Mức Lương Của Ngành Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường Có Cao Hay Không?
Ngành Quản lý tài nguyên môi trường là ngành gì? Triển vọng nghề nghiệp ngành này như thế nào? Mức lương của ngành Quản lý tài nguyên môi trường có cao không? Quản lý tài nguyên và môi trường học trường nào? Đó là số ít trong rất nhiều câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm về ngành học này đặt ra.
Để đi tìm câu trả lời chính xác, mời bạn cùng Glints tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là gì?
Ngành quản lý tài nguyên là ngành học tập trung vào việc nâng cao nhận thức, kiến thức về sức ảnh hưởng của con người tới trái đất. Bên cạnh đó, nỗ lực triển khai các quy định bảo vệ môi trường, phát triển các giải pháp khắc phục tình trạng khủng hoảng tài nguyên, ô nhiễm dựa trên quan điểm khoa học.
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là gì?
Ngành Quản lý tài nguyên môi trường học gì?
Khi theo học ngành quản lý tài nguyên, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để hoạch định chính sách và đưa ra giải pháp tổng hợp dựa trên luật pháp, kinh tế, xã hội, kỹ thuật về khai thác, xử lý chất thải, sử dụng và khai thác hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên, quy định bảo vệ TNTN và môi trường nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
Các chủ đề nóng như phá rừng, xói mòn đất, bãi chôn lấp rác, năng lượng sạch, v.v cũng được nghiên cứu và đào sâu trong chương trình học của ngành này.
Vì đây là ngành học mang tính quản lý, do đó sinh viên sẽ được học và làm quen với các thao tác hệ thống máy tính kết nối với nguồn dữ liệu.
Ngành Quản lý tài nguyên môi trường học gì?
Sau khi đã xác định được tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên, sinh viên ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ được đào tạo kiến thức các môn học về Quản lý ô nhiễm môi trường; Hoạch định chính sách và luật tài nguyên môi trường, Quy hoạch môi trường, v.v.
Học đi đôi với hành là phương châm đào tạo của ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Sinh viên sẽ có thời gian từ 20 – 40% chương trình đào tạo dành cho các môn học mang tính thực hàng như: Phân tích vi sinh; Xử lý nước – chất rắn; Mô hình hóa môi trường, v.v.
Học quản lý tài nguyên môi trường ra làm gì?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương đang tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn về Quản lý tài nguyên và môi trường. Từ đó, có thể thấy sinh viên ngành học này có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên môi trường có 6 định hướng nghề nghiệp bạn có thể tham khảo dưới đây:
Kỹ thuật môi trường
Công việc của vị trí này bao gồm việc nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề môi trường; áp dụng phát minh công nghệ sinh học, vật lý, hoá học vào xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường và tìm kiếm tài nguyên tái tạo nhằm phục vụ đời sống con người.
Sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, v.v.
Công nghệ môi trường
Công việc của vị trí này tập trung vào việc việc nghiên cứu, trong đó bao gồm nghiên cứu chất thải, quy trình công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, vật lý, v.v.
Sinh viên có thể lựa chọn công tác tại các nhà máy, doanh nghiệp, khu sản xuất, công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường, v.v.
Quản lý môi trường
Công việc của vị trí này bao gồm việc quản lý môi trường, lên kế hoạch quản lý môi trường, triển khai các hoạt động quản lý môi trường và chất thải, v.v.
Sinh viên có thể làm việc giống như một cán bộ quản lý môi trường tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, v.v.
Đọc thêm: Xin Việc Ngành Môi Trường Có Khó Không? Một Số Kinh Nghiệm Xin Việc Ngành Môi Trường
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Nhân sự làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi nắm vững các kiến thức về sinh học bảo tồn, quản lý cảnh quan địa chất du lịch, quản lý cảnh quan địa lý du lịch, thiết kế cảnh quan môi trường, v.v.
Với định hướng nghề nghiệp này, sinh viên có thể lựa chọn làm việc tại các Viện thuộc Bộ ngành, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở du lịch, Các công ty du lịch và lữ hành, Khu bảo tồn thiên nhiên, v.v.
Quản lý tài nguyên rừng
Nhân sự làm việc trong lĩnh vực này hướng đến sinh thái môi trường, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra và đánh giá tài nguyên rừng và môi trường, hệ sinh thái rừng, v.v.
Sinh viên có thể làm công việc này tại các cơ quản lý nhà nước các cấp, đơn vị nghiên cứu và phát triển liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Rừng phòng hộ, v.v.
Khoa học môi trường
Sinh viên theo đuổi định hướng này cần trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng như phân tích, đánh giá, phát hiện và dự báo các vấn đề môi trường, v.v.
Sinh viên có thể làm việc tại các trường Đại học/Cao đẳng, cơ quan quản lý các cấp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và quy hoạch môi trường, v.v.
Hy vọng qua phần này có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi “học quản lý tài nguyên môi trường ra làm gì?”
Đọc thêm: Mới Ra Trường Nên Làm Gì? 11 Điều Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp Nên Làm
Mức lương của ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Mức lương của ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có cao không? Làm việc trong ngành Quản lý tài nguyên và môi trường lương bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.
Mức lương của ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Sinh viên sau khi ra trường ngành này có mức lương dao động khoảng 7 triệu đồng/tháng. Với nhân sự đã có kinh nghiệm và chuyên môn vững chắc thì mức lương có thể lên tới 20 triệu đồng trên tháng.
Tham khảo ở một số vị trí như:
- Chuyên viên kỹ thuật môi trường tại các xí nghiệp, công ty sản xuất, v.v có mức thu lương hàng tháng từ 8 – 12 triệu đồng/tháng, cao nhất là từ 15 -22 triệu đồng/tháng.
- Chuyên gia môi trường có mức lương từ 30 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư khoa học môi trường, kỹ sư công nghệ môi trường, kỹ sư quản lý môi trường, kỹ sư kỹ thuật môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu có mức lương dao động từ 9 – 20 triệu đồng/tháng (đối với nhân sự đã có kinh nghiệm).
- Nhân viên quản lý môi trường có mức lương trung bình dao động từ 5 – 15 triệu đồng/ tháng.
Đọc thêm: Mức Lương Của Devops Là Bao Nhiêu? Có Cao Không?
Tố chất thành công trong ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Mặc dù làm một ngành học thú vị với nhiều điều mới mẻ nhưng ngành học này cũng khá kén người học. Cùng Glints tìm hiểu về những tố chất cần có của một người theo đuổi ngành Quản lý môi trường nhé. Tố chất đó bao gồm:
- Có tư duy khoa học tốt.
- Quan tâm đến các vấn đề bảo tồn và quản lý tài nguyên môi trường.
- Khả năng sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ nghiên cứu môi trường.
- Khả năng phân tích và lập kế hoạch, quản lý dự án.
- Có sức khỏe tốt, có khả năng làm việc trong điều kiện môi trường trong nhà và ngoài trời.
- Kiên trì, kiên định với mục tiêu công việc.
Các trường đào tạo ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Quản lý tài nguyên và môi trường học trường nào? Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành học này có thể tham khảo tại các ngôi trường đào tạo chất lượng như:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
- Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
Khu vực miền Trung
- Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Hoa Sen
- Trường Đại học An Giang
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về ngành quản lý tài nguyên và môi trường mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp có thêm nhiều thông tin thú vị về ngành học này, cũng như mức lương của ngành Quản lý tài nguyên môi trường.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả