đồng thời Kant xem hình thức chiêm nghiệm, năng lực tự thiết kế của trí tuệ như điều kiện tiên quyết của tri thức phổ biến và tất yếu, tức là xem vấn đề tư duy, tư nghiệm, sự cần thiết bổ sung lẫn nhau. Đây là những quan điểm rất tiến bộ trong nền triết học cổ điển Đức.

Kant kết hợp chủ nghĩa duy lí và chủ nghĩa kinh nghiệm một cách nhuần Nhuyễn, tuyệt vời. Trước đây người ta chỉ có khuynh hướng tôn sùng chủ nghĩa duy lí và có những triết gia chỉ tôn thờ chủ nghĩa kinh nghiệm nên Kant được xứng đáng khi đánh giá là nhà triết học phê phán với những tác phẩm nổi tiếng như là phê phán và là khuôn mặt kiệt xuất nhất sau thời của các nhà triết học cổ đại. Về lí trí thuần tuý thì đề cập đến nhận thức, phê phán lí trí thực tiễn thì đề cập đến mặt sinh hoạt xã hội và phê phán năng lực phán đoán thì đề cập đến vấn đề thẩm mỹ, nghệ thuật cũng như là hoà hợp thế giới. Kant luôn cố gắng giải đáp những câu hỏi để quy về vấn đề con người, và đây chính là những điểm để Kant gặp triết học Phật giáo, ví dụ như tôi có thể nhận thức được gì, tôi cần làm j, tôi có thể hy vọng điều gì. 3 điểm này rất tích cực để quy những quan điểm triết học của Kant về con người trùng với quan điểm về trí tuệ trong đạo Phật nói riêng cũng như triết học phương Đông nói chung về ca các vấn đề bản thể, bản nguyên vũ trụ, về các lý luận triết học dựa trên cơ sở duy lý, thực nghiệm,… nhưng bắt đầu từ Kant đã phá vỡ những tư tưởng rằng bạn vật do Thượng đế tạo ra. Ông không chấp nhận những tri thức về Thượng đế, những linh hồn bất tử không tồn tại, khoing thể cảm nhận bằng giác quan về niềm tin Thượng đế. Ông phê phán những Tư tưởng thuần tuý trước đây, chỉ đề cập đến vấn đề thiên nhiên và con người. Câu nói nổi tiếng của Kant: bầu trời đầy sao và hạnh phúc trong tôi. 3 câu hiểu tương đồng với tuệ quán của Phật: quá khứ, hiện tại, vị lai. Điểm tích cực nhân văn trong Tư tưởng Kant chính là luôn biết nhận thức về chính mình, làm điều gì có lợi ích cho mình và tha nhân và quyền được hy vọng về những hạnh phúc chân thật. Điểm tích cực nhân văn trong triết học Kant là luận điểm trọng yếu cần biện luận. Con người là chủ thể sáng tạo, chủ thể tự do, nguyên tắc tự do phải đồng hành với tự chủ ý chí, giống với đạo Phật là chánh niệm. Tự do trong ý thức với nghĩa vụ và thiện chí, không phải ai muốn làm điều gì thì làm, tự do phải đưa đến chuẩn mực của đạo đức và cho đời sống.

Tóm lại trong triết học nghệ thuật, Kant đã khắc phục sự đối lập hai con người trong một con người, thống nhất lý luận với thực tiễn thông qua cái đẹp tự tại trong con người. Mục địch cuối cùng của triết học Kant là đưa ra quan niệm đầy đủ về “chủ thể tiên nghiệm”. Như vậy “chủ thể tiên nghiệm không chỉ là xuất phát điểm ban đầu mà còn là kết luận cuối cùng của triết học phức tạp đồ sộ của Kant.

         Fichte (1762 – 1814), là nhà triết học nổi tiếng người Đức kế tục sự nghiệp triết học của Kant. Xuất phát từ triết học tiên nghiệm của Kant, Fichte muốn xây dựng triết học thành một khoa học luận hay khoa học về khoa học để nó thực hiện sứ mạng vĩ đại là mang lại cho con người một cách nhìn mới về chính bản thân mình, làm cho con người sống với chính mình và cuối cũng là trở thành con người theo đúng nghĩa của nó.

Fichte coi “cái Tôi” sinh ra “cái Tôi” và “cái – Không – tôi” (nghĩa là nhân loại và giới tự nhiên). Chừng nào con người nhận thức và cải tạo được toàn bộ giới tự nhiên thì khi đó con người trở thành CON NGƯỜI theo đúng nghĩa, nghĩa là trở thành cái TÔI tuyệt đối và được hoàn toàn tự do.

Cũng như Kant, Fichte cho rằng TỰ DO là lý tưởng cao quý nhất mà trong một khoảng thời gian hữu hạn con người không thể đạt được trọn vẹn. Lịch sử nhân loại là quá trình vận động ngày càng tiếp cận lý tưởng TỰ DO, càng ngày con người càng được lột xác để trở thành CON NGƯỜI. Đó là một quá trình vô tận.

Fichte cho rằng lịch sử được hình thành trên quy mô toàn nhân loại, nhưng được thực hiện thông qua hoạt động của từng cá nhân (từng “cái Tôi”). Tự do là kết quả của quá trình lịch sử con người nhận thức và cải tạo thế giới thông qua việc giải quyết mâu thuẫn giữa “cái Tôi” và “cái Không – Tôi” Lịch sử là quá trình diễn ra theo quy luật khách quan đưa đến tự do. Trong quá trình này, nhà nước và pháp quyền là công cụ để lịch sử thực hiện sứ mệnh tối cao đó.

Như vậy, triểt học của Fichte là chủ nghĩa duy tâm chủ quan tuyệt đổi. Tuy nhiên sau này để khắc phục mâu thuẫn : Tại sao “Tôi là tôi” lại chứa tới 2 “cái tôi” ; cũng như để thỏa mần quan niệm bấy giờ xem giới tự nhiên như thực thể duy nhất mà Fichte đã chuyển sang lập trường duy tâm khách quan coi “cái TÔI” tuyệt đối là “tồn tại thuần túy” hay “ý thức thuần túy”, chứ không là một hiện trên cơ sở khế ước xã hội, vỉ lợi ích chung tiến tới tự do của loài người.

     Schelling (1775 – 1854). Từ “cái TÔI” tuyệt đối với tư cách là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và xã hội của Fichte, Schelling cải tạo thành “cái tuyệt đối”. Bên cạnh ý nghĩa là đấng sáng tạo như Fichte, “cái tuyệt đối” còn được coi là cái đồng nhất vật chất và tinh thần, chủ thể và khách thể. Dựa trên “cái tuyệt đối”, Schelling xây dựng triết học đồng nhất. Schelling cho rằng trong “cái tuyệt đối” thì tinh thần là vật chất, vật chất cũng là tinh thần

Sự phát triển của cái tuyệt đối qua hai giai đoạn trên cũng chính là sự phát triển của cái tinh thần : Giới tự nhiên là “tinh thần khô cứng”, còn lịch sử nhân loại, tư duy con người là “tinh thần sống động”.

Schelling coi lịch sử là quá trình hoạt dộng cải tạo của con người sáng tạo ra “giới tự nhiên thứ 2” (vật phẩm văn hóa), là con đường đưa nhân loại ngày càng tiếp cận cái tuyệt đối, tiến đến tự do. Mặc dù, lịch sử do con người tạo ra nhưng nó lại là một tiến trình khách quan, có quy luật nội tại chi phối. Mức độ tự do đạt được là tiêu chuẩn để đánh giá sự ưu việt của thời đại, của dân tộc.

Schelling coi bản thân giới tự nhiên là tác phẩm nghệ thuật tuyệt đối là “thơ ca vô thức của tinh thần. Nhà nghệ sĩ là mẫu mực nhân cách con người. Nhận thức cao nhất là trực giác nghệ thuật phi duy lý, Cái đẹp là sự thống nhất khía cạnh vật chất với khía cạnh tinh thần. Thượng để là cái tuyệt đối là cái đẹp vĩ đại. Vì vậy chỉ có trực giác nghệ thuật mới có thể nhận biết được Thượng đế – cái tuyệt đối mà thôi.

Hegel (1770-1831) Nhà triết học, nhà bác học vĩ đại nhất, người hoàn chỉnh nền triết học duy tâm, biện chứng cổ điển Đức, nhà tiền bối của triết học Marx. Đã để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ bao gồm “Hiện tượng học tinh thần”, “Khoa học lôgích” và “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học”,v.v

Cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi Hegel được xem là bộ óc bách khoa của thời đại, cần phải hiểu phương pháp như sự phản ánh mối liên hệ thực tế, sự vận động, phát triển của các hiện tượng trong thế giới khách quan. Cho nên đối với sự xác lập hệ thống của mình, vấn đề cuộc cách mạng về phương pháp trở thành chính yếu và quan trọng nhất, sự chặt chẽ logic là hạt nhân của hệ thống tư tưởng Hegel. Ông đã tiên đoán về phép biện chứng logic và lí luận nhận thức, tức là ông khẳng định tất cả các vấn đề trong triết học về sự thống nhất biện chứng, thiên về biện chứng duy tâm. Phép biện chứng duy tâm của Hegel thấm nhuần những nguyên lý trên Hegel xây dựng “khoa học lôgich” của mình mà trong đó thể hiện rõ linh hồn sống động của nó là phép biện chứng. “Khoa học lôgicc” của ông bao gồm 3 phần nghiên cứu 3 giai đoạn tương ứng của tinh thần tuyệt đối (tư duy thuần túy) trong chính nó. Đó là Học thuyết về tồn tại, Học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm. Trong học thuyết về tồn tại, Hegel vạch ra tính quy định lẫn nhau giữa lượng và chất. Những thay đổi liên tục về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi gián đoạn về chất và ngược lại. Sự quy định này nói lên cách thức tồn tại của sự vật. Trong học thuyết về bản chất, Hegel vạch ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

B. KẾT LUẬN

Có người cho rằng triết học tiết lộ những điều kỳ diệu của vũ trụ, của nhân sinh, của tâm linh con người. Người khác lại coi triết học là một lối suy nghĩ chủ quan, cố chấp, vô căn cứ. Lại có người xem triết học là một sự cố gắng đầy ý nghĩa của những bậc thiên tài. Người khác nữa lại cho triết học là sản phẩm thuần túy của những đầu óc mơ mộng viễn vọng vô ích. Còn chúng ta, chắc chắn ai đó cho rằng triết học gắn liền với vận mệnh, cuộc sống thường nhật của mỗi con người nên nhất thiết nó phải đơn sơ, cụ thể, dễ hiểu.

Đặc biệt, những ai từng có “đầu óc khoa học” đều cho rằng triết học từ xưa đến nay đã, đang và nhất định sẽ không mang lại một kết quả hiển nhiên nào, một tri thức chính xác nào cả. Trải qua hàng ngàn năm mà triết học chẳng có một thành tựu gì. Chúng ta vẫn chưa vượt qua được Khổng Tử, Platon… chưa tìm được cái gì mới hơn những điều đức Phật dạy. Trong khi đó thì những tri thức chính xác, những thành tựu của khoa học cứ tăng đều theo cấp số nhân. Khoa học được mọi người công nhận và thán phục, trong khi triết học luôn bị công kích bài xích dưới mọi hình thức khả dĩ nào đó khác nhau…

Bởi vì nó cho thấy triết học không phải là một môn học dễ dàng chinh phục; hơn nữa, nó còn cho thấy triết học thật sự đã, đang đi vào từng con người, thấm vào từng hành động cảm xúc suy nghĩ của họ chứ không phải là cái chỉ dành riêng cho các triết gia.

Qua việc phân tích, tham luận về đề tài “Những đặc điểm giống và khác nhau giữa triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức”, chúng ta có cơ hội nhìn nhận rõ hơn về bản chất của các tư tưởng triết học: triết học chính là niềm khao khát vươn đến hiểu biết, chân lý… đến lý trí của con người.

 Thích Nhuận Thiện