Muốn được tuyển dụng làm Đầu bếp, cần bằng cấp gì?

Bạn dự định theo nghề Đầu bếp nhưng hoang mang không biết nên theo học trường nào? Bạn thắc mắc muốn được tuyển dụng làm đầu bếp thì cần bằng cấp gì? Có phải học Đại học không?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được Hoteljob.vn giải đáp qua bài viết dưới đây.

muốn được tuyển dụng làm đầu bếp cần bằng cấp gì
Bạn có biết muốn được tuyển dụng làm đầu bếp thì cần bằng cấp gì?

Làm nghề Đầu bếp có cần bằng cấp không?

Như Hoteljob.vn đã từng chia sẻ ở bài viết trước đó, ở Việt Nam, Nghề Đầu bếp hiện chỉ được đào tạo chuyên sâu tại các trường cao đẳng, trung cấp và trường nghề; bậc Đại học thì chưa có, hoặc có chăng cũng chỉ là những ngành có liên quan đến ẩm thực như Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, Kinh tế gia đình…

Trên thực tế, không một khách sạn, nhà hàng nào đòi hỏi người làm bếp phải có bằng Đại học, họ chỉ đề cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí tương đương; chức vụ càng cao thì tay nghề càng vững, số năm kinh nghiệm càng nhiều. Bằng chứng là hầu hết các tin tuyển dụng đầu bếp trên Hoteljob.vn (website chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng & Du lịch) đều không thấy xuất hiện yêu cầu bằng cấp ở mục “Yêu cầu công việc” của ứng viên.

muốn được tuyển dụng làm đầu bếp cần bằng cấp gì
Tại Việt Nam, làm nghề Đầu bếp không bắt buộc phải có bằng cấp

 

Như vậy, muốn làm Đầu bếp, bạn không bị bắt buộc phải “chuẩn bị” cho mình một tấm bằng Đại học hay Cao đẳng chính quy “danh giá” vừa mất thời gian 4 năm dài đằng đẵng, vừa không được thực hành và tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều vì thời gian học lý thuyết đại cương quá lâu, trang thiết bị và cơ sở vật chất lại thiếu thốn,…

Vậy có phải ai cũng làm Đầu bếp được?

Nếu có đủ đam mê và khát khao theo đuổi nghề Bếp, bạn hoàn toàn có thể xin vào học việc ở vị trí Phụ bếp (Commis chef) tại một số nhà hàng, khách sạn, quán ăn hay cơ sở kinh doanh ăn uống quy mô nhỏ để làm quen với cường độ công việc, môi trường làm việc và học hỏi kiến thức, kỹ năng chế biến các món ăn cơ bản từ các đầu bếp chính, tìm kiếm cơ hội để đủ điều kiện đứng bếp và trở thành Đầu bếp tại đó; thậm chí, khi đã tích lũy được những điều cần thiết, bạn có thể mở cơ sở kinh doanh riêng cho mình.

Tuy nhiên, nếu “tham vọng” của bạn không chỉ dừng lại ở mức đó, bạn mong muốn nấu được nhiều món ngon của nhiều nền ẩm thực nổi tiếng; được tiếp xúc với nhiều người trong nghề đến từ nhiều quốc gia với vốn kiến thức ẩm thực khổng lồ; được làm việc trong những nhà hàng quy mô lớn, khách sạn 4,5 sao ở vị trí Bếp trưởng, thậm chí Bếp trưởng điều hành;… lúc này bạn không thể “tay không” đi xin việc Đầu bếp. Bởi, ở hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn, họ cần đội ngũ đầu bếp giỏi chuyên môn, vững tay nghề, đã qua đào tạo bài bản để đáp ứng nhanh và hiệu quả yêu cầu công việc dưới áp lực lớn, tần suất cao, đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng của dịch vụ.

muốn được tuyển dụng làm đầu bếp cần bằng cấp gì
Tuy không quá chú trọng đến bằng cấp nhưng để làm việc và thăng tiến tại các nhà hàng quy mô lớn hay khách sạn 5 sao, đầu bếp cần có chứng chỉ nghề bếp

 

Do đó, cách nhanh nhất để bạn dễ dàng hòa vào công việc của người Đầu bếp ngay từ những ngày đầu đi làm là sở hữu chứng chỉ nghề tại các trường, trung tâm đào tạo uy tín. Theo học các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ Nghề bếp, học viên chỉ mất khoảng thời gian ngắn từ 3 tháng, 6 tháng đến hơn 1 năm nhưng học phí khá phù hợp, cơ hội thực hành nhiều, được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên là những đầu bếp nổi tiếng có thâm niên trong nghề, được hướng dẫn chi tiết những công thức nấu ăn từ cơ bản đến nâng cao, được chia sẻ những kỹ năng, bí quyết và mẹo nấu ăn ngon…. Bên cạnh đó, những đầu bếp chuyên nghiệp muốn trở thành nhà quản lý bếp hay bếp trưởng tại các nhà hàng, khách sạn lớn thì còn phải học thêm một chứng chỉ Nghiệp vụ Bếp trưởng.

Như vậy, ngoài kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì chứng chỉ nghề bếp được coi là “tấm vé thông hành” giúp bạn thành công và bước đến vị trí đỉnh cao của nghề bếp trong thời gian nhanh nhất.

Nghề đầu bếp có tương lai không?

Cùng với sự phát triển của du lịch hay nền kinh tế nói chung, nhu cầu ăn ngoài của người dân đều có và ngày một tăng cao. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vì thế mà nở rộ, kéo theo nhu cầu tuyển dụng đầu bếp nhiều. Vì thế, ứng viên có nhiều cơ hội tìm việc ở mọi thời điểm trong năm.  

Theo dự kiến, trong 10-15 năm tới, nghề Đầu bếp sẽ tiếp tục nằm trong Top những nghề nghiệp có tương lai tươi sáng nhất với môi trường làm việc tốt, lương tốt và cơ hội thăng tiến cao. Mức lương khởi điểm của Đầu bếp vào khoảng 5 – 8 triệu đồng/ tháng (chưa kể các khoản phụ cấp, trợ cấp, service charge, tip – thưởng khác) và có thể tăng lên hàng chục, hàng trăm triệu đồng tùy theo năng lực và vị trí đảm nhận trong bộ phận bếp. Đặc biệt những đầu bếp làm việc tại các quốc gia tiên tiến như Thụy Sỹ, Đan Mạch, Úc,… sở hữu mức lương lên đến hàng ngàn đô.

Thay vì tốn 4 năm dài đằng đẵng trên ghế giảng đường để nhận về tấm bằng chưa biết tận dụng vào công việc thực tế thế nào thì chọn lựa dấn thân vào nghề bếp vừa trải nghiệm môi trường vừa học vừa làm sớm, tạo thu nhập ngay, vừa tìm kiếm cơ hội trở thành nhân viên chính thức và thăng tiến lên những vị trí cao hơn nếu thế hiện tốt chỉ trong thời gian ngắn.

​Ms. Smile