Muốn thành công, Nhân viên kinh doanh cần có các kỹ năng và tố chất nào? – Joboko

19/10/2021 15:30

Kinh doanh là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào. Một trong những vị trí quan trọng thuộc bộ phận kinh doanh là nhân viên kinh doanh. Muốn thành công, thăng tiến và có nguồn khách hàng tiềm năng thì đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải sở hữu các kỹ năng, tố chất quan trọng.

Nhân viên kinh doanh là vị trí phổ biến và có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Có rất nhiều doanh nghiệp tuyển nhân viên kinh doanh cho những vị trí trống của mình như nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh ô tô, nhân viên kinh doanh thủy hải sản,… Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu nhất định và riêng biệt. Tuy nhiên, nhân viên kinh doanh sẽ đều cần có kỹ năng mềm thiết yếu nếu muốn trụ vững với nghề.

Nhân viên kinh doanh là vị trí phổ biến và có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Có rất nhiều doanh nghiệp tuyển nhân viên kinh doanh cho những vị trí trống của mình như nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh ô tô, nhân viên kinh doanh thủy hải sản,… Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu nhất định và riêng biệt. Tuy nhiên, nhân viên kinh doanh sẽ đều cần có kỹ năng mềm thiết yếu nếu muốn trụ vững với nghề.

ky nang can co cua nhan vien kinh doanh

Nhân viên kinh doanh thường làm những công việc gì?

I. Công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh phụ trách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu thông tin về sản phẩm thông qua các cuộc gọi, buổi nói chuyện, bán hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng hiện tại khi cần thiết.
Công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh bao gồm:

  • Tìm kiếm và xác định khách hàng tiềm năng.
  • Sắp xếp các cuộc hẹn để cung cấp thông tin về sản phẩm của công ty.
  • Gửi mẫu bảng báo giá sản phẩm để khách hàng tham khảo.
  • Theo dõi các hoạt động bán hàng và cập nhật thông tin thường xuyên trên hệ thống CRM của công ty.
  • Trình bày những khó khăn của khách hàng cho các bộ phận có liên quan.
  • Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng.
  • Phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của công ty.
  • Đáp ứng được hoặc vượt chỉ tiêu doanh số đã đề ra.
  • Phối hợp với các thành viên trong nhóm, hỗ trợ thực tập sinh kinh doanh và bộ phận khác để tối ưu hóa số lượng hàng hóa bán ra thị trường.

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh

II. Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh

1. Sự tận tâm với nghề

Không chỉ đối với nhân viên kinh doanh mà đối với bất cứ ngành nghề nào thì sự tận tâm luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công. Sự tận tâm đơn giản có nghĩa là hết lòng vì công việc. Bạn kiên trì theo đuổi chúng cho dù gặp khó khăn, thất bại. Bạn chứng tỏ được mình là người có mục tiêu, chăm chỉ, kỷ luật và có tính tự giác cao.
Những nhân viên tận tâm không chỉ đặt ra mục tiêu hoàn thành công việc mà còn đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân và họ sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó. Không chỉ thế, sự tận tâm của nhân viên kinh doanh còn thể hiện ở sự minh bạch khi kiểm tra số liệu vì họ có quyền truy cập và điều chỉnh doanh số bán hàng của chính mình.
Nếu là nhà tuyển dụng, bạn sẽ dùng cách gì để đánh giá mức độ tận tâm của ứng viên? Bạn có thể hỏi ứng viên về khoảng thời gian họ đặt ra những mục tiêu khó khăn, họ đã làm gì để vươn mình và đạt được những mục tiêu này. Hãy để họ kể về quá trình và mục đích phấn đấu. Nếu họ có thể cho thấy mình là người có định hướng rõ ràng trong công việc, họ có thể sẽ trở thành một thành viên tích cực trong bộ phận kinh doanh.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Ngoài sự chăm chỉ và tận tâm, nhân viên kinh doanh thành công cũng là những người khéo léo trong việc giải quyết các tình huống khác nhau. Họ cũng biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết nhận ra điểm yếu, điểm mạnh của chính mình và từ đó tự cải thiện bản thân.
Để kiểm tra khả năng xử lý tình huống của ứng viên, bạn hãy để họ xử lý một tình huống cụ thể ngay tại buổi phỏng vấn. Ví dụ như họ phải bán một thứ gì đó như điện thoại hay cái bàn cho chính bạn. Sau đó, hãy yêu cầu họ suy nghĩ về tình huống vừa rồi và trả lời xem họ đã làm tốt và chưa làm tốt điều gì. Đừng quên đưa cho họ những gợi ý để họ có thể cải thiện bản thân. Bạn cũng có thể yêu cầu họ thực hiện lại tình huống và xem họ áp dụng nhận xét của bạn như thế nào. Những ứng viên sáng giá là những người sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu những phản hồi của bạn.

Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

3. Sự thông minh, nhạy bén

Để có thể thành công trong việc kinh doanh, người kinh doanh cần phải có sự thông minh, nhạy bén trong cách giải quyết vấn đề. Kinh doanh là một lĩnh vực dựa trên dữ liệu, vì vậy nhân viên kinh doanh cần có khả năng phân tích dữ liệu bán hàng và đưa ra các quyết định thông minh dựa trên phân tích của cá nhân.
Sự thông minh thường được thể hiện trong phần kinh nghiệm học tập, nơi làm việc và thành tích của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên giải thích một vấn đề gì đó phức tạp. Câu trả lời của họ không chỉ cho bạn biết sự hiểu biết của họ về các vấn đề phức tạp mà còn cho thấy khả năng trình bày vấn đề với một người chưa có chuyện môn về các chủ đề đó. Để thành công trong việc kinh doanh, ứng viên cần phải giới thiệu và giải đáp các thông tin về sản phẩm theo cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất.

4. Kinh nghiệm làm việc và các thành tựu trước đây

Kinh nghiệm làm việc cũng có tác động mạnh mẽ tới sự thành công của nhân viên kinh doanh. Bên cạnh đó, những thành tựu đã đạt được sẽ chứng tỏ họ là những người có khả năng làm việc hiệu quả và sẽ đem lại lợi ích cho công ty.
Chỉ cần xem qua CV xin việc là bạn có thể xác định ngay được những yếu tố trên. Bạn cũng có thể hỏi họ về những thành tựu quan trọng nhất trong sự nghiệp của họ từ trước đến nay hay một trong những sai lầm lớn nhất mà họ đã mắc phải.

ky nang can co cua nhan vien kinh doanh 2

Kỹ năng mềm sẽ giúp nhân viên kinh doanh tiến xa hơn trong công việc

5. Lòng yêu nghề

Muốn hoàn thành tốt bất cứ công việc gì, bạn cũng cần có tình yêu, sự đam mê với ngành nghề đó. Là nhân viên kinh doanh, bạn phải có đam mê với lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nắm rõ sứ mệnh và mục tiêu phát triển của công ty.
Với tư cách nhà tuyển dụng, bạn có thể hỏi ứng viên về những cuốn sách họ đã đọc về kinh doanh, blog kinh doanh họ thường xuyên theo dõi và điều gì khiến họ phấn khích khi làm công việc này.
Bạn cũng nên kiểm tra những hiểu biết của ứng viên về sứ mệnh, văn hóa và mục đích của công ty. Nếu họ muốn gắn bó lâu dài với công ty, chắc chắn họ đã dành thời gian để tìm hiểu trước khi đến phỏng vấn.
Nếu bạn là một nhân viên kinh doanh và bạn đã có đầy đủ các yếu tố trên, đừng ngần ngại ứng tuyển vào vị trí này. Hãy hoàn thiện CV của mình và tìm công việc phù hợp ngay trên JOBOKO.com nhé. Cách viết CV xin việc nhân viên kinh doanh bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết JOBOKO chia sẻ.