Mượn hồ sơ để đi xin việc, hậu quả pháp lý ra sao?
(PLO)- Hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi bị nghiêm cấm.
Trước đây, tôi chưa đến tuổi lao động nhưng vì muốn giúp gia đình có thêm thu nhập nên tôi đã mượn CMND của anh trai để xin vào công ty làm việc.
Anh tôi đã có thời gian tham gia BHXH nhưng ngưng không tham gia nữa. Tôi mượn CMND của anh trai và tiếp tục đóng BHXH mang tên anh tôi.
Cho tôi hỏi, hành vi mượn hồ sơ của người khác để đi làm có vi phạm không?
Tôi phải làm gì để được hưởng quyền lợi BHXH sau này?
Bạn đọc Nguyễn Thị Thắm, TP.HCM
Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời: Tại khoản 4 Điều 17 Luật BHXH quy định hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi bị nghiêm cấm.
Tại khoản 2 Điều 122 luật BHXH cũng quy định “cá nhân có hành vi vi phạm quy định của luật BHXH, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Vì vậy, để có đủ căn cứ xác định mức độ vi phạm và hướng xử lý trường hợp hồ sơ của bạn thì phải có kết luận của Sở LĐ-TB&XH. Lúc này, cơ quan BHXH sẽ hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động làm thủ tục cấp lại sổ BHXH.
Việc hướng dẫn cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH sẽ được thực hiện tại khoản 2 Điều 27, Quyết định số 595/QĐ-BHXH của tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
Như vậy, việc mượn hồ sơ tư pháp của người khác đi làm để tham gia BHXH là hành vi bị nghiêm cấm. Để bảo vệ quyền lợi cho minh, người lao động nên liên hệ cơ quan BHXH để được giải quyết và có hướng giải quyết theo quy định.
Mượn hồ sơ người khác để đi làm, bảo hiểm có chi trả?
Tháng 6-2015, tôi xin vào làm công nhân chăn nuôi heo cho một công ty có trụ sở tại TP Biên Hòa, Đồng Nai. T
VÕ HÀ