Mức xử phạt trốn thuế, xử phạt gian lận thuế mới nhất

Mức phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế


Trốn thuế bị phạt như nào? Mức xử phạt gian lận thuế bao nhiêu? Hành vi trốn thuế gian lận thuế là vi phạm gì? 

Mức phạt trốn thuế thu nhập doanh nghiệp? Kế toán Thiên Ưng xin tổng hợp các quy định về mức phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Căn cứ theo điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

có hiệu lực từ ngày 05/12/2020

 và Công văn 4818/TCT-PC quy định Xử phạt hành vi trốn thuế cụ thể như sau:

Lưu ý

: Áp dụng chung mức phạt tiền

 cho cả cá nhân và tổ chức.

 

Phạt từ 1 đến 3 lần

số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, cụ thể như sau:

———————————————————————————————-
 

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn

đối với người nộp thuế

có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên

khi thực hiện

một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Quy định về tình tiết giảm nhẹ tăng nặng

Xem thêm:

 

a) Không nộp

hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế

sau 90 ngày

, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

Lịch nộp các loại báo cáo thuế

Xem thêm:

 

b) Không ghi chép

trong sổ kế toán các khoản thu

liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp,

không khai, khai sai

dẫn đến

thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;

  c) Không lập hóa đơn

khi bán hàng hóa, dịch vụ

,

trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng

;

lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ

sai về số lượng, giá trị

hàng hóa, dịch vụ để khai thuế

thấp hơn thực tế

và bị phát hiện

sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

;

 

d) Sử dụng

hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn

để khai thuế làm giảm

số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

  đ) Sử dụng

chứng từ

không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ

; sử dụng chứng từ, tài liệu

không phản ánh

đúng bản chất

giao dịch

hoặc

giá trị

giao dịch thực tế

để xác định sai

số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn;

lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế

làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

Cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách

Xem thêm:


 

  e) Sử dụng hàng hóa

thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế

không đúng mục đích

quy định mà

không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

  g) Người nộp thuế

có hoạt động kinh doanh trong thời gian

xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh

nhưng

không thông báo

với cơ quan thuế

, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.

 —————————————————————

 

2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn

đối với người nộp thuế thực hiện

một trong các hành vi quy định tại khoản 1

Điều này

mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

 ——————————————————————

 

3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn

đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà

có một tình tiết tăng nặng.

 ——————————————————————

 

4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế

trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này

có hai tình tiết tăng nặng.

 ——————————————————————

 

5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn

đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này

có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

 ——————————————————————-

 

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
    Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này

đã quá thời hiệu xử phạt

thì người nộp thuế

không bị xử phạt về hành vi trốn thuế

nhưng người nộp thuế

phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp

tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

b)

Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

 ———————————————————————

 

7. Các hành vi vi phạm quy định

tại điểm b, đ, e

khoản 1 Điều này bị phát hiện

sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

nhưng

không làm giảm số tiền thuế phả

i nộp hoặc

chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm

thì

bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12

Nghị định này. (cụ thể bên dưới)

“Điều 12. Xử phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
3.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;
b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.”

 ———————————————————————-

 

Một số lưu ý:

– Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

    Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì

tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế

;

Xem thêm: 

Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế

– Trường hợp

không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng

nếu các hóa đơn này

không gắn với

nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc

quá thời hạn khai thuế

mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì

bị xử phạt theo quy định tại Điều 28

Nghị định này

hoặc Điều 16, Điều 17

Chương II Nghị định này.

    => Nghĩa là sẽ bị Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 28) hoặc Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế (Điều 17).

– Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17

Nghị định này thì

không bị xử phạt theo Điều 2

8

Nghị định này.

    => Nghĩa là Nếu bị xử phạt theo Điều 17 nêu trên (Hành vi trốn thuế) -> Thì không bị xử phạt về tôi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 28)

“Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.”

———————————————————–

 

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân

liên quan:

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng

đối với một trong các hành vi sau đây:
a)

Thông đồng, bao che

người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế, trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 18 Nghị định này;
  – Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
  – Mức phạt tiền đối với cá nhân áp dụng theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

——————————————————————-

Chú ý:

Trước ngày 5/12/2020 

Quy định về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế được quy định tại điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013, cụ thể như sau:

– Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Phạt từ 1 đến 3 lần

số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 Thông tư này là mức phạt tiền

áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức

, mức phạt tiền

đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân

bằng ½

mức phạt tiền đối với tổ chức.

– Trường hợp, cùng thời điểm người nộp thuế

chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ

tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì: hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi vi phạm thủ tục thuế với tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

trường hợp có hồ sơ khai thuế

chậm nộp quá 90 ngày

thuộc trường hợp xử phạt về hành vi trốn thuế thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 13 Thông tư này, cụ thể bên dưới.

————————————————————–

 

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt

theo số lần tính trên số tiền thuế trốn

, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận

đối với người nộp thuế

vi phạm lần đầu

(trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 166/2013) hoặc

vi phạm lần thứ hai

có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên

khi có một trong

các hành vi vi phạm sau đây:

 

    a)

Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế

sau 90 ngày

, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư này và Khoản 9 Điều này.

        

    b)

Sử dụng hóa đơn, chứng từ

không hợp pháp

; sử dụng

bất hợp pháp

hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

 

    c)

Lập thủ tục, hồ sơ

hủy

vật tư, hàng hóa hoặc

giảm

số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

    d)

Lập hóa đơn

sai

về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.

    đ)

Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

không kê khai

,

kê khai sai

, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.

    e)

Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng

thấp hơn

giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

    g)

Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế)

không đúng với mục đích

quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

    h)

Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

    i)

Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

    k)

Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu

không hợp pháp

trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

    l)

Người nộp thuế đang trong thời gian xin

tạm ngừng kinh doanh

nhưng

thực tế vẫn kinh doanh

.

    m)

Hàng hóa

vận chuyển trên đường không có

hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

 ——————————————————————

 

2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn

đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp:

vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

 ——————————————————————–

 

3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn

đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp:

vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

 ———————————————————————

 

4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn

đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp:

vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

 ———————————————————————

 

5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn

đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp:

vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

 ——————————————————————

 

6. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

7. Các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, Khoản 1 nêu trên bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn, không làm tăng số thuế miễn, giảm và không thuộc trường hợp bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế thì

bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế

theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 hoặc

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Mức xử phạt vi phạm hành chính kế toán

Xem thêm:

8. Trường hợp người nộp thuế

đang thuộc diện được miễn thuế, được hoàn thuế

theo quy định của pháp luật, kê

khai không đúng

căn cứ xác định số thuế được miễn, số thuế được hoàn nhưng không làm thiệt hại đến số thuế của ngân sách nhà nước thì không bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế mà xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định ở Điều 8 Thông tư này với mức phạt cao nhất.

9. Trường hợp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế

sau 90 ngày

, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế,

đã tự giác nộp

đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước

trước thời điểm

cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế

thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế

quy định Khoản 6, Điều 9 Thông tư này.
    – Trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng

khai sai, gian lận thuế

dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì ngoài việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này.

10. Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai

đang trong thời hạn hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

bị phát hiện có hành vi vi phạm như

khai sai

làm tăng khống chi phí để tăng số lỗ, để

giảm lãi

; giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì:

    a) Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
 
    b) Nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế.

————————————————————————-

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân khác

có liên quan

1. Tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi

thông đồng, bao che

người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 14 Thông tư này) thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền, cụ thể như sau:

    a) Phạt tiền

3.750.000

đồng đối với cá nhân, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không thấp hơn 2.500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tối đa không vượt quá 5.000.000 đồng;
 
    b) Phạt tiền

7.500.000 đồng

đối với tổ chức, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không thấp hơn 5.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tối đa không vượt quá 10.000.000 đồng.

————————————————————————————————————-

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!

 
mức phạt tội trốn thuế gian lận thuế