Mùa xuân tuyệt đẹp ở Tây Bắc

4-1642992004.jpg

Nắng xuân lung linh ở Tây Bắc

Khác với xuân ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với lấp lánh ánh đèn, xuân ở Tây Bắc đẹp cuốn hút với khói mờ sương tỏa, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ… Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm can đến lạ. Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ.

42-1642992004.jpg

Hoa đào bung nở rực rỡ ở Tây Bắc

Nằm lọt thỏm giữa cảnh sắc núi non trùng điệp, giữa những thửa ruộng bậc thang hay những cánh đồng hoa cải cuối mùa vàng óng, xen giữa những rừng mơ, rừng mận, giữa mây sương là những ngôi nhà vách đất hay vách gỗ đơn xơ của đồng bào các dân tộc. Trong nhà, những căn bếp đỏ lửa tỏa ra hơi ấm xua tan giá rét và chào đón mùa mới, hứa hẹn những ấm no. Trên các bản vùng cao, các chàng trai, cô gái gửi tâm tình qua tiếng khèn du dương, qua tiếng đàn môi ngọt lịm, qua tiếng sáo thiết tha và qua giọng ca trong trẻo, thánh thót. Đâu đó trong không gian là tiếng cười khúc khích của các cô thôn nữ, tiếng vui đùa hồn nhiên của lũ trẻ vùng cao xua tan không khí ảm đảm của mùa cũ.

Khi xuân về trên khắp các bản làng cũng là lúc đồng bào các dân tộc vùng cao nơi này rộn ràng đón Tết. Mỗi dân tộc có một phong tục riêng tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc, đặc trưng, hòa cùng dòng chảy văn hóa đa dạng của các dân tộc trên mọi miền Tổ Quốc. Tết nơi đây rộn ràng với tết của dân tộc Mông tại tỉnh Hòa Bình, tết của dân tộc Mường tại Sơn La, tết của dân tộc Hà Nhị tại Điện Biên, tết của dân tộc Thái tại Lai Châu, tết của dân tộc Phù Lá ở Lào Cai, tết của dân tộc Dao ở Yên Bái. 

Tết của mỗi dân tộc mang những đặc trưng khác nhau nhưng tựu chung lại tết là dịp gia đình sum vầy bên nhau, cùng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu mong một năm mới hạnh phúc, một tương lai tươi sáng. Tết vùng cao thêm vui tươi, rộn rã với những điệu múa, lời ca như hát ví, mo, múa Lạp Lì Lò Sất Sảy, múa khèn, múa kiếm, múa dạo, múa nhảy rùa… và những trò chơi dân gian đặc sắc như chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, chọi chim, đu quay, đá cầu, trốn tìm, đánh cỏ…

Dừng chân giữa chốn mảnh đất này mùa xuân, lòng người dường như ấm lại, thời gian như trở nên sâu lắng hơn. Xuân tây bắc đẹp bình dị mà khiến lòng người rạo rực tình yêu cuộc sống, tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đón xuân, đón tuổi mới, bên hương rượu cần và bếp hồng ấm lửa, lòng người chợt bâng khuâng suy nghĩ về quá khứ, về hiện tại, và về tương lai với tràn trề những ước mơ và hy vọng.

Chúng ta cùng dạo quanh một vòng du xuân Tây Bắc nhé !

1. Lãng mạn Hà Giang

Đây là một tỉnh thành nằm ở phía nơi này Việt Nam, và giấu sau cái tên Hà Giang là rất nhiều những cuốn hút, những vẻ đẹp hoang sơ. Vào mùa xuân, đặc biệt là năm mới, đó là khoảng thời gian đẹp nhất để đi khám phá, trải nghiệm những vẻ đẹp phong cảnh ở đó vào thời điểm mà khí trời lại rất dễ chịu. Hà Giang có rất nhiều điểm du lịch và điểm nào cũng có những nét đẹp riêng của nó. Vào mùa xuân những bản làng của người dân nơi đây lúc ẩn lúc hiện trong những làn sương như tà áo của tiên nữ. Vào mùa xuân ở Hà Giang, bạn sẽ được thấy một vùng đất sinh động với những vườn mận, vườn đào đang nở hoa, toàn bộ vùng đất Hà Giang được bao phủ bởi màu của những bông hoa đào. Bức tranh đó thật lãng mạn để thưởng thức vẻ đẹp của mảnh đất này với người mình yêu.

43-1642992004.jpg

Ruộng bậc thang Hà Giang đẹp nao lòng

Vào thời điểm mùa xuân, với thời tiết se lạnh, vạn vật đang đua mình khoe sắc  thì khi đứng trên cổng trời Quản Bạ –  nơi giao thoa của đất trời bạn sẽ thấy được toàn cảnh vẻ đẹp của toàn bộ cảnh đẹp của núi rừng Đông Bắc. Khi đã chạm chân đến cổng trời huyền thoại, du khách có thể vươn tầm mắt ra xa để ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của cao nguyên đá Đồng Văn thung lũng Quản Bạ xanh mướt thấp thoáng khói từ những ngôi nhà của đồng bào dân tộc.

Sông Nho Quế cũng là một địa điểm mà bạn không thể không bỏ qua nếu có dịp đi thăm Hà Giang. Chỉ cần đứng trên đỉnh Đèo Mã Pì Lèng, phóng tầm mắt xuống dưới phía dưới vực sâu là du khách đã có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông này rồi. Cả dòng sông như một sợi chỉ xanh uốn lượn mềm mại như một nàng thơ quanh chân núi. Tuyệt vời hơn khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng nước trong xanh này để chiêm ngưỡng được sự hùng vĩ của vùng núi cũng như nét đẹp nhẹ nhàng nên thơ trữ tình của dòng sông Nho Quế.

2. Mây mùa xuân ở Tà Xùa

Thung lũng Tà Xùa luôn thường xuất hiện với “ biển sương”  bởi con đường này chỉ rộng có 1m lại đứng giữa những dãy núi cao hơn, nên Tà Xùa được mệnh danh là “ Sống lưng khủng long” . Vào thời điểm mùa xuân là thời điểm tỷ lệ bạn săn được mây là cao nhất. Mùa xuân nơi đây mây xuất hiện rất dày và đẹp, nó có thể xuất hiện rất lâu và có những di chuyển rất ấn tượng.

Đặc biệt trong tiết trời đặc trưng của mùa xuân, hoa đào trên những cung đường Tây Bắc càng trở nên rực rỡ. Đến Tây Bắc mùa này chúng ta sẽ mãn nhãn ngắm hoa Đào chuông bung nở rực rỡ trên vùng núi cao Tà Xùa, Sơn La.

14-1642992004.jpg

Hoa đào chuông ở Tà Xùa

3. Ngắm hoa mận trên cao nguyên Mộc Châu

Mộc Châu là thủ đô của Sơn La, cách Hà Nội 200km. Là nơi phù hợp để rời đi thành thị tấp nập để thư giãn vào cuối tuần. Vào mùa xuân là lúc khung cảnh và khí hậu ở Mộc Châu tuyệt vời nhất. Khi tới Mộc Châu vào mùa xuân có lẽ bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của hoa mận hoa đào nở rộ khắp mọi nẻo đường và trên núi.

15-1642992004.jpg

Xuân về trên cao nguyên Mộc Châu

Lạc vào thiên đường hoa mận tại thung lũng Nà Ka, cứ mỗi khi xuân về là toàn bộ mận ở Mộc Châu lại biến thành một con đường tiên giới, đầy lãng mạn. Khi đôi chân đã mỏi thì chúng ta dừng lại ở đồi thông Bản Áng để cắm trại.  Bản Áng của người Thái có rừng thông lớn và đẹp nhất trên cao nguyên Mộc Châu, tự hào với quần thể cảnh quan yên bình với rừng thông, hồ nhỏ và vườn hoa. 

4. Mùa xuân tuyệt đẹp ở Sapa

Khi đã đặt chân tới Sapa bạn phải làm 3 điều này : leo núi, thăm quan hết các điểm du lịch, và tham dự chợ tình. Bạn có thể đi bộ thăm quan khám phá những văn hóa của dân tộc bản địa đặc biệt là chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dãy Núi Hoàng Liên Sơn. Đặc biệt, vào tối thứ 7, du khách có thể tham gia chợ Tình – đó là một nét đẹp truyền thống của người dân nơi đây, nơi đây xưa là nơi kết duyên của các nam thanh nữ tú tại quảng trường của nhà thờ đá Sapa.

Ngoài việc thăm quan, trải nghiệm, khám phá những vẻ đẹp ở mảnh đất này, bạn không thể bỏ qua những lễ hội diễn ra vào mùa xuân ở SaPa như Lễ hội hoa tam giác mạch. Lễ hội được tổ chức tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh. Du khách không chỉ tìm thấy sự quyến rũ choáng ngợp của hoa kiều mạch mà còn được trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn, chẳng hạn như cắm trại, chơi trò chơi, làm nông và hát dân gian trên cánh đồng kiều mạch. Chụp những bức ảnh ấn tượng với phông nền là cánh đồng kiều mạch chắc chắn là điều không thể thiếu, nhưng phông nền sẽ kích thích bạn rất nhiều; đó là nếm bánh mì và rượu là đặc sản Hà Giang.

Đặc biệt những điểm du lịch mà bạn không nên bỏ qua khi tới Sapa đó là làng Cát Cát, làng Ta Phin, núi Hàm Rồng, Thác Bạc , đỉnh Fansipan, …

41-1642992004.jpg

Khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp trên đỉnh Fansipan

Trong bức tranh bốn mùa, mỗi mùa trên đỉnh Fansipan lại quyến rũ với một nét riêng. Nhưng có lẽ mùa xuân Fansipan luôn được ưu ái khoác lên mình chiếc áo rực rỡ nhất. Nếu một lần có cơ hội chinh phục đỉnh núi cao nhất Đông Dương, thưởng ngoạn cảnh xuân thơ mộng nơi đây thì thật không còn gì bằng.

Ngay từ khi bước tới ga cáp treo, du khách đã phải choáng ngợp bởi “con đường xuân” với sắc hồng trĩu bông của hoa đào, những triền hoa cải vàng rực rỡ, những vạt tulip rực rỡ, kiêu sa,… Giữa khung cảnh ngàn hoa khoe sắc đó, hơi thở mùa xuân lại càng căng tràn với âm sắc của chợ phiên vùng cao Tây Bắc được tái hiện vô cùng gần gũi nhưng không kém phần độc đáo với xôi màu, thắng cố, thịt gác bếp, rau củ đặc trưng Sa Pa,… hay những điệu múa, điệu khèn, những bước nhảy dập dìu của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Rời cabin cáp treo với cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, “cổng trời” sẽ hiện ra trước mắt. Hành trình khám phá quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan lại dẫn dắt du khách phiêu du nơi “cõi Phật cảnh tiên” khiến bất cứ người con xa gần nào tới đây tâm cũng trở nên tĩnh lặng. Những góc mái cong cong của Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự hay đài gác Đại Hồng Chung…. lấp ló sau những áng mây; đại Tượng Phật A Di Đà và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hiện lên thật huyền bí khi ẩn khi hiện trong lớp mây mù.

Mùa xuân Sa Pa trên đỉnh Fansipan thực sự là món quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Mùa xuân yêu kiều, diễm lệ, mùa xuân sôi nổi, căng tràn nhựa sống. Một lần chinh phục đỉnh thiêng để cảm nhận, bạn sẽ hiểu vì sao người ta thường nói mùa xuân Tây Bắc là trải nghiệm mà bất cứ ai đều nên có ít nhất một lần trong đời.