Mực trứng
Mực trứng là loại thực phẩm có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, hiện đang được nhiều khách hàng trên thị trường ưa chuộng.
Hiện nay có 2 loại mực : mực trứng loại A: là loại hồng đều đẹp
mực trứng loại B: loại B sẽ trắng hơn loại A
Để giữ mực trứng được lâu, thuận tiện cho mỗi lần sử dụng, chúng ta thường bảo quản mực trứng bằng phương pháp cấp đông. Nếu thực hiện cấp đông đúng cách, mực trứng có thể bảo quản trong thời gian lên tới 2 năm mà vẫn đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Mực trứng được đánh bắt trong mùa sinh sản nên trong bụng chứa nhiều trứng, số lượng con mực có trứng chiếm đến 60-70%. Theo chuyên gia, mực trứng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nên cần hết sức chú ý về cách bảo quản để không vô tình làm giảm mất chất lượng.
Dưới đây là quy trình cấp đông và chế biến mực trứng như sau:
1. Lựa chọn
Để lựa được mực trứng tươi ngon, nên chọn con mực đầu không bị đứt rời, túi không dập, da sáng óng ánh, mắt trong xanh. Mực trứng ngon nhất phải có trứng, khi chọn mực trứng dùng tay bóp nhẹ thân mực, thấy bụng mực đầy, đuôi mực lòi trứng là được.
2. Cách cấp đông mực trứng
Mực trứng trước khi cấp đông phải được rửa sạch, xếp nguyên con mực vào từng hộp hoặc đóng gói bằng nhiều lớp ni lông. Nên chú ý không đóng gói quá nhiều mực vào một gói, trung bình 10 con mực trứng trên một gói là hợp lý. Sau đó xếp các hộp mực trứng vào ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản.
Nhiệt độ bảo quản mực trứng nên để -18 độ C. Với nhiệt độ này, có thể bảo quản mực trứng trong thời gian 2 năm mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như sự tươi ngon của mực.
3. Cách rã đông mực trứng
Khi sử dụng, mực trứng chỉ cần rã đông khoảng 5-7 phút là có thể tiến hành chế biến món ăn. Rã đông sơ qua mực trứng vì chỉ cần để mực bớt cứng nhằm xẻ lấy túi mực cho dễ.
Mực trứng tươi không nên chế biến quá kỹ, chỉ cần rửa sạch và hấp nướng nguyên con.
Thân mực trứng nhỏ, mỏng nên đã ngấm nước biển hơi mặn, vì vậy không nên ướp muối và để ngấm gia vị quá lâu.
Chúng ta làm sạch hai con mắt đen ở đầu mực, rút đầu mực ra, lấy sạch túi mực, tránh làm rơi trứng bên trong, rửa sạch lại nhẹ nhàng với nước muối và để ráo nước.
Với loài mực trứng thì không cần bỏ nội tạng, vì như vậy sẽ làm mất luôn phần trứng và sữa bên trong làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm.
4. Cách làm một số món ăn từ mực trứng
Mực trứng được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Cách đơn giản nhất là rửa sạch, không bóc mai, để phần đầu còn dính vào thân mực rồi cho mực vào nồi hấp cùng gừng, xả, chấm muối chanh ớt. Chú ý không ngâm mực trứng trong nước quá lâu vì sẽ làm mất chất của mực trứng.
Mực trứng có thể làm món mực trứng chiên ớt, chiên xù xốt thơm, chiên bơ, nướng tương ớt hoặc sa tế…
Nướng mực trên lửa than vừa chín vàng, cắt khoanh chấm nước mắm hoặc muối tiêu. Trứng mực nướng phải ăn chung với cả con mực vì nhờ thịt mực dai, giòn, ngọt sẽ giảm bớt cái vị béo ngậy của trứng.
Mực hấp hoặc nướng đảm bảo cảm quan con mực tròn xoe, mình căng cứng, khi ăn có đặc lớp trứng bên trong bùi bùi thơm ngon.
Ngoài ra mực có thể làm các món như mực chiên xù, mực nấu canh chua, mực xào cà ri tỏi ớt, hấp gừng, xào, hấp hành, mực trứng chiên mắm, tẩm bột xù sốt tôm với hương vị tuyệt hảo, hấp dẫn, đậm đà.
Cách chiên mực
giòn ngon:
giòn ngon:
– Nguyên liệu: mực trứng, gia vị, hạt tiêu, bột năng, tỏi ớt xay nhuyễn. – Cách làm: Tỏi băm nhỏ, ép lấy nước rồi ướp với mực, cho gia vị và hạt tiêu vào trộn đều, sau đó để khoảng 10 phút cho ngấm. Khi mực khô, tẩm bột năng đều quanh con mực.
Đun sôi dầu ăn đến mức nóng già, nhẹ nhàng thả mực vào rán đến khi vàng ruộm, vớt ra để ráo dầu.
Dùng một chiếc chảo khác, cho ít dầu phi tỏi băm cho thơm. Cho tiếp đường, ít gia vị, tương ớt vào chảo để tạo thành nước sốt sền sệt rồi cho mực đã rán vào đảo nhanh cho ngấm đều gia vị.
Đưa mực ra đĩa đã bày sẵn rau sống, rau răm, ăn kèm với tương ớt.
Chế biến mực trứng
kho tô:
kho tô:
– Nguyên liệu: mực trứng, tỏi, hành tím, đường, mật ong, nước mắm, hạt tiêu… – Cách làm: Ướp mực với tỏi, hành tím, đường, mật ong, nước mắm, hạt tiêu và dầu ăn cho thấm gia vị. Kho mực trong niêu đất với lửa nhỏ khoảng 7 phút. Sau đó trình bày ra đĩa, ăn khi nóng, ăn kèm với rau sống.
Những con mực khi vào mùa sinh sản thường ôm trứng cả bụng, lúc bắt được chúng các ngư dân xẻ mực phơi khô, khéo léo lấy ra hai bọc trứng nằm khuất bên trong. Với kiểu thu hoạch như thế này thì cứ chừng 10 – 12 kg mực tươi thì có được 1 kg trứng.
Trứng mực khi lấy được nhưng ở xa bờ không thể đem vào đất liền ngay thì các ngư dân thường hay gom những bộ trứng lại để quết với trứng vịt muối, thịt, gia vị thành từng bánh chả rồi đem phơi nắng cho se mặt, cất vào kho đá, để dành về bờ làm quà cho gia đình người thân. Vì vậy món này trở nên quý hiếm, ít bán ở chợ, để ăn được nó thường người dân nơi đây chỉ chế biến đãi khách quý mỗi khi đến nhà.
Món bánh chả trứng mực thường được nướng hoặc chiên rồi cuốn bánh tráng rau sống chấm nước mắm chua ngọt. Bánh chả trứng mực chiên có màu vàng rộm như chả quế, đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng.
Khi ăn miếng chả béo mọng, thơm lừng, dẻo xốp, béo bùi với cái dai mềm của bánh tráng, miếng ớt thật cay, vị thơm dìu dịu của những cộng rau sống cái không lẫn được với bất kỳ món ăn nào khiến ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Nếu không có cơ hội thưởng thức món chả trứng mực thì món mực trứng tươi hấp hay nướng cũng ngon không thua kém. Thường những con mực ống vừa vớt lên còn trong xanh nhìn suốt là thấy ngay hai bọc trứng bên trong. Cho cả con mực lên nướng trên lửa than hay bỏ vào nồi hấp, khi chín cắt khoanh chấm nước mắm hoặc muối tiêu. Khi trứng mực chín có trắng ngà, óng ánh như đường phèn, khi ăn có cảm giác hơi sừn sựt, vị béo thơm của trứng ngon không chê vào đâu được. Có điều khi ăn món trứng mực nướng hay hấp kiểu này phải ăn chung với cả con mực vì nhờ thịt mực dai, giòn, ngọt sẽ giải bớt cái vị béo ngậy của trứng, nếu ăn trứng mực không thì người ưa béo cũng khó ăn nổi một lúc hai cặp trứng vì rất dễ ớn.
Vùng biển cực nam nước ta các loài hải sản đều thơm ngon, trong đó có mực. Nếu có dịp đến đây gặp đúng mùa mực sinh sản thực khách sẽ có dịp thưởng thức những món ngon từ trứng mực để rồi khi ăn sẽ nhớ mãi cái hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn này.
Bạn đã bao giờ được nếm cái vị ngầy ngậy, bùi bùi thấm dần từ đầu lưỡi của món mực ôm trứng?
Mực thường ôm trứng khoảng qua tết cho đến tháng 2 – 5 âm lịch. Những con mực ống dài hơn gang tay ôm trứng tròn lẳn. Mực vừa vớt lên còn trong suốt, nhìn là thấy ngay hai bọc trứng. Nướng mực trên lửa than vừa chín vàng, cắt khoanh chấm nước mắm hoặc muối tiêu là nhất.