Muốn làm y tá thì học gì? Từ y tá có dễ sang làm bác sĩ?
Y tá là nghề nghiệp khá hot gần đây khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng gia tăng. Nhiều phụ huynh cùng con em quan tâm đến y học đang thắc mắc liệu y tá có phải một nghề nghiệp tốt? Muốn làm y tá thì học gì? Liệu từ y tá có thể thăng tiến lên làm bác sĩ không? Mua Bán sẽ trả lời những thắc mắc trên ở trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Đôi nét về nghề y tá
Muốn làm y tá thì học gì là thắc mắc vô cùng chính đáng, đặc biệt y tá là nghề nghiệp mang nhiều ý nghĩa thiết thực cho xã hội. Công tác trong nghề y tá, bạn vừa đóng góp một phần sức mình cho cộng đồng xã hội, vừa có được nhiều niềm vui hạnh phúc khi thấy sức khỏe bệnh nhân ngày càng tiến bộ. Vì lẽ đó y tá dường như được rất nhiều sĩ tử chọn làm nghề nghiệp tương lai cho bản thân.
Y tá là gì?
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, bạn sẽ thấy đây là công việc vô cùng cao đẹp và đòi hỏi tính chuyên môn cao. Y tá là ngành nghề giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế Việt Nam. Họ sẽ cùng các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện việc chăm sóc, chữa trị và hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân mau chóng hồi phục.
Người làm nghề y tá sẽ hoạt động trong nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau tùy theo mức độ chuyên môn, kinh nghiệm tích lũy. Cụ thể sẽ từ chuyên khoa đến y tế công cộng và từ hộ gia đình đến trạm xá, bệnh viện. Nhìn chung, y tá là ngành nghề không thể thiếu đối với xã hội hiện tại và cả tương lai sau này.
Tổng quan thì y tá sẽ thực hiện chăm sóc sức khỏe cả mặt thể chất và tinh thần cho bệnh nhân. Đồng thời y tá còn tư vấn cho người nhà bệnh nhân cách trị liệu, chế độ dinh dưỡng, thực phẩm phù hợp thể trạng bệnh nhân và cả các chương trình luyện tập sau phục hồi. Ngoài ra, y tá còn thực hiện lưu bệnh án và theo dõi tiến triển trị liệu của bệnh nhân.
>>> Xem thêm: Bác sĩ phẫu thuật là học ngành là gì? Con đường trở thành bác sĩ phẫu thuật – chỉ cần 6 năm?
Nhu cầu nhân lực nghề y tá hiện nay
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, bạn sẽ thấy bức tranh đào tạo ngành sức khỏe gần đây đang cho thấy tình trạng khát nhân lực trầm trọng. Đặc biệt dịch Covid-19 càng cho thấy sự nghiêm trọng của vấn để này khi số lượng y tá, bác sĩ không đủ để chăm sóc bệnh nhân. Vì thế ngày càng có nhiều cơ quan y tế, bệnh viện đang ráo riết tuyển dụng các y tá có năng lực.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều bệnh viện, cơ sở y tế mở rộng quy mô hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt hướng đến các dân tộc thiểu số, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy các cơ sở y tế luôn trong tình trạng khát nguồn nhân lực có chất lượng cao nói chung và y tá nói riêng.
Thông qua những điều trên, bạn dễ dàng thấy được nhu cầu tuyển dụng bác sĩ, y tá hiện nay đang rất nhiều, do đó bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề công việc sau khi rời giảng đường.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Điều kiện đào tạo bác sĩ chuyên khoa giỏi
Công việc của y tá là gì?
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, các bạn sinh viên chắc hẳn vẫn chưa biết cụ thể y tá làm những công việc gì tại cơ sở y tế? Vì thế Mua Bán sẽ tiết lộ chi tiết nhiệm vụ của một y tá ở bên dưới, phục vụ cho việc chọn nghề mai sau của các sĩ tử.
Hỗ trợ khám bệnh giúp bác sĩ
Nếu bác sĩ được ví như Giám đốc doanh nghiệp thì y tá sẽ là thư ký đắc lực của các bác sĩ. Y tá sẽ thực hiện hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình thăm khám bệnh nhân bằng các công việc như: lấy dụng cụ y tế, làm các xét nghiệm sinh học, băng bó vết thương, chuẩn bị dụng cụ y tế mọi khâu trước và trong phẫu thuật, trò chuyện trấn an tinh thần bệnh nhân.
Y tá còn thực hiện các công việc khác do bác sĩ phân công, chủ yếu là chuẩn bị phòng nằm cho bệnh nhân, hướng dẫn người nhà đưa bệnh nhân vào nơi thăm khám hoặc thực hiện một số việc khác nằm trong chuyên môn của y tá.
Như vậy, câu trả lời đầu tiên cho muốn làm y tá thì học gì chính là trang bị sự nhanh nhẹn, tháo vát, tính cẩn thận, tỉ mỉ và kỹ năng giao tiếp tốt.
Thực hiện chăm sóc bệnh nhân
Đây gần như là nhiệm vụ trọng tâm của y tá, họ sẽ thực hiện việc hướng dẫn và chăm sóc bệnh nhân từ A đến Z. Các bệnh nhân sẽ được y tá tiếp quản từ trước khi thực hiện việc thăm khám, trong quá trình điều trị và sau khi bệnh nhân hồi phục ra viện. Cụ thể công việc như sau:
- Quản lý đơn thuốc, lịch uống thuốc, kiểm tra mức độ hồi phục sức khỏe của bệnh nhân, trấn an tinh thần và trao đổi với bệnh nhân các vấn đề sức khỏe.
- Xử lý các tình huống phát sinh của người bệnh, báo cáo lên các bác sĩ khi tình hình bệnh nhân diễn biến xấu, phức tạp.
- Tiếp xúc trao đổi với người nhà bệnh nhân về tình trạng sức khỏe.
- Diễn giải những thủ tục, dịch vụ của cơ quan y tế và thông báo những đề xuất của bác sĩ đến người nhà trong trường hợp bệnh nhân mất ý thức, thiếu minh mẫn.
Muốn làm y tá thì học gì? Đáp án thứ hai chính là kỹ năng xử lý vấn đề và sự tận tâm
Cập nhật, quản lý hồ sơ bệnh án và lên lịch khám bệnh
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, bạn sẽ thấy ngoài hỗ trợ bác sĩ và chăm sóc bệnh nhân, y tá còn hoàn toàn chịu trách nhiệm cho vấn đề cập nhật bệnh án và quản lý hồ sơ cho từng bệnh nhân. Y tá sẽ xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân hiện tại và lên lịch gặp mặt chữa trị giữa bác sĩ và bệnh nhân, đồng thời liên tục cập nhật thông tin mới nhất vào bệnh án.
Câu trả lời tiếp theo cho “muốn làm y tá thì học gì” chính là kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian
Quản lý quầy thuốc, dụng cụ y tế và hóa chất theo trách nhiệm được phân công
Về quản lý quầy thuốc, y tá sẽ là người phân loại và sắp xếp thuốc nhập theo chức năng điều trị nhóm bệnh, đánh dấu vị trí thuốc để dễ dàng kê đơn cho các bệnh nhân. Đồng thời y tá cũng thực hiện việc kiểm tra mức tồn kho của các loại thuốc hay dụng cụ y tế để báo cáo cho bộ phận mua hàng nhập kho. Các loại thuốc quá hạn sử dụng sẽ được loại bỏ khỏi tủ thuốc và giao cho bộ phận chuyên xử lý rác thải y tế của bệnh viện tiêu hủy.
Về dụng cụ y tế, y tá cần kiểm tra thường xuyên và đảm bảo các dụng cụ còn hoạt động đúng theo quy định của cơ quan nơi làm việc và còn đủ số lượng. Ngoài ra, y tá cần thường xuyên tiến hành quy trình khử khuẩn máy móc, thiết bị và trả máy móc về hiện trạng ban đầu sau khi điều trị xong cho bệnh nhân.
Như vậy muốn làm y tá thì học gì, bạn cần học tên gọi các loại thuốc, tên các thiết bị y tế và cách sử dụng cũng như cách bảo quản.
Phát thuốc điều trị cho bệnh nhân
Có thể nói y tá là người bạn đồng hành cùng bệnh nhân xuyên suốt giai đoạn điều trị. Bên cạnh các nhiệm vụ căn bản như theo dõi bệnh nhân, kiểm tra sức khỏe và thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ, y tá còn đảm nhận trách nhiệm cấp phát thuốc điều trị bệnh cho bệnh nhân đồng thời hướng dẫn cặn kẽ quy trình sử dụng thuốc cho họ, tránh để tình trạng ngộ độc thuốc xảy ra.
Thực hiện các bản báo cáo theo định kỳ cho bác sĩ quản lý
Bên cạnh các nhiệm vụ chuyên môn kể trên, y tá còn đảm nhận một số công việc mang tính chất hành chính như thực hiện báo cáo định kỳ. Ngoài ra, y tá còn thực hiện các nhiệm vụ được phân công bởi bác sĩ trong tình trạng khẩn cấp hoặc bệnh viện không đủ nhân lực để thực hiện.
>>>Xem thêm: Bác sĩ ngoại khoa là gì? Không dễ dàng để trở thành bác sĩ ngoại khoa giỏi
So sánh hai vị trí y tá và điều dưỡng
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, bạn sẽ thấy nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai vị trí y tá và điều dưỡng. Thực tế tính chất công việc và chức năng của hai nhiệm cụ này có đôi phần giống nhau. Điều dưỡng ra đời để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân và giảm tải một phần áp lực cho các y tá.
Điểm giống nhau
Công việc của điều dưỡng viên và y tá đều thuộc lĩnh vực y tế, gánh vác sứ mệnh bảo vệ sức khỏe người dân. Đối tượng chăm sóc là các bệnh nhân, mục tiêu là chăm sóc sức khỏe và loại bỏ bệnh tật cho đối tượng này. Cả hai vị trí đều thực hiện việc hỗ trợ công việc cho các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ điều dưỡng,… và phối hợp cùng các dược sĩ cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất cho mọi người.
>>> Có thể bạn quan tâm: Lương điều dưỡng là bao nhiêu? Cơ hội việc làm điều dưỡng mới nhất
Điểm khác nhau
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, bạn sẽ thấy tuy có nhiều điểm giống nhau trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, trách nhiệm và công việc của điều dưỡng viên và y tá có đôi phần khác biệt:
- Y tá là người thực hiện việc chăm sóc bệnh nhân và các hoạt động khác trước khi điều dưỡng tiếp quản. Cụ thể y tá sẽ làm các công việc theo y lệnh của bác sĩ và kiểm tra tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Y tá chỉ cần trải qua các khóa đào tạo sơ cấp và trung cấp là có được cấp chứng chỉ hành nghề.
- Điều dưỡng viên sẽ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh nhân và kê đơn thuốc và đồng hành sát sao cùng bệnh nhân cho tới khi hồi phục. Trở thành điều dưỡng khá khó, sinh viên cần tốt nghiệp đại học có chương trình đào tạo điều dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chứng chỉ hành nghề. Thông thường y tá có thể thay thế cho chức vụ này.
Khá bất ngờ là tại môi trường nước ngoài, điều dưỡng và y tá lại có tên gọi giống nhau là Nurse.
Muốn làm y tá thì học gì?
Muốn làm y tá học ngành gì, làm y tá thi khối nào chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều sĩ tử trong quá trình chọn trường, chọn nghề phù hợp. Các ngành học nằm trong lĩnh vực y tế đều cần trình độ chuyên môn cao cùng tay nghề thật vững vàng nên thời gian đào tạo tương đối dài hơn so với các ngành khác. Thông thường 6-7 năm đối với trình độ đại học.
Đối với trình độ cao cấp hơn như tiến sĩ và thạc sĩ thì thời gian đào tạo còn dài hơn nữa. Với trình độ là cử nhân y tế cộng đồng thì chỉ cần tham gia đào tạo 4 năm tại các trường đại học y trên cả nước. Một số trường đại học hàng đầu về y tế cùng điểm thi THPTQG năm 2018 phải kể đến là:
STT
Tên trường
Điểm xét tuyển
1
Đại học Y Dược Hải Phòng
19.90
2
Đại học Y Hà Nội
21.25
3
Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
18.00
4
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
18.00
5
Đại học Y Dược Thái Bình
20.35
6
Đại học Y Dược TP.HCM
20.15
7
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
18.50
8
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
19.60
9
Đại học Y Dược – Đại học Huế
18.15
10
Đại học Đại Nam
18.00
11
Đại học Y khoa Vinh
16.75
12
Đại học Điều dưỡng Nam Định
17.25
13
Đại học Thăng Long
15.00
14
Đại học Tây Đô
14.00
Bên cạnh các trường đại học, các sĩ tử cũng có thể theo mài dũa kiến thức tại các trường cao đẳng hay trung cấp đào tạo về y dược trên quốc gia. Thông thường các bạn chỉ mất 3 năm để trở thành một điều dưỡng hay y tá chuyên nghiệp và có thể công tác tại các bệnh viện, cơ sở y tế địa phương.
Muốn làm y tá thì học gì, thi khối nào? Các ngành y tế hiện nay được nhiều trường tuyển sinh ở khối B Toán – Hóa – Sinh. Lý do cho việc này là sĩ tử ôn luyện khối B sẽ có kiến thức căn bản về hóa học, phục vụ cho các học phần yêu cầu nhận biết các dược liệu và bào chế dược phẩm bằng phản ứng hóa học.
Ngoài ra, sĩ tử còn nắm nhiều kiến thức sinh học về cơ thể người, cấu tạo vi khuẩn và virus giúp các bạn sinh viên dễ dàng bắt nhịp được tốc độ giảng dạy của giảng viên đại học. Thực tế khối A cũng được nhiều cơ sở giáo dục chọn để tuyển sinh viên y, do sinh viên khối A có kiến thức hóa học nền tảng và tư duy logic rành mạch được tôi luyện thông qua môn toán.
>>> Xem thêm: Bác sĩ thú y là gì? 04 tố chất cần có của bác sĩ thú y
Những phẩm chất không thể thiếu đối với nghề y tá
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, bạn sẽ thấy đây là công việc rất mệt nhọc cùng áp lực cao, do đó chỉ có những ai yêu nghề cùng trái tim nhân hậu mới có thể theo nghề. Các phẩm chất khác mà y tá không thể thiếu là:
- Kiến thức tổng quát y học: do có tham gia trực tiếp vào các công đoạn điều trị, chăm sóc bệnh nhân nên y tá cần có nền tảng kiến thức y học vững vàng để đáp ứng tốt các yêu cầu do bác sĩ đưa ra.
- Tính kiên trì và nhẫn nại: đức tính này là tất yếu các sĩ tử phải có vì kể từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, bạn đã phải thu nạp một lượng kiến thức khổng lồ. Sau khi ra trường, bạn cần phải đọc qua rất nhiều bệnh án cũng như tiếp xúc hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại, bạn không thể trụ lâu trong nghề.
- Lòng can đảm: khác với lòng can đảm của một chiến sĩ công an hay một lính cứu hỏa sẵn sàng lao vào hiểm nguy. Lòng can đảm của một y tá được biểu hiện qua việc nỗi sợ hãi của bản thân. Nỗi sợ đó được tạo ra do mỗi ngày y tá đều phải tiếp xúc với máu, cơ thể con người bị thương tổn và cả những thi thể lạnh lẽo như băng.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực: mỗi hành động của người hành nghề y có thể quyết định đến sự sống còn của bệnh nhân, do đó y tá cần hết sức tỉ mỉ và thận trọng trong việc lựa chọn thuốc phù hợp tính trạng cơ thể mỗi bệnh nhân.
- Tinh thần lạc quan: tiếp xúc với bệnh nhân, y tá cần có một tinh thần lạc quan để truyền tải nguồn năng lượng tích cực đến người bệnh, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau buốt do căn bệnh gây ra và đoàn tụ cùng gia đình.
Thu nhập và cơ hội thăng tiến nghề y tá
Mức lương nghề y tá
Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, bạn sẽ thấy y tá có mức lương được tính theo hệ số lương của viên chức, công chức theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở y tế đã linh động trả lương y tá theo năng lực. Cụ thể mức lương trung bình y tá hiện nay được ghi nhận rơi vào khoảng 11 triệu đồng/tháng.
Đối với sinh viên mới ra trường thì mức lương có thể đạt được là 6 triệu đồng/tháng, đây là mức lương khá tốt cho y tá chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Đối với y tá hành nghề lâu năm thì có thể hoàn toàn đạt được mức lương bổng hấp dẫn lên đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Tất cả con số trên đều đã tính trợ cấp, phụ cấp và thưởng theo thành tích.
>>> Xem thêm: Cách tính lương bác sĩ mới ra trường mới nhất hiện nay
Từ y tá có dễ sang làm bác sĩ?
Thực tế, y tá và bác sĩ có chương trình đào tạo và trách nhiệm khác nhau dù cùng chung một lĩnh vực y tế. Hầu như không có cách nào để dễ dàng chuyển từ điều dưỡng sang y khoa. Tìm hiểu muốn làm y tá thì học gì, y tá muốn thăng tiến lên làm bác sĩ thì chỉ có hai cách khó nhằn sau:
- Trở về trường học để được giáo dục theo chương trình đào tạo bác sĩ và tích lũy kinh nghiệm thực hành y khoa.
- Y tá có thể tiếp tục học lên cao hơn trong khoa điều dưỡng và chinh phục tấm bằng tiến sĩ điều dưỡng, khi đó bạn sẽ được gọi là bác sĩ điều dưỡng.
Nếu muốn thành bác sĩ, trước tiên bạn cần xem xét các khóa học y tá của mình có đủ điều kiện để học cao hơn ở các trường y khoa hay không. Trong trường hợp xấu có thể bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu các khoa y khoa riêng biệt để có thể thành một bác sĩ thực thụ, dĩ nhiên quá trình này tiêu tốn rất nhiều thời gian.
Xem xong bài viết “Muốn làm y tá thì học gì? Từ y tá có dễ sang làm bác sĩ?”, Mua Bán tin rằng các bạn đã hiểu được y tá là gì, công việc của một y tá và muốn làm y tá thì học gì. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm y dược thì có thể truy cập ngay website Muaban.net với hàng nghìn công việc đang tuyển dụng.
>>> Tham khảo thêm: Bác sĩ nội trú là gì? Nên học bác sĩ nội trú hay không?