Mượn hồ sơ đi làm – Khó khăn trăm bề khi giải quyết BHXH

Tình trạng mượn hồ sơ đi làm là vấn đề nan giải, khó giải quyết ở bộ phận động người lao động thiếu hiểu biết về luật Lao động và Bảo hiểm xã hội. Hành vi mượn hồ sơ đi làm đã gây ảnh hưởng và thiệt thòi cho người lao động như thế nào? Tìm hiểu về những hệ lụy khi mượn hồ sơ đi làm.

1. Mượn hồ sơ đi làm – Nên hay không?

Có rất nhiều lý do khiến cho người lao động phải mượn hồ sơ để đi làm, tuy nhiên do chưa nắm được những quy định về hồ sơ xin việc của pháp luật xoay quanh vấn đề này mà nhiều người lao động vẫn thực hiện hành vi này. 

Mượn hồ sơ đi làm - Nên hay không? Người Lao động mượn hồ sơ đi làm – Nên hay không?

Nội dung dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề liên quan tới hành vi mượn hồ sơ xin việc:

1.1. Mượn hồ sơ đi xin việc – Hành vi trái pháp luật

Mượn hồ sơ và cho mượn hồ sơ để đi làm là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Trong mẫu hồ sơ xin việc là tất cả những yếu tố liên quan tới người ứng tuyển, từ các kinh nghiệm, kỹ năng, các giấy tờ tùy thân được phô tô công chứng, giấy khai sinh…

Nếu cá nhân mượn hồ sơ xin việc của người khác để ứng tuyển thì đồng nghĩa với việc đang đồng nhất thông tin của một cá nhân cho hai người. Khi bị phát hiện thì cá nhân đó chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm, chịu mức phạt theo từng mức độ.

Mượn hồ sơ đi làm - Hành vi trái pháp luật Mượn hồ sơ đi làm – Hành vi trái pháp luật từ người lao động

Bản thân người cho mượn hồ sơ biết sai vẫn cho mượn cũng sẽ phải chịu sự chế tài của pháp luật để răn đe và không thực hiện hành vi trái quy định này nữa. 

Nhiều người lao động rơi vào tình trạng mong muốn được làm việc nhưng lại không đủ điều kiện, trình độ vắn hoá trong hồ sơ xin việc để đi làm, có thể họ chưa tốt nghiệp cấp trung học phổ thông và cơ sở tuyển dụng lại yêu cầu trong hồ sơ xin việc có cần bằng cấp 3 trở lên.

Điều đó đã thôi thúc người lao động có hành vi sai phạm, liều lĩnh thực hiện việc mượn hồ sơ của những người bạn hay người thân. Khi đó họ gián tiếp thay tên đổi họ của mình để có thể phù hợp với những thông tin trong hồ sơ đi mượn.

Mượn hồ sơ đi làm Mượn hồ sơ đi làm – Hành vi không được phép

Việc làm này sẽ có thể được “chấp nhận” bởi các doanh nghiệp nhưng về hậu quả thì người lao động sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 10+ mẫu CV đẹp, thiết kế độc đáo, gây ấn tượng tới nhà tuyển dụng

1.2. Mượn hồ sơ xin việc – Thiệt thòi dành cho ai?

Trong Luật Lao động có quy định rõ về việc người lao động cần phải cung cấp các thông tin cá nhân cho doanh nghiệp một cách chính xác. Hành vi mượn hồ sơ, thông tin, giấy tờ tùy thân của người khác chính là một hành động không trung thực, gian dối.

Cho dù người lao động có vượt qua được vòng hồ sơ và được nhận lương hàng tháng nhưng ngược lại thì họ sẽ bị mất đi những quyền lợi đối với các dạng trợ cấp, các bảo hiểm xã hội…

Mượn hồ sơ đi làm - Thiệt thòi dành cho ai? Mượn hồ sơ đi làm – Thiệt thòi dành cho ai?

Rất nhiều hệ lụy xảy ra xoay quanh việc mượn hồ sơ đi xin việc, không chỉ liên quan trực tiếp tới quyền lợi về bảo hiểm xã hội của cả người mượn và người cho mượn mà còn gây khó khăn trong nhiều thao tác khác nữa.

Người lao động sẽ gặp phải những khó khăn có liên quan tới quá trình giải quyết các thủ tục, điều chỉnh thông tin giấy tờ trong bộ hồ sơ. Với hành vi vi phạm này, có những cơ quan đơn vị có thẩm quyền sẽ không thực hiện việc xác nhận công chứng cho đối tượng mượn và cho mượn hồ sơ.

Những người đi mượn hồ sơ nếu như bị phát hiện ra thì có nguy cơ bị doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng, gặp rắc rối trong suốt quá trình giải quyết vấn đề liên quan tới bảo hiểm xã hội.

Hành vi mượn hồ sơ đi làm có nhiều hệ lụy Hành vi mượn hồ sơ đi làm có nhiều hệ lụy khó lường tới

Đối với người mượn sẽ bị mất đi một số quyền lợi của người lao động, thế nhưng người cho mượn cũng không kém phần khốn cùng khi phải đối diện với tình trạng họ có thể mất đi những quyền lợi của mình.

Xem thêm: Bạn đã biết mua hồ sơ xin việc ở đâu chưa ?

1.3. Mượn hồ sơ để đi làm – ai là người được lợi?

Với người lao động là người cho mượn hay đi mượn hồ sơ lao động thì sẽ không được hưởng các quyền lợi vốn có. Lúc này, những doanh nghiệp sẽ dễ dàng căn cứ vào các sai phạm, sơ hở của người lao động để làm lợi cho mình.

Bằng cách dựa vào hành vi sai quy định của pháp luật mà người lao động mắc phải mà doanh nghiệp có cớ để không thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho một đối tượng hoặc cả hai đối tượng. Những khoản trợ cấp theo quy định dành cho người lao động cũng sẽ bị mất đi. 

Mượn hồ sơ đi làm - ai là người được lợi? Mượn hồ sơ để đi làm – ai là người được lợi?

Người lao động không có lý do hay căn cứ nào để thực hiện việc kiện tụng, người thua kiện vẫn luôn thuộc về phía của người lao động mà vẫn lại mất thời gian, tốn kém tiền bạc và công sức. Bên cạnh đó, thanh tra về sự việc sai phạm này cũng mất thời gian để tìm ra đầy đủ căn cứ xử phạt người mượn hồ sơ và người cho mượn hồ sơ.

2. Giải quyết vấn đề BHXH khi mượn hồ sơ đi làm

Liệu rằng khi mượn hồ sơ để đi xin việc thì người lao động có được hưởng BHYT và các chế độ khác liên quan hay không? Thực tế câu trả lời đã được trả lời rõ trong nội dung ở phần trên. Liệu vấn đề này có cách nào để giải quyết hay không?

Khi rơi vào tình trạng này, những người lao động mượn hồ sơ và cho mượn hồ sơ cần phải chú ý xử lý như sau:

2.1. Trình báo về hành vi mượn hồ sơ

Để xử lý vấn đề, người lao động sẽ cần phải trực tiếp đi đến Sở lao động Thương binh và Xã hội để trình bày về vấn đề đã mượn hồ sơ của cá nhân khác. 

Trình báo về hành vi mượn hồ sơ đi làm Trình báo về hành vi mượn hồ sơ đi làm trái pháp luật

Khi nhận được thông tin trình bày của người lao động thì cán bộ tiếp nhận tại cơ quan sẽ thực hiện việc xác minh, kiểm tra, sau đó sẽ lập biên bản để có quyết định xử phạt về mặt hành chính với người đã có hành vi gian dối mượn hồ sơ xin việc.

Mức phạt sẽ tùy vào từng mức độ, thường sẽ là vài trăm ngàn vnđ. Sau đó, cơ quan sẽ đưa Công văn về việc kết luận, thực hiện việc đề nghị lên cơ quan Bảo hiểm xã hội có sự hiệu chỉnh đối với những thông tin của người lao động.

Đọc thêm: Những lý do vì sao bạn không nen làm hồ sơ xin việc giả

2.2. Nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo quy định lên cơ quan BHXH

Đối với trường hợp người mượn hồ sơ sẽ phải nộp phạt và có giấy xác nhận nộp phạt, kèm theo là biên bản và công văn. Bên cạnh đó, người lao động mượn hồ sơ sẽ cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ khác để phục vụ cho quá trình xin cấp lại hoặc là cấp mới đối với sổ Bảo hiểm xã hội.

Những giấy tờ kèm theo gồm:

– Tờ khai theo quy định mẫu TK1-TS.

– Bản viết sơ yếu lý lịch tự thuật chính chủ của người mượn hồ sơ và có đầy đủ xác nhận của đơn vị sử dụng lao động.

– Giấy tờ tùy thân: giấy khai sinh/trích lục, CMND, Căn cước, Hộ chiếu.

– Xác nhận của doanh nghiệp về việc người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp. 

– Cam kết của người cho mượn hồ sơ và người mượn hồ sơ để đi làm về việc sẽ chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. 

Nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo quy định lên cơ quan BHXH Nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo quy định lên cơ quan Bảo hiểm xã hội

Mượn hồ sơ đi làm là tình trạng nan giải diễn ra phổ biến, người lao động thiếu hiểu biết sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường tới. Do đó, để có thể thuận lợi hưởng những quyền lợi của mình thì người lao động cần phải trung thực đối với các thông tin trong hồ sơ xin việc.