NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN BÚ MẸ ĐẾN THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM 24 ĐẾN 60 THÁNG TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM | Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Đại học Thái Nguy

Từ khóa:

Thừa cân; Béo phì; Bú mẹ; Ăn dặm; Trẻ mầm non

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng giai đoạn bú mẹ đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ mầm non. Nghiên cứu được thực hiện trên 126 trẻ béo phì và thừa cân độ tuổi 24 – 60 tháng tuổi và 306 trẻ bình thường thuộc nhóm chứng (theo tiêu chí WHO 2006). Phân tích thống kê đơn biến và đa biến về đặc điểm dinh dưỡng trong thời kỳ trẻ sơ sinh tác động lên thừa cân béo phì ở trẻ mầm non không có ý nghĩa thống kê bao gồm: đặc điểm bú mẹ hoàn toàn (p = 0,24), bổ sung sữa công thức trong 6 tháng đầu (p = 0,992), thời điểm cai sữa (trước 12 tháng: p = 0,81, sau 24 tháng: p = 0,97), tuổi bắt đầu ăn dặm (trước 4 tháng: p = 0,25, sau 6 tháng: p = 0,78). Ở giai đoạn trẻ bú mẹ có biểu hiện thích ăn dặm làm tăng nguy cơ bị thừa cân béo phì khi trẻ 24 – 60 tháng với OR = 2,08 (phân tích đơn biến) và OR = 2,12 (phân tích đa biến) (p = 0,004). Như vậy, ở giai đoạn bú mẹ, đặc điểm bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn bổ sung sữa công thức trong 6 tháng đầu, tuổi bắt đầu ăn dặm, thời điểm cai sữa không ảnh hưởng đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ mầm non. Trẻ bú mẹ háu ăn có nguy cơ bị thừa cân và béo phì khi trẻ 24 đến 60 tháng.