NĂM 2021 – NHỮNG XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NHẤT –

Trong thế giới Covid 19, đặc biệt là năm 2021 năm Covid thứ 2, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Mạng 5G, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)… được đánh giá là những xu hướng công nghệ đang được chú ý và tâp trung phát triển nhất trong năm 2021 vừa qua.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo AI vẫn tiếp tục là một trong số những xu hướng công nghệ mới nổi bật hàng đầu năm 2021. Sau đại dịch Covid-19 hành vi của người dùng sẽ không quay trở lại các tiêu chuẩn cũ trước đây. Sự chuyển dịch sang mua trực tuyến nhiều hơn, xu hướng làm việc Hybrid khiến ứng dụng AI cực kì có giá trị. Với những tính ưu việt trong nhận dạng hình ảnh và giọng nói, ứng dụng điều hướng, trợ lý cá nhân trên điện thoại thông minh, ứng dụng chia sẻ chuyến đi… Các công cụ AI còn có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu. Tìm hiểu các mô hình cơ bản, phát hiện các dạng thay đổi của hình vi khách hàng, phân tích các tương tác nhằm xác định các kết nối và thông tin, giúp dự đoán nhu cầu đối với các dịch vụ y tế, giáo dục…

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Dự báo, thị trường AI sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp 190 tỷ USD vào năm 2025 với chi tiêu toàn cầu cho các hệ thống AI đạt hơn 57 tỷ USD vào năm 2021. khiến nó trở thành một xu hướng công nghệ quan trọng cần được chú ý.

2. Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)

Giống như AI, tự động hóa quy trình bằng robot(RPA) là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình kinh doanh như thông dịch ứng dụng, xử lý giao dịch, xử lý dữ liệu, và thậm trí cả trả lời email. Tự động hóa các quy trình này bằng phương pháp RPA tốn ít thời gian, tiền bạc và công sức hơn so với dự án phát triển IT truyền thống. RPA tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại.

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)

Theo ước tính của Forrester Research, tự động hóa RPA sẽ đe dọa sinh kế của 230 triệu lao động tri thức, tương đương khoảng 9% lực lượng lao động toàn cầu, song RPA cũng đang tạo ra nhiều việc làm mới trong khi thay đổi các công việc hiện có.

3. Internet vạn vật (IoT)

Thật không lạ khi liên tục những năm gần đây Internet Of Things, Internet vạn vật hay IoT là trở thành những xu hướng hàng đầu của năm. IoT cho phép các thiết bị, thiết bị gia dụng, ô tô và nhiều thứ khác được kết nối và trao đổi dữ liệu qua Internet. IoT sẽ cho phép dự đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe ở mọi người ngay cả trước khi bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện. Những ứng dụng công nghệ cao như hộp đựng thuốc thông minh, IP cho mọi bộ phận quan trọng của cơ thể bạn, đánh giá thực phẩm có tốt cho sức khỏe hay không, cuộc sống của con người sẽ ngày càng trở nên dễ dàng và tiện lợi. Bên cạnh đó, các phương pháp tiếp cận được cá nhân hóa liên quan đến việc kê đơn thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị sẽ xuất hiện và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người rất nhiều.

Internet vạn vật (IoT)

IoT Analytics dự kiến số lượng thiết bị IoT được kết nối trên toàn cầu sẽ tăng 9%, lên 12,3 tỷ kết nối đang hoạt động vào năm 2021. Đến năm 2025, con số này có thể sẽ đạt hơn 27 tỷ kết nối IoT.

4. Mạng 5G và an ninh mạng

Mạng 5G

Thế giới đã nghe về những lợi ích của mạng 5G trong nhiều năm nay. Nhưng phải đến khi làm việc từ xa, hội nghị trực tuyến và hợp tác trên các nền tảng kỹ thuật số trở thành những yếu tố cốt lõi trong cuộc sống năm 2021, nhu cầu một kết nối đáng tin cậy và băng thông rộng mới trở thành một lợi ích mà nhiều người thực sự cảm nhận được. Mạng 5G được thừa nhận là tương lai của truyền thông và là mũi nhọn của toàn bộ ngành công nghiệp di động. Sự phụ thuộc của con người vào điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác càng làm nổi bật nhu cầu về đường truyền viễn thông nhiều làn mà các nhà khai thác mạng luôn nhắc tới. Ngày nay, các doanh nghiệp không thể bị ngắt kết nối và việc triển khai mạng 5G đã trở thành một phần quan trọng của giải pháp.

An ninh mạng

Việc con người sử dụng ngày càng nhiều các công cụ công nghệ đang bộc lộ những lỗ hổng bảo mật của mạng Internet và của cả những ứng dụng. Bất chấp những tiến bộ về công nghệ, các tổ chức vẫn phải vật lộn với các vi phạm an ninh trên không gian mạng. Chi phí cho tội phạm mạng tiếp tục tăng cao, dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 3.000 tỷ USD vào năm 2015 lên 6.000 tỷ USD vào cuối năm 2021 và tiếp tục tăng lên 10.500 tỷ USD vào năm 2025. 

An ninh mạng không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp dữ liệu, lừa đảo tài chính mà còn là an ninh quốc gia. Do vậy, nhiều Chính phủ đang lên kế hoạch xây dựng các chính sách an ninh mạng mới để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng khả năng ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa trên không gian mạng. 

5. Điện toán đám mây và điện toán biên

Điện toán đám mây có khả năng nhận được sự triển khai đột biến trên tất cả các loại ứng dụng do sự ảnh hưởng của Covid 19. Việc mọi người buộc phải làm việc, học tập tại nhà khiến nhu cầu về hội nghị truyền hihf và giảng dạy trên nền tản đám mây tăng vọt.

Với sự phát triển của metaverse, nhu cầu sử dụng điện toán đám mây sẽ ngày càng tăng cao và trở nên quan trọng hơn với cuộc sống của con người.

Tuy vậy, các tổ chức đã nhận ra những hạn chế của điện toán đám mây trong một số tình huống khi khối lượng dữ liệu mà họ xử lý tiếp tục tăng lên. Điện toán biên được dùng nhằm giải quyết một số vấn đề này bằng cách tránh độ trễ do điện toán đám mây gây ra và cho phép dữ liệu được gửi trực tiếp đến trung tâm dữ liệu để xử lý. Do đó, điện toán biên có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn từ xa hơn, cung cấp khả năng hoạt động như một trung tâm dữ liệu nhỏ trong những tình huống cần thiết.

Điện toán đám mây và điện toán biên

6. Thực tế ảo, thực tế tăng cường và Metaverse

Sự ảnh hưởng của đại dịch trong suốt năm 2021 đã làm tăng số lượng sử dụng tai nghe VR để chơi trò chơi điện tử. Khám phá các điểm đến du lịch ảo và tha gia giải trí trực tuyến. Với nhiều người sống cách ly ở nhà, công nghệ này được sử dụng để tìm kiếm sự tương tác của con người thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Bên cạnh đó, việc đổi tên của Facebook thành Meta nhằm hiện thực hóa vũ trụ Metaverse, hệ thống “thế giới ảo” này đang dần trở thành tương lai của tương tác xã hội với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường. Nhiều công ty, tổ chức đã bắt đầu chuyển hướng và ra mắt những sản phẩm trên hệ thống ảo này, hứa hẹn một tương lai đầy tiềm năng cho Metaverse và các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường.

Thực tế ảo, thực tế tăng cường và Metaverse.

Hệ thống này cũng đang được thử nghiệm để đào tạo nhân viên, tổ chức hội nghị, cộng tác trong các dự án và kết nối ảo giữa các nhân viên của các doanh nghiệp, công ty lớn. Tỉ phú Bill Gates cũng đã đưa ra những dự đoán nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ thực tế ảo trong cuộc sống của loài người tương lai.